Sá sùng: Đặc sản “vàng” từng làm cống phẩm cho vua quan
Sá sùng được xem là loại thực phẩm chỉ người giàu có mới sử dụng. Lý do nào khiến loại hải sản này lại có mức giá “trên trời” như vậy?
Sá sùng (địa sâm) là một loại hải sản phổ biến ở Việt Nam và các tỉnh phía nam Trung Quốc. Nó là loại hải sản vô cùng quý và được ví như “mì chính tự nhiên”. Xưa kia, loại hải sản này thường được dùng làm cống vật cho vua, quan. Bởi chúng là cống vật đại bổ nên có giá trị rất lớn.
Tìm hiểu về sá sùng
Loại hải sản được ví như “mì chính tự nhiên”
Sá sùng ở Việt Nam, là một loại giun được ví như “nhân sâm đất” và có các tên gọi khác như sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm, bi bi, con cạp đất. Chúng dài khoảng 5 – 10cm, một số có thể dài 15 – 40cm, đường kính 20cm, nặng 1 – 3kg. Khi bị bắt, nó tự biến thành một quả bóng. Da của nó mềm và mát, nó thay đổi màu sắc trong các môi trường khác nhau. Đây là một loại đặc sản rất tốt cho sức khỏe con người. Các món ăn nấu từ thực phẩm này đúng nghĩa có giá rất đắt.
Đây là loại thực phẩm được các đầu bếp ở Việt Nam và miền Nam Trung Quốc sử dụng nhiều. Nó còn được biết đến là món ăn đặc sản, ở Quảng Đông, Hải Nam, Quan Tây và Phúc Kiến.
>>> Xem thêm: Củ sâm đất có thực sự chữa bách bệnh như lời đồn đại?
Thành phần dinh dưỡng trong sá sùng
Sá sùng được xem là một trong những loại thực phẩm “vàng” nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng ấn tượng. Dựa vào kết quả phân tích gần đúng chất dinh dưỡng chính trong loại giun này gồm protein, chất béo, tro, nước và chất xơ thô.
Mức độ protein
Protein là thành phần thiết yếu để hình thành các tế bào và mô của cơ thể. Mức độ cao của protein trong sá sùng được cho là do một lượng lớn phù sa lắng đọng trong môi trường sống của chúng. Sự tồn tại của những trầm tích sẽ có lợi cho giun làm nguồn thức ăn. Nó có hàm lượng protein cao vì nó sử dụng chất lắng cặn làm nguồn thức ăn. Protein, carbohydrate và chất béo là những vật liệu hữu cơ lắng đọng trong các lớp trầm tích.
Mức độ chất béo
Chứa hàm lượng lớn axit béo có lợi cho sức khỏe
Hàm lượng chất béo trong sá sùng là 12,766% tương đương với 100 gram giun tươi. Sự thay đổi hàm lượng chất béo của thịt của chúng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng nước, môi trường sống, kích thước và dinh dưỡng. Giun biển chứa 12 axít béo bão hòa, 5 axít béo không bão hòa đơn và 13 axit béo không bão hòa đa.
Mức độ nước
Dựa trên kết quả phân tích hàm lượng nước trên 100 gram giun tươi sẽ là 795,928%. Hàm lượng nước có mối quan hệ nghịch đảo với chất béo trong sinh vật này. Sinh vật biển thích nghi môi trường bằng cách uống càng nhiều nước biển càng tốt. Đồng thời chúng cũng thải ra một ít nước tiểu để giữ cho cơ thể điều kiện đẳng trương.
Mức độ tro
Dựa vào kết quả phân tích hàm lượng tro trên 50 gram giun tươi là 6,408%. Hàm lượng tro là vật liệu mô tả số chất khoáng không cháy thành chất có thể bay hơi. Số này càng lớn cho thấy các khoáng chất chứa trong nền cát càng cao ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng tro. Hàm lượng tro của một sinh vật bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, thói quen ăn uống,…
Mức độ sợi thô
Dựa trên kết quả phân tích sợi thô của sá sùng trong 4gram tươi là 0,5798%. Carbohydrate trong thực phẩm bao gồm chất thô, chất xơ và các thành phần chiết xuất không có nitơ. Hàm lượng chất xơ thô cao trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ. Thành phần dinh dưỡng của nó có thể ngang bằng, thậm chí so với hàm lượng dinh dưỡng của cá thường.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong giun biển cụ thể là protein, chất béo, chất bột đường, tro, axít béo và axít amin. Cùng với đó là một loạt các vitamin A, B1, B6, B12, E, và khoáng chất P, I2, Ca, Mg, C.
Lợi ích sức khỏe của sá sùng
Sá sùng là một món ăn ngon và vô cùng phổ biến tại Việt Nam cũng như ở phía đông nam Trung Quốc. Các tiến bộ công nghệ đã nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng có thể được sử dụng như một dạng hải sản mang lại nhiều lợi ích hơn. Thông qua các hoạt tính sinh học nó được khẳng định rằng chúng có thể làm giảm một số bệnh.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
- Cải thiện chứng rối loạn thần kinh
- Điều trị ho kèm theo khó thở
- Cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều
- Chống tình trạng thiếu oxy, huyết khối
- Có khả năng kháng viêm vô cùng hiệu quả
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch
- Ngăn ngừa ung thư
Cách chế biến sá sùng
Sá sùng là nguyên liệu quen thuộc và có rất nhiều cách chế biến đa dạng. Một trong những món ăn bổ dưỡng và phổ biến nhất đó là phở sá sùng. Điều này sẽ giúp nước dùng phở trở nên đậm đà và đặc biệt hơn
- Để sử dụng loại hải sản này trong nấu nước phở, đầu tiên bạn cần rang chúng trong chảo khô. Sử dụng lửa vừa và đảo và lắc chảo cho đến khi bạn ngửi thấy mùi thơm và phồng lên một chút và sẫm màu. Để nguội trên đĩa, sau đó bẻ thành từng phần và rũ sạch cát. Cuối cùng cho chúng vào nồi nước dùng phở.
- Ngoài ra, sá sùng tươi có thể dùng để nấu cháo, súp, các món xào, chiên, nướng. Để chế biến chúng cần rửa sơ qua, sau đó cho các nguyên liệu vào chảo rang khô trên bếp rồi đổ ra rổ, loại bỏ hết cát bám trên đó. Cuối cùng sử dụng chúng như một phụ liệu để chế biến món ăn ngon.
- Sá sùng nướng cũng là một món ăn vô cùng hấp dẫn. Khô khô giòn giòn, ăn với tương ớt hoặc chấm muối ớt sẽ là món nhậu tuyệt vời và vô cùng bổ dưỡng.
- Sá sùng khô còn có thể sử dụng để ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe.
Sá sùng không chỉ nhiều dinh dưỡng mà còn là gia vị giúp tăng thêm sự thơm ngon và bổ dưỡng cho món ăn. Đây sẽ là sự kết hợp mới lạ cho những món ăn quen thuộc của gia đình. Đừng bỏ lỡ các món ăn ngon này để tận dụng những lợi ích tuyệt vời mà loại hải sản này mang lại cho sức khỏe.
Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà LEEP.APP mang đến cho bạn.
Nguồn tham khảo
Analysis of Nutritional Content of Fresh Sea Worm Honingka (Siphonosoma australe-australe) as a Potential Food Source for Communities https://www.researchgate.net/publication/333593272_Analysis_of_Nutritional_Content_of_Fresh_Sea_Worm_Honingka_Siphonosoma_australe-australe_as_a_Potential_Food_Source_for_Communities Ngày truy cập: 18/12/2020
PHO SECRET INGREDIENTS: DRIED EARTHWORMS (SA SUNG https://www.vietworldkitchen.com/blog/2011/02/pho-secret-ingredients-dried-earthworms-sa-sung-sipuncula.html Ngày truy cập: 18/12/2020
Anti-inflammatory action of two novel peptides derived from peanut worms (Sipunculus nudus) in lipopolysaccharide-induced RAW264.7 macrophages https://pubs.rsc.org/en/content/articlehtml/2020/fo/c9fo02178g Ngày truy cập: 18/12/2020