Tất tần tật những gì bạn cần biết về ngải cứu

Tất tần tật những gì bạn cần biết về ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu và cũng là một loại thực phẩm phổ biến với người Việt, được sử dụng rộng rãi bởi loại cây này mang nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe. Tuy vậy, loại cây này thực sự có những lợi ích cụ thể nào? 

Sau đây LEEP.APP sẽ giải đáp cho bạn  những thông tin hữu ích về ngài cứu trong nội dung dưới đây.

Thông tin tổng quan về ngải cứu

Ngải cứu có tên Latin là artemisia vulgaris, là loại cây thân thảo thuộc họ cúc. Tại Việt Nam, thảo dược này còn có nhiều tên dân gian như thuốc cứu, ngải diệp, cỏ linh chi. Đây là loài cây sống lâu năm có nguồn gốc từ Bắc Âu và châu Á nhưng cũng thi thoảng xuất hiện ở một số vùng Bắc Mỹ. Cây ngải có thể phát triển tới chiều cao từ 1.2m đến 1.8m.

Đặc điểm nhận biết của ngải cứu là lá mọc so le dọc theo thân và không có cuống. Hai mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trên nhẵn, màu xanh sẫm, trong khi mặt dưới màu xanh nhạt hơn và có lớp lông tơ trắng. Lá ngải có vị đắng, thường được sử dụng để chế biến thuốc điều trị nhiều loại bệnh.

Cây ngải cứu

Giá trị dinh dưỡng của ngải cứu

Lượng calo trong 100g lá ngải có 46 calorie. Trong đó, carb chỉ chiếm khoảng 8.8%, protein chiếm 5.2%, chất béo chiếm 0.4% còn lại là lượng vitamin, khoáng chất cực dồi dào như vitamin K hay folate.

Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

Không phải ngẫu nhiên mà loại thảo dược này được ông cha ta ví như một loại “thần dược”. Công dụng của ngải cứu với sức khỏe rất đa dạng, cụ thể:

  • Duy trì kinh nguyệt đều đặn và ổn định ở phụ nữ.
  • Giúp lợi tiểu, tiêu hóa tốt, hạn chế các bệnh về đường ruột.
  • Xua đuổi côn trùng hiệu quả, giảm ngứa ở những người bệnh về da.
  • Hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về gan.
  • Giúp an thần, trị đau đầu hiệu quả, hỗ trợ người bệnh gặp các vấn đề về mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Ổn định tinh thần, hồi phục sau khi ốm, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại thể lực bình thường.

Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

Có thể sử dụng ngải cứu khô để bào chế thuốc hoặc hãm nước uống hàng ngày

Hướng dẫn sử dụng ngải cứu

Bạn có thể theo dõi nội dung dưới đây để biết cách chế biến lá ngải sao cho phát huy công dụng tốt nhất và hạn chế rủi ro từ những tác dụng phụ gây ra.

Cách chế biến

Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn từ loại thảo dược này rất dễ làm và được dân gian ta áp dụng, nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Bài thuốc điều kinh: Lấy lá ngải tươi từ 6-12g sắc với nước rồi lọc lấy nước uống trước ngày kinh dự kiến khoảng 1 tuần. Nếu sử dụng ngải cứu khô, bạn lưu ý chỉ lấy khoảng 5-10g, với dạng cô đặc, chỉ được dùng từ 1-4g để tránh quá liều.
  • Bài thuốc an thai: Kết hợp lá ngải và lá tía tô đem đun với nước sao cho được hỗn hợp đặc rồi uống từ 3-4 lần một ngày để loại bỏ tình trạng đau bụng, tránh được nguy cơ động thai.
  • Bài thuốc cầm máu, giảm đau nhức, mẩn ngứa: Xay nhuyễn hoặc giã dập rồi đắp lên vùng da cần điều trị.
  • Bài thuốc trị đau đầu, hoa mắt, đau nhức xương khớp: Chế biến thảo mộc này thành các món ăn như trứng chiên ngải cứu, gà tần ngải cứu hay trứng vịt lộn ngải cứu,… Đây là những món ăn vừa đảm bảo yếu tố dinh dưỡng lại hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bài thuốc trị cảm, ho: Kết hợp ngải cứu cùng các loại thảo dược khác nhau lá khuynh diệp, lá bưởi đem nấu với nước và dùng hỗn hợp này xông hơi để trị cảm cúm.

Cách chế biến ngải cứu

Món trứng chiên ngải cứu

Tác dụng phụ

Trước khi sử dụng ngải cứu, bạn nên lường trước những tác dụng phụ có thể xảy ra để tránh hoang mang, lo lắng khi gặp phải. Khi gặp những vấn đề này, bạn nên dừng sử dụng ngải cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Khi dùng qua đường ăn, uống: dù không có nghiên cứu cụ thể nhưng một số người dùng cho biết, họ cảm thấy hưng phấn, đôi khi thấy ảo giác nhẹ khi nạp quá nhiều ngải cứu vào cơ thể.
  • Khi bôi ngoài da: có thể gây ra dị ứng như sưng to, vùng da tổn thương nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ của ngải cứu

Nên cẩn trọng khi thoa tinh dầu ngải thoa trên da

Giải đáp thắc mắc thường gặp về ngải cứu

Tuy là dược liệu sử dụng nhiều trong đời sống người Việt nhưng có khá nhiều thắc mắc và tranh cãi xoay quanh loại cây này. Vậy thực hư ra sao? Hãy theo dõi ngay nội dung tiếp theo để giải đáp một số câu hỏi phổ biến nhé!

Ngải cứu có phải chất gây ảo giác không?

Ngải cứu được coi là một loại thảo mộc có tác dụng an thần và tạo hưng phấn nhẹ. Khi được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam, mục đích chính của những nhà điều chế không phải là tạo ảo giác cho người dùng. Tuy nhiên, một số người dùng đã sử dụng các thành phẩm từ lá ngải với mục đích này.

Hút chế phẩm từ lá ngải có an toàn không?

Tương tự như thuốc lá, chế phẩm từ ngải cứu không gây hại cho người hút nhưng không phải lúc nào cũng an toàn. Khi hút bất kỳ loại chất nào, trong phổi có thể xảy ra sự tích tụ, gián tiếp làm giảm lượng oxy có sẵn – vốn để dành cho quá trình trao đổi khí. Từ đó, việc hô hấp của người hút cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc hút các chế phẩm từ ngải cứu mà thay vào đó nên chế biến theo cách khác.

Với những thông tin chi tiết về cây ngải cứu và nội dung về lợi ích với sức khỏe trên đây, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc của mình về tác dụng của loài cây này. Tùy theo nhu cầu bạn có thể sử dụng thảo mộc này để an thần, bồi bổ sức khỏe hoặc để điều trị chấn thương do tập luyện. Bạn có thể tham khảo những cách chế biến trên để tạo ra những món ăn vừa bổ dưỡng vừa phù hợp với khẩu vị.

Nguồn tham khảo

Mugwort ttps://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-123/mugwort Ngày truy cập 19/02/2021

The Health Benefits of Mugwort https://www.verywellhealth.com/mugwort-benefits-side-effects-dosage-and-interactions-4767226 Ngày truy cập 19/02/2021