Khóa khớp khi tập gym: Nên hay không?
Khóa khớp khi tập gym có lẽ là một thuật ngữ khá quen với người tập luyện đã lâu. Tuy nhiên, với những ai mới bắt đầu tập gym, bạn chắc hẳn sẽ bối rối với thuật ngữ này.
Chấn thương khi tập gym hay bất kì loại hình thể dục nào đều là vấn đề bạn dễ gặp phải nếu như tập luyện không đúng cách. Trong đó, người tập không thể bỏ qua một nguyên nhân có thể gây chấn thương đó là khóa khớp khi tập gym.
Vậy khóa khớp là gì? Lợi ích và tác hại của điều này? Bạn có nên khóa khớp khi tập gym? Để có câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
Khóa khớp là gì?
Trong y học, khóa khớp được coi là một triệu chứng bệnh lý ở khớp. Trong tập luyện, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả cơ chế các khớp xương chi được mở rộng hoàn toàn mà không cần nhiều nỗ lực của cơ bắp khi một người đang đứng.
Một số kiểu khóa khớp bạn thường gặp bao gồm:
- Khóa khớp đầu gối
- Khóa khớp khuỷu tay
Lợi ích và tác hại của việc khóa khớp?
Ưu điểm của việc khóa khớp khi tập gym
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng việc khóa khớp khi tập gym sẽ không gây hại tới các khớp nếu như bài tập đó được thực hiện đúng cách. Ở khớp gối, khớp này có thể mở rộng tối đa ở vị trí có ít tiếp xúc giữa xương bánh chè và diện ròng rọc đầu gối.
Khi đầu gối uốn cong, lượng tiếp xúc tăng lên. Ở đầu gối hoặc khuỷu tay không bị thương, phần mở rộng là vị trí chịu trọng lượng mạnh nhất trong quá trình tải trục. Đây là lý do tại sao hầu hết người tập chọn vị trí này để nghỉ ngơi và hít thở giữa hiệp squat, ép chân, tập băng ghế điều chỉnh.
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi nhanh hơn nếu không khóa khớp đầu gối hoặc khuỷu tay trong các bài tập nói trên. Những người tập thể hình thường sử dụng các kỹ thuật không khóa để tạo điều kiện cho việc bơm cơ. Điều này đặc biệt phổ biến trong các động tác mở rộng khuỷu tay.
Nhược điểm của việc khóa khớp khi tập gym
Trong việc mở rộng đầu gối khi ngồi hoặc nằm ngửa với trọng lượng trên bàn chân hoặc mắt cá chân, ở vị trí khớp gối yếu nhất chính, khớp gối đã được mở rộng hoàn toàn. Nếu bạn có vấn đề về khớp gối, bạn nên thực hiện các bài tập isometric hoặc giảm số lượng di chuyển trong bài tập để không làm tình trạng này tồi hơn.
Việc không mở rộng hoàn toàn được đầu gối hoặc hông có thể gây ra một số vấn đề về dáng đi bộ hoặc chạy. Khối lượng quá mức trong các bài tập mở rộng khuỷu tay thường là nguyên nhân gây khó chịu cho phần mỏm khuỷu tay.
Đây là lý do tại sao người tập thể hình và những ai thực hiện bài tập mở rộng khuỷu tay cường độ cao tránh khóa khớp hoàn toàn. Nếu lượng bài tập được kiểm soát chính xác, việc mở rộng hoàn toàn sẽ không thành vấn đề.
Đau khớp gối do khóa khớp
Các bài tập nhảy sức mạnh như nhảy bước ngắn, nhảy nhanh xa, bật nhảy, chống đẩy vỗ tay, cử tạ (hang-clean) cần tránh khóa khớp (việc mở rộng hoàn toàn) đầu gối hoặc khuỷu tay trong lúc tiếp đất hoặc bắt để làm giảm lực ở đầu gối hoặc khuỷu tay. Việc tiếp đất với đầu gối hoặc khuỷu tay trong trạng thái khóa khớp có thể dẫn đến một vài chấn thương. Tóm lại, các bài tập nên được thực hiện trong phạm vi chuyển động giới hạn của bản thân đồng thời duy trì cơ chế thích hợp.
Bài tập tạ hang-clean
Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn không nên khóa khớp khi tập gym, đặc biệt là trong quá trình luyện tập sức đề kháng. Rủi ro lớn nhất với việc khóa khớp trong quá trình luyện tập sức đề kháng chính là việc khớp bị mở rộng quá mức.
Trường hợp này có thể không phải mối đe dọa với các vận động viên được đào tạo tốt hoặc những ai đã quen với kỹ thuật tập luyện và di chuyển. Tuy nhiên, với người mới bắt đầu tập gym, việc khóa khớp khi tập gym có thể dẫn đến khớp bị mở rộng quá mức.
Điều này không xảy ra khi khớp di chuyển trong phạm vi chuyển động bình thường nhưng vẫn có thể xảy ra do tốc độ của chuyển động. Mặc dù khớp được bảo vệ bởi các mô liên kết xung quanh, dây chằng và gân nhưng nó chỉ ổn định khi chịu một lượng nhất định. Nếu lực tác động quá lớn, mô liên kết sẽ bị phá hủy và khớp bị tổn thương.
Bạn không nên khóa khớp khi tập gym vì trong một số trường hợp, khớp bị ép vào vị trí không mong muốn. Ví dụ, nếu đầu gối bị buộc vào tư thế khóa hoàn toàn khi thực hiện tư thế ép chân, phần cuối xương chày và xương đùi sẽ tiếp xúc hoàn toàn và khiến khớp bị “vít” chặt. Điều này dẫn đến hỏng khớp hoặc chèn ép sụn ở đầu gối.
Bạn có nên khóa khớp khi tập gym?
Bạn không nên khóa khớp khi tập luyện các bài tập sức mạnh như đã nêu ở phần nhược điểm. Điều này sẽ giúp bạn tập luyện an toàn hơn.
Những chuyên gia về tập luyện cho biết cách tốt nhất để điều trị chấn thương chính là phòng tránh. Việc khóa khớp khi tập gym hay còn gọi là mở rộng tối đa các khớp nên được thực hiện với sự chỉ dẫn của huấn luyện.
Tập luyện với sự hướng dẫn của huấn luyện viên
Nguồn tham khảo
Lock out joints or not https://www.researchgate.net/publication/271016773_Lock_Out_Joints_or_Not Ngày truy cập: 17/3/2020