Kẻ thù sức khỏe ẩn nấp trong cơ thể mang tên mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng là kẻ thù tiềm ẩn của sức khỏe. Chúng khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư…
Mỡ có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong cơ thể. Tuy nhiên nếu tỷ lệ lượng mỡ quá cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài lượng mỡ có thể nhìn thấy, có một loại chất béo tiềm ẩn gây hại đến sức khỏe đó chính là mỡ nội tạng. Cùng LEPP.APP tìm hiểu chi tiết về loại mỡ nguy hiểm này.
Mỡ nội tạng là gì?
Visceral Fat còn được gọi là mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng hay còn có tên tiếng anh là Visceral Fat, là loại chất béo thường không nhìn thấy được. Chúng tích tụ giữa các cơ và các cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó thậm chí có thể bao phủ bên trong động mạch hoặc ruột của bạn.
Không giống như chất béo dưới da, Visceral Fat khó có thể đánh giá bằng mắt thường. Mỗi người đều có một số chất béo nội tạng, nhưng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Không giống như các cơ quan duy trì sự sống, mỡ nội tạng tích cực hoạt động từ trong ra ngoài. Mục đích của nó là phá hoại các cơ quan và phá vỡ các chức năng cơ thể của bạn.
Thông thường những người có lối sống ít vận động sẽ dễ mắc phải một số thói quen không lành mạnh này. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dẫn đến cơ thể thừa chất béo, bao gồm cả mỡ nội tạng.
Tác động củ mỡ nội tạng đến sức khỏe
Visceral Fat khỏe mạnh là mô mỡ trắng được lưu trữ trong khoang bụng. Nhưng những người có lượng Visceral Fat lớn hơn có thể bị tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe:
- Bệnh tiểu đường loại 2
- Bệnh tim
- Ung thư vú
- Ung thư đại trực tràng
- Bệnh Alzheimer
Béo phì
Béo phì và các biến chứng sức khỏe có thể có mối liên hệ rõ ràng. Tuy nhiên điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào sự phân bố của mô mỡ. Các bệnh liên quan đến béo phì có thể có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Với lượng Visceral Fat cao có thể khiến bạn không dung nạp được glucose, tăng lipid máu và kháng insulin.
Kháng insulin
Tỷ lệ Visceral Fat được biết là có liên quan đến kháng insulin. Nó có thể dẫn đến không dung nạp glucose và bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nội tạng tiết ra một loại protein được gọi là protein liên kết retinol 4 (RBP4). Loại protein này đã được chứng minh là làm tăng khả năng đề kháng với insulin.
Huyết áp cao
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự tích tụ mô mỡ trong nội tạng và huyết áp cao ở phụ nữ có mối quan hệ với nhau. Tương tự, những người cao huyết áp thường có lượng Visceral Fat không cao.
Cách đo mỡ nội tạng trong cơ thể
Cách xác định tỷ lệ mỡ ẩn sâu trong các cơ quan
Cách duy nhất để xác định mỡ nội tạng chính xác đó là chụp MRI (quét hình ảnh cộng hưởng từ). Khi sử dụng máy quét MRI hoặc máy phân tích mỡ cơ thể kết quả bạn nhận được sẽ là thang đo điểm từ 1 đến 59. Bạn nên duy trì mức chúng dưới 13 trên thang điểm này. Đây là mức độ Visceral Fat phù hợp và lành mạnh. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí của phương pháp này tương đối cao.
Kích thước vòng eo
Theo Harvard Health, mỡ nội tạng được tính dựa trên 10% tổng lượng mỡ cơ thể của một người. Do đó bạn cũng có thẻ xác định lượng Visceral Fat là đo kích thước vòng eo.
Đây là một cách dễ dàng để có được một ước tính sơ bộ nhất về tình trạng Visceral Fat của bạn. Quấn thước dây quanh eo qua rốn và đừng hóp bụng. Ở phụ nữ, khoảng 90cm trở lên là dấu hiệu của loại mỡ này. Ở nam giới, giới hạn đo là khoảng 95cm.
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số khối cơ thể là một công thức cho biết bạn nặng bao nhiêu so với chiều cao. Máy tính trực tuyến có thể cho bạn kết quả tính toán một cách nhanh chóng nhất. Chỉ số BMI từ 30 trở lên là thừa cân và cũng có thể là dấu hiệu của mỡ nội tạng. Đây cũng là một phương pháp đánh giá lượng mỡ phổ biến. Tuy nhiên, nó không phải là thước đo chính xác cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng BMI để đánh sơ bộ, vì mỗi người có một tỷ lệ mỡ khác nhau.
Làm thế nào để giảm Visceral Fat?
Việc tích trữ Visceral Fat dư thừa có thể cực kỳ nghiêm trọng. Vì vậy điều cần thiết là phải thực hiện là thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh càng sớm càng tốt.
Tập thể dục
Tập thể dục tim mạch chính là phương pháp hữu hiệu giúp giảm mỡ nội tạng. Mọi người nên kết hợp tập luyện đồng thời bài tập tim mạch và sức mạnh, cải thiện kích thước cơ bắp.
Bài tập tim mạch có thể thực hiện bao gồm:
- Chạy bộ
- Đạp xe
- Bơi lội
- Thể dục nhịp điệu
Các bài tập tăng cường sức mạnh có thể bao gồm:
- Squat
- Tập tạ
- Chống đẩy
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng quá mức cũng ảnh hưởng đến lượng mỡ nội tạng
Căng thẳng cũng có thể đóng một vai trò trong việc tích trữ chất béo nội tạng dư thừa. Điều này là do khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là cortisol. Hormone này làm tăng lượng Visceral Fat cao hơn. Do đó, các bác sĩ thường xuyên khuyên bệnh nhân đang cố giảm mỡ không nên căng thẳng quá mức.
Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách thiền, hít thở sâu, đọc sách nghe nhạc,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên ngủ đủ giấc. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ tăng mỡ nội tạng cao hơn.
Chế độ ăn
Một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu giúp chuyển hoá mỡ nội tạng dư thừa. Bạn nên ăn ít đường, thực phẩm chế biến sẵn và bổ sung các thực phẩm có lợi như:
- Protein nạc
- Trái cây và rau quả
- Thực phẩm carbohydrate phức tạp như khoai lang, đậu và ngũ cốc
- Thực phẩm luộc, hấp, nướng và ít chất béo.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
Mỡ nội tạng là một trong những chỉ số phân tích cơ thể quan trọng. Với những thông tin trên, LEEP.APP hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về mỡ nội tạng và cách loại bỏ chúng. Hãy nhanh chóng tập cho mình một lối sống lành mạnh, kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên để hạn chế loại mỡ gây nguy hiểm này.
Nguồn tham khảo
What Is Visceral Fat and Why Is It Important? https://inbodyusa.com/blogs/inbodyblog/what-is-visceral-fat-and-why-is-it-important/ Ngày truy cập 14/03/2021
What is the best way to get rid of visceral fat? https://www.medicalnewstoday.com/articles/320929#risks-and-dangers-of-carrying-visceral-fat Ngày truy cập 14/03/2021
BODYVisceral Fat (Active Fat) https://www.diabetes.co.uk/body/visceral-fat.html Ngày truy cập 14/03/2021