7 tư thế yoga giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng khá thường gặp với hơn 51 triệu người trên thế giới mắc phải. Có rất nhiều cách để điều trị rối loạn lưỡng cực nhưng ít ai biết rằng yoga là một liều thuốc vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Giữ cân bằng cho tâm trí, một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng với người bị rối loạn lưỡng cực lại vô cùng khó khăn. Để điều trị rối loạn lưỡng cực, bạn sẽ cần đi khám và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Ngoài những điều này, bạn cũng nên cân nhắc đến việc bắt đầu tập một số động tác yoga dưới đây của LEEP.APP bởi những động tác này đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực rất hiệu quả.
Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến não và có thể gây ra những thay đổi cực độ về tâm trạng, năng lượng và mức độ hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường là do di truyền, chấn thương hoặc bị căng thẳng trong thời gian dài.
Khi bị rối loạn lưỡng cực, bạn sẽ đối mặt với tình trạng tâm trạng thay đổi thất thường, nhiều lúc cực kỳ hưng phấn, phấn khích, nhiều lúc lại lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
Ở giai đoạn phấn khích, tràn đầy năng lượng, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hưng phấn và điều này thậm chí có thể dẫn đến tâm trạng bồn chồn, khó ngủ. Sau giai đoạn này, bạn có rơi vào thời điểm trầm cảm với những suy nghĩ không thực tế, trở nên thất thường, bốc đồng.
Một số người còn có cái nhìn hoàn toàn tiêu cực với cuộc sống. Họ thường cảm thấy buồn tẻ và thậm chí còn có thể nảy sinh ý định tự tử.
Yoga giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực như thế nào?
Khi bị rối loạn lưỡng cực, căng thẳng là “thủ phạm” chính gây ra trạng thái cảm xúc cực đoan. Ngoài ra, sự lo lắng cũng có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ở trong giai đoạn hưng phấn hoặc trầm cảm.
Loại bỏ căng thẳng và lo lắng là cách giúp người bị rối loạn lưỡng cực nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này. Và điều này sẽ dễ dàng được thực hiện bằng cách tập yoga.
Các bài tập yoga không chỉ giúp kéo căng cơ thể mà còn giúp xoa dịu tâm trí thông qua các bài tập thở. Ngoài ra, các bài tập thiền cũng là phương pháp đối phó với việc thay đổi tâm trạng rất hiệu quả.
Không những vậy, yoga còn làm tăng nồng độ hormone serotonin và gamma amino butyric trong não, giúp ngăn ngừa trầm cảm. Tập yoga là phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực rất hiệu quả. Đặc biệt, nó còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp cơ thể đối phó với chứng rối loạn lưỡng cực tốt hơn.
7 tư thế yoga giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực
Các tư thế yoga có tác dụng làm dịu và giúp người bị rối loạn lưỡng cực suy nghĩ theo hướng tích cực hơn:
1. Tư thế đại bàng (garudasana)
Đây là tư thế được đặt theo tên của một vị vua trong thần thoại về các loài chim. Tư thế chim đại bàng là tư thế yoga cơ bản, nên tập vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế trong 15 đến 30 giây.
Lợi ích: Tư thế chim đại bàng có thể mang lại cho bạn cảm giác cân bằng, giúp kéo căng bắp chân, vai và tạo cảm giác thư giãn ở chân và hông để tăng độ linh hoạt. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp cải thiện sự tập trung.
2. Tư thế ngồi góc rộng (upavistha konasana)
Tư thế ngồi góc rộng là một bài tập có tác dụng cải thiện tư thế ngồi. Đây là 1 tư thế yoga trung cấp nên tập vào buổi sáng khi bụng đói. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên giữ tư thế từ 30 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế ngồi gốc rộng có tác dụng xoa dịu não bộ và giúp bạn cảm thấy bình yên. Ngoài ra, nó còn giúp duỗi chân, cánh tay, cột sống, mở hông và kích thích các cơ quan ở vùng bụng.
3. Tư thế nhân viên (dandasana)
Đây là một tư thế khởi động trước khi tập yoga và là động tác thuộc cấp độ cơ bản. Bạn nên tập vào buổi sáng khi bụng đói hoặc buổi tối sau khi ăn khoảng 4 đến 6 tiếng. Khi tập, bạn nên giữ tư thế trong 15 đến 30 giây.
Lợi ích: Tư thế nhân viên có tác dụng làm dịu các tế bào não, cải thiện sự liên kết và tăng cường nhận thức của cơ thể. Ngoài ra, tư thế này còn giúp kéo căng và cải thiện cột sống.
4. Tư thế gập người về phía trước (paschimottanasana)
Tư thế gập người về phía trước giúp kéo căng cơ thể 1 cách mạnh mẽ. Đây là tư thế hatha yoga cơ bản nên được tập vào buổi sáng hoặc buổi tối khi bụng đói. Bạn cần giữ tư thế từ 30 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế gập người về phía trước được mệnh danh là liều thuốc giúp giảm căng thẳng cực kỳ hiệu quả. Tư thế này không chỉ giúp kiểm soát cảm giác lo lắng, tức giận, khó chịu mà nó còn giúp điều chỉnh huyết áp và kéo căng lưng dưới, gân kheo.
5. Tư thế cá heo (ardha pincha mayurasana)
Tư thế cá heo có hình dáng trông giống như một “V” ngược. Đây là tư thế cơ bản của loại hình sshtanga yoga. Bạn nên tập vào buổi sáng khi bụng đói và nên giữ tư thế từ 30 đến 60 giây.
Lợi ích: Tư thế cá heo có tác dụng làm giảm trầm cảm nhẹ, đau đầu và kéo căng vai. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc điều trị mất ngủ và mệt mỏi.
6. Tư thế cây cầu (setu bandhasana)
Đây là tư thế mô phỏng hình dạng của cây cầu. Tư thế này cũng khá là đơn giản và cũng được khuyên là nên tập vào buổi sáng khi bụng đói. Khi tập, bạn nên giữ tư thế từ 30 đến 60 giây để nhận được nhiều lợi ích nhất.
Lợi ích: Tư thế cây cầu có tác dụng làm săn chắc cơ bụng và mở rộng vai. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng củng cố và cải thiện cánh tay, chân. Đặc biệt, đây cũng được xem là liệu pháp điều trị huyết áp cao và căng thẳng vô cùng hiệu quả.
7. Tư thế trồng chuối (salamba sirsasana)
Đây là một tư thế đảo ngược và được mệnh danh là vua của tất cả các tư thế yoga. Tư thế này thuộc cấp độ nâng cao, được khuyên là nên tập vào buổi sáng khi bụng đói và nên giữ từ 1 đến 5 phút.
Lợi ích: Tư thế trồng chuối có tác dụng tăng cường, cải thiện sức mạnh của cột sống, cổ và làm tăng lưu thông máu đến các tế bào não. Ngoài ra, động tác này cũng có tác dụng điều trị trầm cảm và cải thiện tâm trí.
Một số lưu ý cần nhớ khi tập yoga điều trị rối loạn lưỡng cực
Mặc dù việc tập luyện yoga có tác dụng tốt đối với hầu hết các trường hợp mắc chứng rối loạn lưỡng cực nhưng cũng có một số người gặp phải tác dụng phụ như kích động, thở nhanh và trở nên lo lắng thái quá về việc tập luyện.
Để tránh tình trạng này, bạn nên tập yoga trong một môi trường mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ yoga chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị và bạn cần tiếp tục dùng thuốc song song với việc tập luyện.
Rối loạn lưỡng cực đang dần trở nên phổ biến trong thời điểm hiện nay. Nghe có vẻ đơn giản và chỉ là 1 vấn đề tâm lý nhưng thực tế nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hơn bạn nghĩ. Chính vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc và làm theo hướng dẫn điều trị, bạn hãy dành phút tập luyện các động tác trên để hỗ trợ và tăng kết quả điều trị nhé.
Nguồn tham khảo
7 Amazing Yoga Poses For Bipolar Disorder https://www.stylecraze.com/articles/yoga-poses-for-bipolar-disorder/ Ngày truy cập: 15/7/2020