5 bài tập thở yoga giúp bạn cải thiện sức khỏe rõ rệt

5 bài tập thở yoga giúp bạn cải thiện sức khỏe rõ rệt

Hơi thở là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc của sự sống. Thực tế, không cần học thì chúng ta vẫn đang thở mỗi ngày. Thế nhưng, nếu thở đúng cách, bạn sẽ khỏe mạnh và trường thọ hơn. Yoga sử dụng hơi thở để đánh thức năng lượng, giúp ta cách thở đúng và hiểu cách điều khiển hơi thở của chính mình. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về những lợi ích cũng như bài tập thở yoga tốt cho sức khỏe hơn nhé!

Hơi thở là sự sống. Bạn hoàn toàn có thể nhịn ăn, uống vài ngày nhưng chắc chắn không thể nhịn thở trong vòng vài phút. Hơi thở cũng chính là sự đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã ghi nhận lợi ích của việc hít thở đúng cách trong khi thực hành các động tác yoga sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích diệu kì. Chính vì hiểu rõ được tầm quan trọng của hơi thở, các bài tập hơi thở yoga được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích người bệnh, thậm chí cả những người khỏe mạnh cùng luyện tập để có một sức khỏe tốt.

Vì sao bạn nên tập thở?

Hơi thở đánh dấu sự sống bắt đầu và cũng là điểm đánh dấu sự sống kết thúc. Đó là lý do mà chúng ta cần hiểu rõ được cách chúng ta thở hàng ngày ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể.

Một hơi thở tốt đồng nghĩa với việc người đó có cơ thể khỏe mạnh. Hơi thở yếu thì đồng nghĩa với việc sức khỏe kém. Ngừng thở nghĩa là ngừng sự sống.

Tập hít thở

Hơi thở cũng chính là sự đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn

Các chuyên gia cho rằng cách chúng ta thở và kiểm soát hơi thở ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.Với cuộc sống hiện đại, đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối diện với hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, dẫn tới thói quen thở nông, hạn chế tới cơ chế hoạt động tự nhiên của phổi.

Nếu chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật thở, sự lưu thông và hấp thụ oxy trong cơ thể tăng lên. Qua đó, cơ thể có khả năng loại bỏ độc tố tốt hơn.

Lợi ích của các bài tập thở yoga đối với sức khỏe con người

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được hơi thở của mình. Hít thở sâu cho phép bạn cung cấp ôxy cho mọi tế bào trong cơ thể, giúp người tập cảm thấy tràn đầy năng lượng. Cuộc sống sẽ vui vẻ, hoàn thiện hơn khi bạn duy trì mức năng lượng tốt suốt cả ngày.

Giải độc tố

Một trong những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giải độc trong cơ thể. Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.

Giảm căng thẳng

Thông thường, khi gặp bất kì một vấn đề căng thẳng hay áp lực, chúng ta thường có xu hướng hít một hơi thở sâu. Điều này giúp bạn thư giãn tâm trí, lấy lại được sự cân bằng, tự tin bằng cách kích thích hệ thần kinh phó giao cảm. Hơi thở nông (không sâu) là một trong nhiều lý do làm bạn căng thẳng.

Việc không được cung cấp đầy đủ oxy, khiến máu không được đi tới các tế bào cơ quan đầy đủ, gây cảm giác mệt mỏi. Vì vậy, hãy hít thở sâu thường xuyên để có tâm trạng tốt, thả lỏng các cơ và tránh căng thẳng nhé.

Bài tập hít thở của yoga sẽ làm tăng thể tích của hai lá phổi và nhờ phổi hoạt động tốt cộng với sự giãn nở lớn sẽ làm tăng sức khỏe cũng như hoạt động của các múi cơ.

Cùng với đó, các động tác yoga buộc bạn phải tập trung vào các chuyển động và khi ngồi thiền, bạn cần phải tĩnh tâm, tập trung; nhờ đó giảm căng thẳng và cải thiện trí lực.

Cải thiện hệ thống tiêu hóa, tim mạch

Hít thở sâu kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời các vấn đề về hệ thống tiêu hóa cũng được cải thiện nhờ sự cung cấp oxy đầy đủ. Khi có nhiều ôxy, tim sẽ không bị hoạt động quá tải và luôn hoạt động tốt.

Các bài tập thở phổ biến

1. Bài tập thở ống bễ bhastrika

Người ta gọi cách thở trong yoga này là kỹ thuật thở ống bễ. Bởi khi tập bạn sẽ nghe được luồng không khí đi qua mũi tương tự như tiếng ống bễ lò rèn.

Bài tập thở ống bễ bhastrika

Cách thực hiện

  • Với bài tập thở này, bạn hãy bắt đầu bằng tư thế ngồi thẳng lưng. Hai chân khoanh lại, đồng thời đặt hai bàn tay lên đùi. Lưu ý giữ cổ và lưng thẳng hàng.
  • Thả lỏng cơ bụng, tập trung hít một hơi thật mạnh và sâu bằng mũi đến khi bụng phình ra.
  • Sau đó từ từ thở ra thật mạnh khi bụng đã xẹp xuống.
  • Cố gắng duy trì hơi thở này 10 lần. Bạn hoàn toàn có thể lặp lại nhưng không nên làm quá 5 phút.

2. Bài tập thở mũi luân phiên nadi shodhana

Đây là một trong những cách hít thở trong yoga được nhiều người ưa chuộng nhờ giúp cân bằng hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng và thanh lọc cơ thể hiệu quả. 

 Cách hít thở mũi luân phiên nadi shodhana

Cách thực hiện

  • Ngồi thẳng lưng trên thảm tập với một tư thế thoải mái nhất
  • Tay trái đặt thả lỏng bên cạnh. Đưa tay phải lên dùng ngón cái bịt mũi. Thả lỏng tay trái trên đùi hoặc trong lòng bạn rồi đưa tay phải lên mặt.
  • Cụp ngón tay trỏ và ngón giữa lại sau đó dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải lại, hít vào từ từ bằng lỗ mũi trái.
  • Khi đã hoàn thành việc hít vào, bạn dùng ngón tay áp út bịt lỗ mũi trái lại và mở lỗ mũi bên phải ra sau đó từ từ thở ra bằng lỗ mũi này.
  • Đây là bài tập thở ra hít vào bằng mũi luân phiên nên bạn có thể thực hiện trong vòng 10 lần.

3. Bài tập thở sâu (deep breathing)

Đây là một cách hít thở sâu trong yoga được cho là cơ bản, phổ biến nhất dành cho người mới bắt đầu tập yoga. Kỹ thuật này sẽ giúp học viên thải độc và tăng cường năng lượng vô cùng tốt.

Tập thở sâu

Cách thực hiện

  • Ngồi trên ghế hoặc sàn nhà, thẳng lưng và vai. Đặt tay lên đầu gối. Ngồi vắt chân ở tư thế đài sen.
  • Nhắm mắt, thở như bình thường khoảng 1 phút, thư giãn cơ mặt.
    Thở ra tầm 4 giây đồng thời bụng hóp vào tới xương sống. Hít vào thật chậm.
  •  Cố gắng tập trung vào hơi thở đúng nhịp điệu và thời gian
  • Thực hiện bài tập từ 3 đến 5 phút.

4. Tư thế Kapalbhati (Thở làm sạch thùy trán)

Cách thực hiện

  • Ngồi bắt chéo chân trên tấm thảm tập yoga của bạn.
  • Ngồi thẳng lưng, cổ và cằm.
  • Nhắm mắt lại và đặt tay trên đầu gối ở một vị trí thoải mái.
  • Cơ bụng của bạn phải được hoàn toàn thoải mái, không căng thẳng.
  • Hít vào thật sâu và thở ra. Khi thở hết không khí ra ngoài, bạn sẽ thấy bụng hóp vào bên trong.
  • Nếu bạn mới bắt đầu, hãy tập thở tối đa 30-50 lần. Dần dần tăng tốc độ và tiếp tục tối đa 5-10 phút thở sâu.

Lưu ý: Không tập bài tập này khi bạn đang có kinh nguyệt, người đang bị cao huyết áp hoặc bệnh tim khác.

5. Bài tập thở yoga với tư thế Bhramari Pranayama (Thở kiểu ong kêu)

  • Ngồi trên chiếc chiếu và vắt chéo chân.
  • Ngồi thẳng lưng và thư giãn.
  • Bây giờ dùng 2 ngón tay cái bịt 2 tai của bạn.
  • Sử dụng ngón tay giữa của cả hai tay để nhấn nhẹ trên mắt và nhắm mắt
  • Dùng ngón trỏ, nhấn nhẹ thái dương.
  • Đặt ngón đeo nhẫn và ngón tay nhỏ trên sống mũi của bạn.
  • Bây giờ hít sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng mũi trong khi miệng có thể lẩm nhẩm những điều bạn muốn.
  • Tập bài tập này 11-21 lần.

Để theo dõi, cũng như tìm hiểu kiến thức về luyện tập, sức khỏe, dinh dưỡng, bạn có thể theo dõi và tải ngay ứng dụng LEEP.APP nhé!

Nguồn tham khảo

The 7 Best Yoga Breathing Exercises, Both On and Off Your Mat https://www.doyou.com/ Ngày truy cập: 10/5/2020

10 Breathing Techniques https://www.healthline.com/ Ngày truy cập: 10/5/2020

Yoga Breathing for Health https://www.gaia.com/ Ngày truy cập 10/5/2020