Yoga tốt cho phổi: 5 bài tập bạn không nên bỏ qua
Phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài, quyết định sự sống còn của con người. Tuy nhiên, ngày nay dưới tác động của môi trường, đặc biệt là khói bụi khiến lá phổi đang ngày một suy yếu, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Nhiều người đã tìm đến yoga như một cách để cải thiện lá phổi của mình. Những bài tập yoga tốt cho phổi sẽ giúp xây dựng các mô xung quanh phổi và giúp lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Hãy cùng LEEP. APP tìm hiểu về những bài tập yoga này nhé.
Yoga không chỉ hữu ích trong việc đem lại giấc ngủ ngon mà còn có hiệu quả kì diệu chống lại nhiều vấn đề về phổi. Khi đề cập bộ môn này, nhiều người cho rằng phải thật cao siêu mới có thể tập hết những động tác “uốn éo” trông có vẻ rất khó khăn đó. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều động tác yoga, từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi tư thế đều có những tác dụng nhất định với cơ thể. Nếu muốn cải thiện hệ hô hấp bạn không thể bỏ qua 5 tư thế yoga tốt cho phổi dưới đây.
Nguyên tắc luyện tập tư thế yoga tốt cho phổi
LEEP.APP hy vọng những tư thế và bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, hít thở tốt hơn, giảm những cơn đau lưng và có những giấc mơ tuyệt vời nhất với trạng thái thư giãn hoàn toàn. Hãy thực hiện một số động tác khởi động nhanh chóng trước khi tập để thoải mái với mọi tư thế nhé!
Dù bắt đầu tập luyện tư thế yoga nào, bạn cũng nên nằm lòng những nguyên tắc dưới đây:
- Tập từ dễ đến khó, tập trong môi trường sạch, thoáng mát
- Không tập ngay sau khi ăn mà cách bữa ăn chính ít nhất hai giờ.
- Chỉ nên tập ba buổi/tuần, mỗi buổi tập từ 30 – 60 phút, tối thiểu 20 buổi vì thời gian tập càng lâu hiệu quả càng kéo dài.
- Phụ nữ có thai chỉ tập những bài tập thở nhẹ nhàng kết hợp thư giãn.
Bài tập yoga tốt cho phổi đơn giản tại nhà
1. Tư thế cây cung
Tư thế này có tác dụng căng giãn cơ ngực và tạo áp lực vừa phải để khuếch trương phổi và các phế nang, từ đó tăng công suất hít thở của phế quản tốt hơn.
Tư thế này tạo áp lực vừa phải để khuếch trương phổi
Cách thực hiện
- Nằm sấp trên sàn hoặc thảm, thả lỏng hông và hai tay xuôi theo thân.
- Từ từ gập hai đầu gối lại về phía đùi. Sau đó, hai tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực và đùi nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn cơ mặt.
- Giữ tư thế ổn định, chú ý vào hơi thở của mình. Hai tay giữ chặt lấy cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này.
- Giữ như vậy trong 15 – 20 giây, bạn thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực từ từ chạm vào sàn/thảm, giải phóng cổ chân và thư giãn.
2. Tư thế con cá heo (Dolphin Pose)
Tư thế cá heo là một trong những tư thế “yên bình” nhất trong yoga. Vì bạn có thể dễ dàng làm chủ để tăng cường phần cốt lõi và cột sống của cơ thể cũng như điều hòa hơi thở trước khi ngủ.
Tư thế “yên bình” nhất trong yoga
Cách thực hiện
- Ngồi quỳ lên gót chân ở giữa thảm tập.
- Đưa 2 tay ra thẳng phía trước, vuông góc với thân người, tay này nắm lấy cùi chỏ tay kia.
- Cúi người về phía trước, hạ cùi trỏ tay xuống 1 điểm cố định dưới sàn.
- Ấn mũi chân xuống sàn, nâng hông lên, vai thấp, mông cao, đầu gối thẳng.
Lưu ý: Lúc đầu, giữ đầu gối hơi cong và nhấc gót chân lên khỏi sàn, giữ đầu của bạn ở trên cánh tay. Bạn có thể duỗi thẳng đầu gối nếu thích, nhưng tốt nhất là giữ gối cong.
3. Tư thế nửa rắn hổ mang nửa châu chấu
Tư thế này được phát minh bởi Cassey Ho – một giảng viên Pilates rất quan tâm đến lối sống lành mạnh và hình ảnh cơ thể. Bài tập căng giãn cơ thể này rất có tác dụng cho cốt lõi, bụng, đùi và xương sống của bạn. Tư thế này hỗ trợ rất tốt cho phổi mở ra nhằm giúp bạn hít vào sâu hơn.
Tư thế này hỗ trợ rất tốt cho phổi
Cách thực hiện
- Bắt đầu như với tư thế rắn hổ mang: Nằm sấp xuống sàn, hai chân mở bằng hông, 2 cánh tay co về phía nách, bàn tay úp xuống sàn.
- Từ từ hạ thấp phần thân trên xuống trong khi nâng chân lên, 2 bàn chân chạm vào nhau.
- Sau đó, hạ thấp bàn chân của bạn xuống và đẩy mình lên từ từ sao cho cánh tay thẳng ra.
- Giữ trong vòng vài nhịp thở.
4. Tư thế yoga tốt cho phổi chó ngửa mặt
Một trong những điều quan trọng nhất khi kéo giãn lưng là đừng bao giờ quên phần cơ lõi của bạn. Khi toàn bộ cơ thể được kéo giãn, tinh thần của bạn cũng được nâng lên, ngay cả những cơn đau đầu tồi tệ nhất cũng sẽ biến mất. Tư thế chó ngửa mặt gần giống với tư thế rắn hổ mang và cũng có tác dụng lớn cho phổi.
Tư thế này gần giống với tư thế rắn hổ mang
Cách thực hiện
- Nằm sấp trên thảm và duỗi chân của bạn càng xa càng tốt.
- Nhấn vai của bạn vào cơ thể và đặt cẳng tay trên sàn nhà.
- Từ từ nhấc người khỏi sàn và duỗi thẳng cánh tay ra.
5. Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu giúp mở rộng và thư giãn các khoang phổi, qua đó làm giảm những rắc rối về hô hấp, thúc đẩy một lưu lượng máu khỏe mạnh đến phổi và đường hô hấp.
Tư thế cây cầu giúp mở rộng và thư giãn các khoang phổi
Cách thực hiện
- Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khoảng cách giữa hông và gót chân bằng một bàn tay. Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống. Hơi thu cằm xuống ngực để thư giãn gáy.
- Hít vào, cảm nhận chiều dài của lưng áp trên sàn. Thở ra, đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng lên khỏi sàn, cao hết mức bạn có thể. Giữ hai bàn chân nằm ngay dưới đầu gối, đặc biệt khi bạn có vấn đề về đầu gối.
- Giữ nguyên tư thế và hít vào. Khi thở ra, hạ lưng xuống sàn từng phần một – trước tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, rồi mới tới hông. Lặp lại chuỗi động tác trong khoảng từ 6 đến 8 nhịp thở, chỉ cử động khi thở ra.
- Sau khi kết thúc bài tập hãy kéo hai đầu gối về phía ngực và vòng tay ôm lấy gối. Thả lỏng hai vai. Đu đưa chậm rãi từ bên này sang bên kia và cảm nhận lưng bạn đang đè xuống sàn.
>>> Xem thêm: 5 tư thế yoga hỗ trợ chữa khó thở
Tuy tập yoga chữa bệnh phổi là điều chưa được chứng minh nhưng bộ môn này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu kiên trì theo đuổi, bạn sẽ chủ động nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Vì thế, bạn còn chần chờ gì nữa mà không trao đổi những mong muốn của mình với các huấn luận viên từ LEEP.APP.
Nguồn tham khảo
Which Are the Best Yoga Poses for High Blood Pressure and Which Should You Avoid? https://yogauonline.com/yogau-wellness-blog/best-yoga-asanas-for-high-blood-pressure Ngày truy cập: 26/03/2020
Yoga for blood pressure https://www.artofliving.org/in-en/yoga/health-and-wellness/yoga-for-blood-pressure Ngày truy cập: 26/03/2020
Yoga for High Blood Pressure https://www.healthline.com/health/fitness-exercise/yoga-for-high-blood-pressure Ngày truy cập: 26/03/2020