Sử dụng yoga để hỗ trợ chữa giãn tĩnh mạch liệu có an toàn?
Nhiều người đã tìm hiểu các phương pháp luyện tập khác nhau nhằm khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đâu là bài tập thích hợp để điều trị tình trạng này.
Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng nếu bị giãn tĩnh mạch chân có nên luyện tập yoga hay không? Để giải đáp được câu hỏi này, bạn hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về nguyên nhân và giải đáp cho vấn đề hỏi yoga chữa suy giãn tĩnh mạch hay không nhé.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy tĩnh mạch có khả năng xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các trường hợp mắc phải sẽ xảy ra ở chi dưới. Hiện tượng này thường xuất hiện ở chân bởi hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài, phức tạp hơn và chịu ảnh hưởng của trọng lực khi phải di chuyển nhiều.
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tình mạch nằm ở vùng chân. Điều này dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, từ đó gây ra biến đổi về huyết động, những triệu chứng như mỏi chân, nặng chân, chuột rút về đêm, bắp chân bị đau nhức, phù chân…
Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân, chảy máu, giãn lớn những tĩnh mạch nông…
Bệnh thường để lại những biến chứng khó chữa
Tại một số quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 10% dân số. Điều đáng lo ngại là do lối sống hiện đại ngày nay nên độ tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa. Trong đó, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở người dưới tuổi 20.
Theo các chuyên gia sức khỏe, rèn luyện cơ thể thường xuyên là một trong những cách để điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Thói quen tốt này sẽ làm tăng lưu lượng máu và săn chắc cơ vùng đùi, cơ vùng cẳng chân.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch
Biểu hiện ban đầu của bệnh là hay bị chuột rút, phù quanh mắt cá, mỏi chân, căng tức bắp chân. Điều này thường khiến người cho rằng không quan trọng, dễ bỏ qua. Thậm chí, 77,6% các bệnh nhân không hề biết bản thân mắc bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Biến chứng của bệnh này là sự hình thành của những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Những cục máu này có khả năng gây tắc mạch máu tại chỗ hay di chuyển theo dòng máu để rồi gây tắc mạch chỗ khác. Trong đó, tình trạng nguy hiểm nhất sẽ là tắc mạch phổi. Tình trạng này có khả năng dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Do đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, bạn nên duy trì các bài tập thể dục để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Khi thấy chi dưới xuất hiện nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, bạn nên đi siêu âm để nhanh chóng chẩn đoán và hỗ trợ điều trị phù hợp.
Yoga có hỗ trợ chữa suy giãn tĩnh mạch?
Tình trạng này còn có tên gọi là suy van tĩnh mạch giới, phản ánh sự giãn của các van một chiều trong lòng tĩnh mạch. Hệ thống van tĩnh mạch có nhiệm vụ phối hợp dẫn máu từ chân quay trở về tim.
Thế nhưng, khi các van này bị giãn, máu sẽ tràn ngược và ứ đọng lại. Điều này gây ra các hiện tượng mệt mỏi, nặng chân, phù chân và chuột rút.
Yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Yoga là bộ môn tập luyện không chỉ mang lại thể lực tốt mà còn tốt cho tinh thần. Bộ môn này theo tiếng Phạn là “kết hợp”. Vì lẽ đó, nguồn gốc và trung tâm của yoga là sự phối hợp giữa tinh thần và thể chất. Bộ môn này giúp sảng khoái tinh thần, đẩy lùi bệnh tật.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch lại không nên tập yoga. Vì loại hình luyện tập này có nhiều động tác gập gối, phải xếp chân ngồi thiền nhiều giờ….
Những động tác này không tốt cho tĩnh mạch, vô tình cản trở đường lưu thông của máu trong lòng tĩnh mạch về tim làm cho bệnh thêm nặng hơn. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên luyện tập, các cảm giác đau nhức chân của người tập sẽ ngày càng tăng lên.
Bài tập thể dục nào có thể khắc phục bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Đi bộ sẽ là phương pháp tập luyện tuyệt vời cho bạn. Dù vậy, nếu đi bộ không đúng cách, thói quyện tập luyện có khả năng làm bệnh nặng thêm. Vì thế, người tập không nên đi với tốc độ quá nhanh với quãng đường quá xa trong thời gian dài. Lời khuyên cho bạn là nên vừa đi vừa nghỉ.
Bạn cũng có thể đi bộ trên máy tập. Thế nhưng, người tập nên lưu ý khi đi trên máy tập cố gắng bước hết sải chân. Bởi khi ấy các tĩnh mạch ở bắp chân mới làm việc hết công suất để bơm máu hiệu quả nhất.
Đi bộ nhẹ nhàng là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị giãn tĩnh mạch
Bạn hãy thường xuyên vận động chân và cổ chân như co duỗi cẳng chân, xoay nhẹ vùng cổ chân mắt cá chân. Lời khuyên cho bạn là nên mang vớ y khoa khi tập luyện.
Phụ kiện này có tác dụng tạo ra một áp lực vừa phải lên chân, làm khép van tĩnh mạch bị hở. Điều này giúp cho các tĩnh mạch làm tốt chức năng của chúng là bơm máu về tim hiệu quả.
Một Số Cách Giảm Suy Giãn Tĩnh Mạch
Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch chân là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu đông này có khả năng sẽ chạy về tim gây tắc động mạch, dẫn đến đột tử.
Do đó, để phòng chống căn bệnh này và bảo vệ sức khỏe tốt hơn thì bạn cần tuân thủ cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sau.
Kiểm soát cân nặng
Cân nặng quá mức là một trong những nguyên nhân dễ gây suy giãn tĩnh mạch. Bởi khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức sẽ gây ra áp lực không nhỏ cho đôi chân.
Béo phì là thủ phạm hàng đầu gây giãn tĩnh mạch
Để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế thức ăn dầu mỡ, thức uống có cồn, nước ngọt có ga. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng là cách kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Uống nhiều nước
Nếu không uống đủ nước mỗi ngày, tuần hoàn máu trong cơ thể của bạn sẽ hoạt động kém hiệu. Bởi nước là chất lỏng rất quan trọng giúp thúc đẩy dòng chảy của máu thuận lợi hơn. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể đổi khẩu vị bằng nước trái cây, trà, nước chanh…
Thay vì sử dụng yoga chữa giãn tĩnh mạch, bạn nên lựa chọn phương pháp luyện tập là đi bộ. Để tìm ra các bài tập phù hợp cho tình trạng sức khỏe của mình, người tập không thể bỏ qua ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP.
Nguồn tham khảo
Yoga and Varicose Veins: Does Yoga Help? https://www.veinhealth.com.au/yoga-and-varicose-veins-does-yoga-help/ Ngày truy cập: 22/3/2020
VARICOSE VEINS AND YOGA https://kristinmcgee.com/varicose-veins-and-yoga Ngày truy cập: 22/3/2020
DOES YOGA IMPROVE OR PREVENT VARICOSE VEINS? https://gilvydisvein.com/does-yoga-improve-or-prevent-varicose-veins/ Ngày truy cập: 22/3/2020