Hiểu rõ 8 loại yoga để lựa chọn tập luyện đúng đắn

Hiểu rõ 8 loại yoga để lựa chọn tập luyện đúng đắn

Yoga là bộ môn thể thao cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng hơn 5000 năm trước. Cùng với bước đi của thời gian, các loại  hình yoga cũng ngày càng đa dạng. Điều này dần trở thành một thách thức đối với người tập khi phải lựa chọn thể loại yoga phù hợp với bản thân.

Yoga không chỉ là bộ môn luyện tập về thể chất, yoga còn là cách để chúng ta hợp nhất cơ thể, trí óc và tâm hồn của mình. Yoga có rất nhiều loại và mỗi loại sẽ phù hợp với nhu cầu và thể trạng của từng người. LEEP.APP sẽ giới thiệu với bạn 8 loại hình yoga phổ biến để bạn có cái nhìn toàn diện hơn về bộ môn này và tìm ra được loại yoga phù hợp nhất với bản thân.

yoga

Yoga thật sự là một liệu pháp thần kỳ đối với sức khỏe

Các loại hình yoga bạn nên thử một lần trong đời

Dưới đây là các loại hình yoga phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

1. Hatha yoga

Hầu hết các loại yoga mà đa số người tập hiện nay đều được xếp vào hatha yoga. Đặc điểm chính của loại yoga này là tập trung vào sự liên kết vật lý và kỹ thuật hơi thở nhằm mang lại sự bình an cho tâm trí và cơ thể. Thực tế, ashtanga, vinyasa, iyengar và power yoga cũng được xem như hatha yoga nhưng tốc độ của hatha yoga truyền thống sẽ chậm hơn.

Hatha yoga là loại yoga phù hợp với những người mới bắt đầu tập. Do phần lớn các tư thế trong hatha yoga đều thuộc loại nhẹ nhàng, chậm rãi, thư thái để bạn có thể tập trung hơn vào việc hít thở và thư giãn. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng phụ nữ tập hatha yoga 1 – 2 lần một tuần có thể giảm căng thẳng nhanh hơn những người không tập.

2. Iyengar yoga

Iyengar yoga là một loại hatha yoga được phát triển bởi BKS Iyengar, một giáo viên yoga hàng đầu trên thế giới. Đây là loại yoga tập trung vào độ chính xác, sự đồng nhất và chi tiết của từng chuyển động. Trong quá trình tập bạn sẽ giữ một tư thế trong một khoảng thời gian dài hoặc đôi khi kết hợp tập với các dụng cụ hỗ trợ như đai tập, gạch tập, gối tập.

Iyengar yoga có tác dụng tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sự ổn định của cơ thể. Ngoài ra, loại hình yoga này cũng có tác dụng điều trị một số bệnh nhất định. Iyengar yoga phù hợp với những người đang phục hồi sau chấn thương, không thể cử động linh hoạt hoặc những người đang gặp vấn đề về xương khớp cần các bài tập nhẹ nhưng cũng đầy thách thức.

3. Kundalini

Kundalini là loại yoga mà bạn phải kết hợp cả hoạt động và tâm trí cùng lúc. Điều đó có nghĩa là bạn phải thực hiện các tư thế cùng lúc với kỹ thuật hô hấp, thiền định và đọc kinh nhằm tăng sức sống của cơ thể. Không những vậy, loại hình yoga này còn được xem là có tác dụng giải phóng năng lượng bị “mắc kẹt” ở phần dưới cột sống.

Có thể nói, kundalini là loại yoga tập trung vào tinh thần và thiền hơn bất cứ dòng yoga nào khác. Nó tập trung vào hít thở, niệm chú, thiền và cử chỉ tay. Do đó, các bài tập chủ yếu được thực hiện trong tư thế ngồi.

Kundalini Yoga phù hợp với những người yêu thích thiền, thích khám phá năng lượng, trực giác và suy nghĩ của bản thân. Nếu muốn tìm hiểu về bản thân mình , bạn có thể cân nhặc việc lựa chọn Kundalini yoga.

4. Ashtanga Yoga

Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của yoga. “Asht” có nghĩa là 8, “anga” có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. Ashtanga là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng và tăng cường sức sống.

Ashtanga Yoga

Ashtanga là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ với những chuyển động nhanh

Ashtanga yoga là loại yoga rất năng động, mãnh liệt và mang tính chất thể thao. Ở trường phái yoga này, bạn sẽ được hướng dẫn tập một chuỗi các động tác liên tục. Ashtanga yoga phù hợp với những người “nghiện” tập luyện, đặc biệt là những con người luôn tìm niềm vui trong thể thao.

5. Vinyasa yoga

Vinyasa là loại yoga kết hợp giữa chuyển động và hơi thở, tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng. Theo tiếng Ấn Độ, từ “vinyasa” có nghĩa là “kết nối”. Từng chuyển động sẽ được kết hợp nhịp nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra.

Vinyasa yoga thường có nhịp độ nhanh hơn và với phong cách tự do. Nếu bạn là người năng động và không thích theo lối mòn, vinyasa yoga chính là sự lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ luôn cảm thấy ngạc nhiên và hứng thú với các động tác mới, độc đáo của loại yoga này.

6. Bikram Yoga

Loại hình yoga này được hình thành từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và được khởi xướng bởi ông Bikram Choudhury, một bậc thầy yoga ở Mỹ. Đặc trưng cơ bản của bikram yoga là việc tập trong một căn phòng giống như phòng xông hơi có nhiệt độ lên tới 40°C với độ ẩm 40%.

Bài tập Bikram yoga gồm có 26 tư thế, 2 kỹ thuật hít thở và trình tự kéo dài 90 phút. Luyện tập Bikram yoga thường xuyên rất tốt cho hệ tim mạch.

Ngoài ra, bikram yoga còn có tác dụng giúp giảm cân, giải độc, làm săn chắc cơ thể, giảm stress. Do đó, loại hình yoga này rất phù hợp với giới văn phòng và những người phải làm việc với áp lực cao.

7. Yoga cho bà bầu

Đây là loại yoga được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp các mẹ có cơ thể thon gọn và tinh thần thoải mái. Đặc biệt, tập yoga trong thai kỳ không chỉ giúp bà bầu có một sức khỏe tốt để thích nghi với những thay đổi của cơ thể mà còn giúp tinh thần thư thái, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ngoài ra, việc tập yoga còn giúp bé nhận được dưỡng chất và oxy nhiều hơn để tăng trưởng và phát triển trong môi trường tốt nhất.

yoga bầu

Yoga hỗ trợ rất tốt cho quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu

8. Yin yoga

Trái ngược với các loại hình yoga năng động ở trên, yin yoga lại tập trung vào sự thụ động. Đây là trường phái yoga chậm rãi nhẹ nhàng do ông Paulie Zink, giáo viên yoga và chuyên gia võ thuật phát triển.

Với trường phái này, các tư thế được giữ trong thời gian dài khoảng 3 – 5 phút để tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp. Yin yoga phù hợp nhất cho những người kiên trì, bình tĩnh và rất có lợi cho việc khôi phục lại năng lượng, tăng chất lượng giấc ngủ.

Trên đây là các loại hình yoga phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Ngoài các trường phái này, yoga còn rất nhiều loại hình khác bởi qua hàng ngàn năm phát triển, bộ môn này đã được nhân rộng và ngày càng phổ biến trên thế giới với rất nhiều nhánh nhỏ khác nhau.

Loại hình yoga nào cũng có thể mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải tập đúng tư thế để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu không có thời gian tham gia các lớp học, hãy tải ngay LEEP.APP và mời một giáo viên hướng yoga riêng tại nhà để được hướng dẫn chi tiết nhé.

Nguồn tham khảo

11 Types Of Yoga: A Breakdown Of The Major Styles https://www.mindbodygreen.com/articles/the-11-major-types-of-yoga-explained-simply Ngày truy cập: 18/2/2020