Điểm danh 7 bài tập yoga tăng tập trung cực hiệu quả
Tập các bài tập yoga tăng tập trung thường xuyên là giải pháp hoàn hảo giúp bạn nâng cao năng suất công việc, từ đó dễ dàng thành công trong công việc và cuộc sống.
Bạn hay bị phân tâm khi làm việc? Bạn thực hiện mãi một công việc mà không xong dù đó chỉ là công việc đơn giản? Nếu câu trả lời của bạn là “có” cho những câu hỏi trên, rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề về sự tập trung. Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này?
LEEP.APP mách bạn hãy tìm đến với yoga. Chỉ cần thực hiện 7 động tác yoga dưới đây của LEEP, chắc chắn khả năng tập trung của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy.
Yoga tăng tập trung như thế nào?
Yoga là bộ môn cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng hơn 5000 năm trước. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã công nhận rằng yoga mang đến cho sức khỏe con người rất nhiều lợi ích, cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bạn tập thường xuyên, yoga sẽ làm xoa dịu tâm trí và các giác quan.
Khi tâm trí của bạn tĩnh tại, khả năng tập trung sẽ tăng lên. Nói một cách đơn giản, yoga giúp loại bỏ những suy nghĩ, áp lực trong cuộc sống để đem đến trạng thái thanh thản cho tâm hồn. Luyện tập yoga là cách tuyệt vời để thoát khỏi những suy nghĩ hỗn loạn và và đạt được sự tập trung cao độ.
7 tư thế yoga đơn giản giúp cải thiện khả năng tập trung cực hiệu quả
Dưới đây là một số tư thế yoga tăng tập trung đơn giản có thể giúp bạn tăng năng suất và hiệu quả công việc nhanh chóng.
1. Tư thế cái cây
Tư thế cái cây là tư thế yoga cơ bản, phù hợp với những người mới bắt đầu. Tư thế này giúp kéo giãn toàn bộ cơ thể, xoa dịu hệ thần kinh và tăng cường sức chịu đựng. Đặc biệt, đây còn là một tư thế tuyệt vời để cải thiện sự ổn định và cân bằng. Thời điểm tốt nhất để tập tư thế cái cây là vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn gì.
Cách thực hiện
- Đứng thẳng, 2 tay đặt xuôi theo cơ thể
- Từ từ đặt chân trái lên đùi trong bên phải, chú ý giữ thăng bằng.
- Nâng hai tay lên đầu và chắp tay lại
- Nhìn thẳng vào 1 điểm, giữ thẳng lưng, thả lỏng cơ thể
- Nhẹ nhàng đưa tay xuống, thả chân trái xuống
- Quay trở lại vị trí ban đầu và đổi bên
Lưu ý: Nên đặt chân ở trên hoặc dưới khớp gối khi thực hiện để tránh gây áp lực lên đầu gối. Nếu bị tăng huyết áp, bạn không nên đưa tay lên trên quá lâu, thay vào đó bạn có thể chắp tay trước ngực.
2. Tư thế ngọn núi
Tư thế ngọn núi là một tư thế yoga cơ bản, có tác dụng tăng cường sức mạnh của đôi chân và cải thiện sức mạnh của cơ thể. Không những vậy, nó còn giúp cột sống trở nên linh hoạt hơn và làm săn chắc cơ mông.
Các thực hiện
- Đứng thẳng, 2 chân cách nhau vài cm, cánh tay để xuôi theo cơ thể
- Hít một hơi thật sâu, từ từ nâng hai tay qua đầu và nắm các ngón tay lại với nhau.
- Nâng nhẹ gót chân và đứng trên các ngón chân
- Dồn trọng lượng cơ thể lên các đầu ngón chân, duỗi thẳng vai, cánh tay và ngực.
- Giữ nguyên tư thế trong vài giây và trở về vị trí ban đầu
Lưu ý: Nếu bạn bị mất ngủ, đau đầu hoặc huyết áp thấp, đừng thử tư thế yoga này.
3. Tư thế vũ công
Tập luyện tư thế vũ công thường xuyên là cách tuyệt vời để cải thiện khả năng tập trung. Để có kết quả tốt nhất, hãy thực hiện tư thế này vào buổi sáng sớm khi bụng đói. Đây là tư thế yoga ở trình độ trung cấp, do đó tốt nhất bạn nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhé.
Tư thế vũ công rất có lợi trong việc cải thiện lưu thông máu và tăng sức bền. Đây là một tư thế tuyệt vời để đẩy lùi căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra, nó còn giúp tăng tính linh hoạt cho cơ thể, củng cố mắt cá chân, ngực, đùi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
Cách thực hiện
- Đứng ở tư thế ngọn núi
- Hít sâu, gập chân trái, sao cho bàn chân chạm mông. Toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân phải. Dùng tay trái nắm chân trái
- Cánh tay phải đưa về phía trước, song song với sàn nhà.
- Giữ tư thế từ 15 – 30 giây rồi đổi bên
Lưu ý: Tránh thực hiện tư thế yoga này nếu bạn bị huyết áp thấp.
4. Tư thế chim đại bàng
Đây là một tư thế yoga ở cấp độ cơ bản, nên được thực hiện vào buổi sáng và cần được giữ ít nhất trong khoảng 30 đến 40 giây.
Tư thế chim đại bàng có tác dụng cân bằng cơ thể và tăng cường cơ bắp chân. Ngoài ra, nó cũng giúp điều chỉnh tư thế và làm cho cơ thể trở nên nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt, tư thế này còn giúp xoa dịu tâm trí, ngăn ngừa hen suyễn.
Cách thực hiện
- Đứng thẳng, nhẹ nhàng gập đầu gối phải, vòng quấn chân trái xung quanh chân phải sao cho 2 chân chồng lên nhau. Đầu chân trái chạm vào gót chân phải
- Giơ cánh tay lên cao, quấn tay phải xung quanh tay trái sao cho khuỷu tay chồng lên nhau và uốn một góc 90 độ
- Giữ thăng bằng khoảng 30 – 40 giây. Đầu gối giữ thẳng, không được lệch sang trái hoặc phải
- Hít thở sâu và chậm, nhẹ nhàng thả lỏng và đổi bên.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, người bị chấn thương đầu gối, mắt cá chân hoặc khuỷu tay nên tránh thực hiện tư thế này.
5. Tư thế ngồi gập người về phía trước
Đây là một tư thế yoga cơ bản, giúp tăng khả năng tập trung cực kỳ hiệu quả. Tư thế ngồi gập người về phía trước giúp làm giảm căng thẳng, xoa dịu tâm trí, cung cấp năng lượng cho cơ thể và kích hoạt các dây thần kinh cột sống. Nếu bạn bị các vấn đề về tiêu hóa, tư thế này này có thể giúp điều trị bằng cách kích thích túi mật và ruột.
Cách thực hiện
- Ngồi thẳng, hai chân duỗi thẳng về phía trước, ngón chân thả lỏng và đặt 2 tay xuôi theo cơ thể.
- Hít vào, nâng cánh tay lên qua đầu, kéo giãn cánh tay
- Thở ra, gập người về về phía trước, cằm cố gắng chạm chân, kéo căng cánh tay xa nhất có thể
- Giữ nguyên tư thế trong 1 phút rồi trở về tư thế ban đầu.
Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai, đau lưng, tiêu chảy hoặc hen suyễn, tránh thực hiện tư thế này.
6. Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà đã được chứng minh là rất tốt trong việc cải thiện sự tập trung. Ngoài ra, tư thế này còn giúp kích thích các tuyến nội tiết, kích hoạt các dây thần kinh và giảm cảm giác khó chịu trong thời gian “đèn đỏ”.
Cách thực hiện
- Ngồi trên gót chân, 2 tay chống hông. Đầu gối mở rộng bằng vai, mu bàn chân chạm sàn
- Hít vào, uốn lưng về phía sau, kéo căng cơ bụng
- Lấy tay nắm lấy chân và giữ thẳng tay
- Cổ hướng lên trên, không được nghiêng trái hay nghiêng phải
- Giữ nguyên tư thế trong 30 đến 40 giây.
Lưu ý: Nếu bạn có vấn đề về huyết áp, hãy tập tư thế này theo hướng dẫn của giáo viên yoga giàu kinh nghiệm. Nếu bạn bị chấn thương cổ hoặc lưng, hãy tránh thực hiện.
7. Tư thế con quạ
Tư thế con quạ là một tư thế khó với người mới bắt đầu, do đó, bạn chỉ nên tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy yoga. Tư thế này có tác dụng loại bỏ sự lo lắng, căng thẳng bằng cách cải thiện sự phối hợp giữa cơ thể và tâm trí.
Đây là một tư thế yoga giúp tăng sức mạnh tinh thần rất hiệu quả. Ngoài ra, tư thế con quạ còn giúp tăng sức mạnh của cẳng tay, làm săn chắc cơ bụng.
Cách thực hiện
- Bắt đầu tư thế với tư thế đứng quả núi. 2 bàn chân sát nhau. Từ từ cúi xuống, đặt 2 bàn tay xuống sàn, mở rộng bằng vai.
- Từ từ nâng hông lên, kiễng hai gót chân lên sao cho hai bàn chân mở rộng bằng hông, hai đầu gối mở rộng hơn vai.
- Nhìn về trước, nhẹ nhàng nhấc chân lên khỏi sàn. Dồn trọng lượng cơ thể lên cánh tay. Từ từ duỗi thẳng cánh tay.
- Giữ tư thế trong khoảng 1 phút. Sau đó từ từ hạ chân xuống và đứng lên.
Lưu ý: Những người có vấn đề về cổ tay, phụ nữ đang mang thai nên tránh thực hiện tư thế này.
Trên đây là 7 tư thế yoga tăng tập trung hiệu quả mà bạn nên tập mỗi ngày để nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, trong số 7 tư thế này vẫn có những tư thế khó.
Do đó, lời khuyên cho bạn là tốt nhất nên tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp từ LEEP.APP để đảm bảo an toàn và nhanh đạt được hiệu quả nhé. Hãy cùng download ứng dụng luyện tập thông minh này nhé!
Nguồn tham khảo
Yoga for Concentration – 7 Best Asanas That Work Wonders https://parenting.firstcry.com/ Ngày truy cập: 4/4/2020