Tập yoga khi có kinh nguyệt: Liệu có an toàn cho phái đẹp?

Tập yoga khi có kinh nguyệt: Liệu có an toàn cho phái đẹp?

Phụ nữ vẫn có thể tập yoga khi có kinh nguyệt. Đặc biệt, tập yoga trong thời gian “nhạy cảm” này còn có tác dụng giúp cơ thể đổ mồ hôi, giải phóng hormone endorphin (hormone hạnh phúc), từ đó giúp làm giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Tập yoga mỗi ngày là phương pháp rèn luyện sức khỏe, nâng cao tinh thần được rất nhiều chị em yêu thích. Yoga là bộ môn có thể đem đến cho cơ thể rất nhiều lợi ích tuyệt vời với chị em. 

Loại hình luyện tập này còn là phương thuốc để điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng tình dục. Thế nhưng, phụ nữ có nên tập yoga khi có kinh nguyệt không? Theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của LEEP.APP để có câu trả lời cho thắc mắc này nhé.

Có nên tập yoga khi có kinh nguyệt?

Phụ nữ có nên tập yoga trong ngày “đèn đỏ” không là vấn đề đang nhận được nhiều ý kiến trái nhiều. Nhiều người cho rằng “nên”, trong khi một số khác lại nói “không”.

Thậm chí, nhiều người nói không nên tập các tư thế đảo ngược, trong khi một số khác lại cho rằng những tư thế này rất hữu ích. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác cho vấn đề này?

Mỗi phụ nữ sẽ có những đặc điểm thể chất khác nhau. Do đó, những vấn đề mà mỗi người gặp phải trong “ngày đèn đỏ” cũng sẽ khác nhau.

Sẽ có phụ nữ không gặp phải triệu chứng nào liên quan đến việc hành kinh trong khi một số khác lại cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau bụng, khó chịu…. khiến họ không muốn làm bất cứ việc gì.  Chính vì vậy, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Phụ nữ có nên tập yoga khi có kinh nguyệt không?”.

Quan trọng vẫn là bạn phải lắng nghe cơ thể của chính mình và thực hiện điều mà nó mong muốn. Chu kỳ kinh nguyệt là một điều gì đó rất “đặc biệt”. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc chế độ ăn thay đổi, chu kỳ kinh của bạn cũng có thể thay đổi.

Những người gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều cũng sẽ có triệu chứng kinh nguyệt khác với người bình thường. Trạng thái của chu kỳ kinh nguyệt là sự phản ánh tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bạn. 

tap-yoga-khi-co-kinh-nguyet

Nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể thể nghỉ ngơi và ngưng tập yoga trong ngày đèn đỏ

Trong thời gian “rụng dâu”, bạn có thể lựa chọn tập hoặc không tập yoga, tất của tùy thuộc vào cơ thể bạn. Nếu cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái vì bị các triệu chứng kinh nguyệt “hành hạ”, bạn có thể lựa chọn nghỉ ngơi vì miễn cưỡng tập sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.

Nếu cảm thấy khỏe hoặc mọi thứ không quá tệ trong những ngày này, bạn có thể tiếp tục tập yoga. Tập yoga khi có kinh nguyệt có thể rất hữu ích.

Các bài tập yoga có thể giúp giảm bớt đau nhức, khó chịu, cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng, lo lắng và nhẹ nhàng mở rộng vùng xương chậu. Trong thời gian này, bạn có thể tập yoga nidra và các bài tập nhở nhẹ nhàng như bhramari (thở tiếng ong), anulom vilom (thở luân phiên), ujjayi (thở chiến thắng) và thở sâu.

Những tư thế yoga nên tránh tập trong những ngày “đèn đỏ”

Yoga là bộ môn có rất nhiều tư thế. Dù vậy, có một số tư thế không phù hợp cho phụ nữ tập trong thời gian hành kinh. Đứng đầu trong danh sách này là các tư thế đảo ngược.

Nguyên nhân bạn nên tránh là vì các tư thế này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và gây ra các vấn đề về sinh sản trong tương lai. Ngoài ra, các tư thế đảo ngược còn khiến các dây chằng bị kéo căng quá mức, làm ảnh hưởng đến việc bơm máu của động mạch.

Điều này có thể dẫn tắc nghẽn mạch máu và khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn trong những ngày “đèn đỏ”.

Thứ hai, bạn nên tránh những tư thế gập sâu, vặn mình, các tư thế gây căng thẳng cho vùng bụng và xương chậu.  Bởi những tư thế này sẽ khiến cho các cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Thêm vào đó, những tư thế này cũng đòi hỏi nhiều sức mạnh khiến bạn khó có thể đáp ứng trong thời gian này. Bên cạnh đó, phái đẹp cũng nên tránh tập power yoga và vinyasa yoga.

Bạn có thể tập bài tập yoga chào mặt với tốc độ chậm. Thế nhưng, nếu bạn bị đau bụng hoặc chảy máu nhiều thì cũng nên hạn chế nhé. 

tap-yoga-khi-co-kinh-nguyet-5

Phụ nữ nên tránh tập các tư thế đảo ngược trong những ngày “đèn đỏ”

Tư thế yoga bạn có thể thử trong những ngày “đèn đỏ”

Quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe cơ thể. Nếu thấy không thoải mái, bạn không cần phải tập các động tác. Thay vào đó, phái đẹp có thể thực hiện các bài tập thở hoặc thiền. Bạn cũng có thể tập các tư thế nhẹ nhàng và giữ tư thế lâu hơn một chút. 

  • Bạn có thể tập yoga chào mặt trời với tốc độ chậm. Nếu không, bạn có thể lựa chuỗi yoga chào mặt trăng với các bài tập nhẹ nhàng, hài hòa để đem sự thoải mái cho cơ thể.
  • Bạn cũng có thể tập các bài tập gập người nhẹ nhàng để massage vùng bụng và xương chậu, giúp giảm tắc nghẽn, đau bụng, tránh chảy máu quá nhiều và mang lại sự bình yên cho tâm trí.
  • Các bài tập uốn cong người nhẹ nhàng cũng có tác dụng làm giảm đau lưng và khó chịu ở vùng xương chậu.
  • Tư thế yoga gác chân lên tường cũng rất hữu ích trong việc giúp loại bỏ máu ứ đọng và mở rộng vùng xương chậu.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các tư thế như tư thế con mèo, tư thế con hổ – hai tư thế giúp giảm đau lưng và căng thẳng vùng chậu; tư thế con bướm – làm săn chắc xương chậu; tư thế xả khí đơn giản – giảm đau lưng

tap-yoga-khi-co-kinh-nguyet-2

Bạn nên tập những tư thế yoga nhẹ nhàng trong thời gian hành kinh

Phụ nữ tập các bài tập thở trong những ngày “đèn đỏ” sẽ rất hữu ích vì các bài tập này sẽ giúp cân bằng cảm xúc, làm dịu tâm trí và giảm đau.

Tuy nhiên, bạn nên tránh thở quá nhanh vì như vậy có thể gây chảy máu nặng và tạo áp lực lên vùng bụng. Bên cạnh các bài tập thở thì thiền là cũng một trong những bài tập yoga hữu ích trong những ngày này.  

Có nên đến lớp tập yoga trong những ngày “đèn đỏ”?

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu tập yoga khi có kinh nguyệt, bạn nên tập ở nhà thay vì đến lớp tập. Nguyên nhân là do trong lớp yoga, bạn có thể phải tuân thủ theo chương trình học của giáo viên. Điều này có thể khiến cơ thể không thấy thoải mái.

Bạn có thể chia sẻ với giáo viên bạn đang trong kỳ sinh lý vào đầu buổi tập để giáo viên cân nhắc các tư thế phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ngại về việc chia sẻ này, tốt nhất nên tự tập tại nhà với các tư thế nhẹ nhàng. Hoặc nếu không, bạn có thể cân nhắc đến việc mời một giáo viên dạy yoga riêng thông qua LEEP.APP.

Khi tập yoga với giáo viên dạy kèm riêng, bạn có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái cơ thể mình trước mỗi buổi tập và giáo viên sẽ điều chỉnh các tư thế sao cho phù hợp nhất.

Nếu bạn thấy không thoải mái, không muốn tiếp xúc với người khác trong những ngày này, giáo viên của LEEP.APP có thể hướng dẫn bạn tự tập tại nhà thông qua các ứng dụng trực tuyến.

Nguồn tham khảo

YOGA DURING MENSTRUATION https://www.yogapoint.com/yoga-poses/yoga-for-menstruation.htm Ngày truy cập: 25/4/2020