Tác hại của yoga đối với sức khỏe nếu tập không đúng cách

Tác hại của yoga đối với sức khỏe nếu tập không đúng cách

Lợi ích là điều chúng ta thường nghe thấy và điều này khiến phần lớn mọi người quên đi tác hại của yoga. Thế nhưng, thực tế, nếu tập sai cách, yoga có thể đem đến những tác hại khôn lường cho cơ thể.  

Bạn đang tìm kiếm một bộ môn vừa tốt cho tinh thần vừa tốt cho thể chất? Bạn đang cần sự hài hòa giữa tâm trí và cơ thể? Nếu “có” là câu trả lời của bạn cho tất cả những câu hỏi trên thì yoga chính là bộ môn mà bạn đang tìm kiếm.

Yoga có tác dụng tăng năng lượng và cải thiện hô hấp. Ngoài ra, tập yoga thường xuyên còn có tác dụng rất tốt đối với việc trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, yoga còn giúp giảm cân, tăng cường tuần hoàn máu, kiểm soát căng thẳng, giảm đau nhức và khó ngủ.

Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu tập không đúng cách, bạn vẫn có thể gặp phải những tác hại của yoga.

Tác hại của yoga khi tập sai cách đáng sợ như thế nào?

W.Ritchie Russel, một nhà sinh lý học thần kinh đã chỉ ra việc tập sai các tư thế có thể khiến những người khỏe mạnh bị đột quỵ. Từ năm 2001 đến 2014, các chấn thương liên quan đến yoga đã đạt tới con số 29.590, trong đó 46,6% bị chấn thương ở phần thân và 45% bị bong gân hoặc căng cơ.

Những người từ 65 tuổi trở lên là những người hay gặp phải chấn thương nhất. Nếu không có thể chất tốt, tác hại của yoga khi tập sai tư thế là rất khủng khiếp. Chính vì vậy, bạn cần tập yoga dưới sự hướng dẫn của giáo viên giàu kinh nghiệm.

Một số huấn luyện viên yoga tự xưng là chuyên gia. Tuy nhiên, họ thật sự lại không đươc trang bị kỹ kiến thức để xử lý khi gặp phải sự cố trong quá trình luyện tập. Trong khi đó, trong yoga lại có rất nhiều tư thế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu tập không đúng.

Các tư thế yoga dễ gây chấn thương

Dưới đây là các tư thế yoga tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà bạn cần cẩn thận khi luyện tập:

1. Tư thế trồng chuối bằng tay

Trồng cây chuối bằng tay

Đây là tư thế yêu cầu bạn phải đỡ trọng lượng của cả cơ thể bằng tay nên áp lực đặt lên vùng này là rất lớn. Hơn nữa, đây cũng không phải tư thế vững vàng, do đó, bạn sẽ rất dễ bị té ngã. 

Khi tập tư thế này, bạn cũng rất dễ bị căng cơ gân khoeo. Ngoài ra, những người mắc bệnh tăng nhãn áp cũng không nên tập vì tư thế này có thể áp lực cho mắt.

2. Tư thế trồng chuối bằng đầu

Tư thế trồng chuối bằng đầu

Cũng giống như tư thế trồng chuối bằng tay, tư thế trồng chuối bằng đầu cũng không vững vàng. Vì thế, người tập rất dễ té ngã. Bên cạnh đó, tư thế này dồn hết trọng lượng lên đầu.

Do đó, tư thế trồng chuối sẽ không phù hợp với những người đã từng bị chấn thương cổ. Ngoài ra, những người mắc bệnh tăng nhãn áp cũng không nên tập luyện tư thế này.

3. Tư thế cây nến

Tư thế cây nến

Tư thế cây nến có tác dụng rất tốt đối với tuyến giáp và quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, khi tập, phần cột sống ở thân trên phải chịu rất nhiều áp lực do phải nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Chính vì vậy, tập tư thế này có thể gây áp lực lên cổ và làm tăng nguy cơ bị căng cơ chân.  

Tư thế này cũng không phù hợp với những người bị bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, những người bị huyết áp cao cũng không nên tập vì tư thế này có thể phá hủy niêm mạc động mạch, từ đó gây ra các cục máu đông và dẫn đến đột quỵ.

4. Tư thế đứng gập người về phía trước

Tư thế đứng gập người về phía trước

Tư thế gập người về phía trước có thể giúp mở rộng hông, bắp chân, đồng thời kích thích thận và gan. Tuy nhiên, nếu bạn có các các bệnh về lưng thì nên tránh tập tư thế này. 

Do tư thế này đòi hỏi phải kéo căng gân kheo nên nếu tập sai cách, bạn có thể bị chấn thương nặng, phải mất vài tháng đến vài năm mới có thể bình phục.

5. Tư thế tam giác cố định

Tư thế tam giác cố định

Tư thế yoga này giúp mở rộng phần hông rất tốt nhưng có thể gây chấn thương ở vùng gân kheo, đặc biệt là đối với những người mới tập yoga.

6. Tư thế tấm ván

Tư thế tấm ván

Tư thế tấm ván có thể gây tổn thương cho cơ thể nếu bạn tập sai liên tục trong thời gian dài. Nếu không căn chỉnh cơ thể đúng cách, cổ sẽ rất dễ bị chấn thương.

7. Tư thế con lạc đà

Tư thế con lạc đà

Tư thế con lạc đà là liều thuốc rất tốt cho những người mắc các bệnh về đường hô hấp, lo lắng và mệt mỏi. Tuy nhiên, tư thế này lại không phù hợp với những người có dây thần kinh bị chèn ép.

Các bộ phận dễ bị chấn thương trong yoga

Tập yoga không đúng cách, bạn sẽ dễ gặp chấn thương ở:

  • Xương sườn: Thường gặp phải khi tập các tư thế vặn xoắn không đúng cách. Ngoài ra, bạn có thể bị bầm tím ở các cơ liên sườn.
  • Khuỷu tay: Tập các tư thế chống đẩy không đúng cách hoặc không khởi động trước khi tập sẽ khiến các khớp khuỷu tay và cổ tay dễ bị chấn thương.
  • Cổ tay: Các tư thế lộn ngược sẽ khiến cổ tay đối mặt với nguy cơ chấn thương cao
  • Lưng dưới: Bộ phận dễ gặp chấn thương nhất, đặc biệt là khi thực hiện những tư thế tạo áp lực lên cột sống.
  • Đầu gối: Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chấn thương đầu gối là do tập tư thế hoa sen.
  • Gân kheo: Loại chấn thương này thường là do gân kheo bị kéo căng quá mức.
  • Hông: Có nhiều động tác đòi hỏi phải sử dụng hông, do đó bộ phận này gặp rất nhiều áp lực. Thậm chí, việc này còn khiến cơ đùi trong và háng bị rách.
  • Cổ: Vị trí đặt cổ không chính xác sẽ khiến cổ không còn chấn thương và linh hoạt.

tác hại của yoga

Đầu gối là một trong những bộ phận dễ gặp chấn thương nhất khi tập yoga

Ngăn ngừa chấn thương trong yoga như thế nào?

Để việc tập yoga nhanh đạt hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích yoga cho cơ thể, bạn nên nhớ một số bí quyết sau để tránh nguy cơ gặp phải chấn thương:

1. Tìm giáo viên dạy yoga tốt

Bạn nên tìm một giáo viên giàu kinh nghiệm và không ép buộc bạn tập các tư thế quá sức. Ngoài ra, giáo viên cũng cần phải có sự kiên nhẫn, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu.

Thực tế, tìm được giáo viên dạy yoga riêng không phải đơn giản và không phải ai ngay lần đầu tiên cũng  tìm được giáo viên phù hợp. Nếu bạn đang không biết tìm như thế nào, hãy thử tải LEEP.APP và kết nối với huấn luyên viên chuyên nghiệp của chúng tôi nhé. 

2. Khởi động trước khi tập

Các bài tập khởi động trước khi tập yoga sẽ giúp cơ thể bạn sẵn sàng để thực hiện các động tác khó. Nếu không khởi động đúng cách, bạn sẽ rất dễ gặp phải chấn thương.

3. Sử dụng phụ kiện yoga

Các phụ kiện yoga sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên cơ thể, ngoài ra, nó sẽ giúp bạn thực hiện các động tác chính xác hơn. Nếu đã từng bị chấn thương, bạn có thể sử dụng thêm băng bảo vệ đầu gối.

4. Không tập những tư thế quá khó

Đừng cố gắng thực hiện các tư thế nâng cao khi bạn chưa quen với những tư thế thông thường. Nếu muốn, hãy nhờ giáo viên dạy yoga hướng dẫn bạn từ từ.

Đừng ép cơ thể làm những gì nó chưa thể làm được. Kiên nhẫn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong triết lý yoga, nhưng nó sẽ giúp bạn tiến bộ về mặt thể chất.

5. Tham khảo ý bác sĩ

Trước khi tham gia lớp học yoga, hãy ý kiến bác sĩ về những tư thế yoga không phù hợp với sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã từng gặp phải một chấn thương nào trước đó.

Để thực hiện các động tác yoga đúng chuẩn, bạn hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP nhé.

Nguồn tham khảo

The Most Common Yoga Injuries and How to Prevent Them https://www.bookyogaretreats.com/news/most-common-yoga-injuries Ngày truy cập: 26/3/2020