Yoga mẹ và bé: Mẹ khỏe con ngoan

Yoga mẹ và bé: Mẹ khỏe con ngoan

Ngoài những lợi ích về sức khỏe, yoga mẹ và bé còn có tác dụng gắn kết tình mẫu tử. Khi tập yoga cùng nhau mỗi ngày, mẹ và bé sẽ hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

Làm mẹ là điều tuyệt vời nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với niềm vui, niềm hạnh phúc, bạn cũng sẽ đối mặt với rất nhiều căng thẳng khi phải dần thích nghi với những thay đổi trong cơ thể và thói quen hàng ngày.

Hầu hết thời gian của bạn sẽ dành cho việc chăm sóc và nuôi dạy bé cưng. Để có đủ sức khỏe, năng lượng chăm lo cho bé yêu cũng như thắt chặt thêm tình cảm với bé, bạn hãy dành một ít thời gian mỗi ngày tập các bài tập yoga mẹ và bé nhé. LEEP đã tổng hợp một số bài tập yoga mẹ và bé tốt cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo ngay nhé.

Lưu ý trước khi tập yoga mẹ và bé

Trước khi bắt đầu thực hiện các tư yoga mẹ và bé, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chuẩn bị thảm tập yoga phù hợp
  • Không ăn quá no trước khi tập
  • Tập yoga trên mặt phẳng mềm
  • Nếu không thoải mái với tư thế nào, hãy bỏ qua 
  • Nếu bạn thấy đau đầu gối, lưng hoặc cổ tay, hãy dừng lại ngay lập tức.
  • Thả lỏng khuôn mặt, mỉm cười với em bé và duy trì giao tiếp bằng mắt.
  • Bắt đầu với các tư thế nhẹ nhàng và tăng tốc độ dần dần khi cơ thể trở nên linh hoạt hơn
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu, đặc biệt nếu bạn chọn sinh mổ.

Tư thế yoga mẹ và bé tốt cho sức khỏe

Dưới đây là các tư thế yoga mà bạn có thể thử với bé yêu nhà mình:

1. Tư thế đứa trẻ

Tư thế đứa trẻ

Cách thực hiện

  • Ngồi trên đầu gối
  • Để bé cưng ngồi trước mặt bạn
  • Hít vào và gập người về phía trước
  • Duỗi 2 tay ra phía trước và chạm vào bé
  • Giữ tư thế khoảng 10 giây
  • Lặp lại 5 lần.

Lợi ích

  • Giúp các cơ bắp trở về trạng thái trước khi mang thai 
  • Tăng cường sức mạnh cho vùng lưng dưới
  • Kéo giãn đùi và cơ hông 
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Bạn nên tránh tập tư thế này nếu bị:

  • Tiêu chảy
  • Chấn thương đầu gối và lưng
  • Có vấn đề về mắt cá chân.

2. Tư thế con mèo con bò

Tư thế con mèo con bò

Cách thực hiện

  • 2 tay, 2 chân chạm sàn giống tư thế cái bàn. Đặt bé dưới thảm đối diện với bạn. 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay vuông góc với sàn
  • Hít vào, nâng bụng và cột sống lên trần nhà, đầu cúi xuống nhìn bé rồi thở ra. 
  • Hít vào, đẩy mông lên cao, lưng võng xuống hết sức có thể, đầu ngẩng cao hướng lên trần nhà.
  • Hãy nhớ mỉm cười hoặc làm mặt vui với bé khi di chuyển đầu lên xuống nhé
  • Bạn có thể giả tiếng kêu của con mèo và con bò để tư thế thêm sinh động nhé.

Lợi ích

  • Kéo giãn cổ và cơ trước cơ thể
  • Tăng cường sức mạnh của cột sống
  • Giảm đau lưng và đau thần kinh tọa
  • Cải thiện lưu thông máu.

Bạn nên tránh tập nếu: 

  • Cổ tay và vai bị thương hoặc yếu
  • Đầu gối yếu

3. Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa và gập đầu gối 
  • Đặt em bé ngồi hoặc nằm trên đùi hoặc hông. 
  • Hít vào và nâng hông lên khỏi sàn
  • Dùng tay giữ em bé 
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.

Lợi ích

  • Tốt cho mông và cơ bụng 
  • Tăng cường sức mạnh của lưng và cột sống 
  • Giảm lo lắng và làm dịu tâm trí 
  • Giảm đau lưng
  • Cải thiện chức năng của phổi.

Bạn nên tránh tập nếu:

  • Đau cổ hoặc cứng cổ
  • Lưng yếu
  • Chấn thương vai

4. Tư thế con thuyền

 Tư thế con thuyền

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, khép lại, hai tay để xuôi hai bên cơ thể
  • Đặt em bé vào lòng. Nâng ngực và chân lên khỏi sàn
  • Duỗi tay và nâng em bé 
  • Giữ nguyên tư thế trong năm đến mười giây.

Lợi ích

  • Tăng cường sức mạnh của bụng và lưng
  • Săn chắc cơ chân và tay
  • Giảm mỡ bụng
  • Cải thiện tiêu hóa

Bạn nên tránh tập nếu:

  • Đang bị tiêu chảy
  • Có vấn đề về hô hấp
  • Có vấn đề về tim
  • Có huyết áp thấp

5. Tư thế tam giác

Tư thế tam giác

Cách thực hiện

  • Đứng thẳng, hai chân dạng ra tạo thành góc 45 độ, đặt em bé trước mặt
  • Quay bàn chân trái một góc 45 độ rồi quay bàn chân phải 1 góc 90 độ sao cho gót phải thẳng hàng với phần giữa của bàn chân trái
  • Giơ hai tay lên ngang vai, lòng bàn tay úp xuống
  • Đặt lòng bàn tay phải phía bên ngoài bàn chân
  • Duỗi tay trái lên phía trên trần nhà, quay đầu nhìn lên tay trái, giữ cho xương sống thẳng và thư giãn
  • Hít thở bình thường và giữ tư thế từ 10 – 30 giây
  • Nói chuyện với bé trong khi thực hiện tư thế
  • Lặp lại tư thế năm lần.

Lợi ích

  • Giảm cân sau sinh (giảm mỡ bụng, vùng eo và hông)
  • Tăng cường sức mạnh của cơ thể, cánh tay, ngực, cột sống
  • Cải thiện sự cân bằng 
  • Tăng cường sức mạnh của đùi, bắp chân và mông
  • Giảm đau lưng, khó tiêu và đầy hơi
  • Giảm bong gân cổ và cứng khớp
  • Tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân 

Bạn nên tránh tập nếu bạn bị:

  • Đau đầu
  • Tăng huyết áp
  • Chấn thương cổ và lưng
  • Tiêu chảy

6. Tư thế squat

Tư thế squat

Cách thực hiện

  • Hai chân mở rộng, bàn chân và đầu gối hướng ra ngoài
  • Bế bé vào lòng, cho lưng bé dựa vào người bạn, mặt quay ra ngoài 
  • Gập đầu gối và hạ thấp hông. Lưng giữ thẳng, cong mông đẩy ra sau càng xa càng tốt.
  • Hạ thấp mông càng sâu càng tốt nhưng không nên chạm đất
  • Hít vào, giữ tư thế 3 giây rồi đứng lên từ từ.

Lợi ích

  • Tăng cường sức mạnh của xương chậu 
  • Săn chắc mông

Bạn nên tránh tập nếu:

  • Bị chấn thương đầu gối
  • Có các vấn đề về lưng và chân

7. Tư thế rắn hổ mang

 Tư thế rắn hổ mang:

Cách thực hiện

  • Nằm sấp, duỗi thẳng chân, hai chân sát nhau và đặt lòng bàn tay dưới vai
  • Hít vào, nâng đầu và phần thân trên lên, uốn cong về phía sau càng nhiều càng tốt
  • Giữ nguyên tư thế trong vài giây
  • Thở ra và trở lại tư thế ban đầu
  • Lặp lại 5-10 lần
  • Đặt em bé trước mặt và khuyến khích bé bắt chước bạn.

Lợi ích

  • Giảm đau lưng
  • Làm săn chắc cơ bụng 
  • Tăng cường sức mạnh cột sống
  • Cải thiện việc cung cấp máu và oxy cho xương chậu

Bạn nên tránh tập tư thế này nếu:

  • Đã từ bị chấn thương cột sống hoặc đã từng phẫu thuật
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Viêm loét dạ dày

8. Tư thế xác chết

Tư thế xác chết

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa, hai chân đặt cách nhau một khoảng cách
  • 2 tay đặt bên cạnh cơ thể, lòng bàn tay hướng lên
  • Nhắm mắt 
  • Tập trung, giữ cho tâm trí bình tĩnh và thư giãn cơ thể 
  • Để em bé nằm lên trên ngực của bạn

Lợi ích

  • Giảm mệt mỏi sau khi thực hiện các tư thế yoga khác
  • Giảm huyết áp, bệnh tim và mất ngủ
  • Tăng sự tập trung

Lợi ích của việc tập yoga mẹ và bé

Yoga mẹ và bé không chỉ giúp gia tăng tình cảm với bé yêu mà còn giúp bạn trẻ hóa cơ thể và thư giãn tâm trí sau khi sinh:

  • Cung cấp cơ hội để bạn gắn kết với em bé: Các động tác yoga mẹ và bé sẽ giúp bạn tương tác với bé cưng nhiều hơn.
  • Giảm cân: Sau khi sinh, cân nặng là nỗi ám ảnh chung của các bà mẹ. Tập yoga mẹ và bé có thể giúp bạn xua tan nỗi lo này, không những vậy nó còn làm săn chắc cơ thể.
  • Giúp cơ thể mẹ nhanh phục hồi: Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn đều trải qua rất nhiều đau đớn. Yoga giúp bạn phục hồi nhanh, giúp giảm đau lưng dưới và giảm căng thẳng ở cơ hông, lưng và chân
  • Giảm lo lắng và trầm cảm sau sinh: Việc chăm sóc bé có thể khiến bạn gặp nhiều lo lắng và dẫn đến căng thẳng về thể chất. Yoga giúp giảm lo lắng và trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về việc tập yoga mẹ và bé. Nếu bạn sợ rằng mình đang tập các tư thế yoga mẹ và bé không đúng, đừng ngần ngại tải ngay LEEP.APP về máy và kết nối với giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp nhé.

Nguồn tham khảo

13 Best Yoga Poses For Mom And Baby https://www.momjunction.com/articles/yoga-workout-moves-for-mom-and-baby Ngày truy cập: 28/3/2020