Tìm hiểu củ tỏi vừa là gia vị vừa là bài thuốc của mọi nhà

Tìm hiểu củ tỏi vừa là gia vị vừa là bài thuốc của mọi nhà

Củ tỏi là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết món ăn Việt Nam. Không chỉ ngon, chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.

Bên cạnh việc được sử dụng rộng rãi như một hương liệu trong nấu ăn. Chúng cũng được sử dụng như một loại thuốc xuyên suốt lịch sử cổ đại đến nay. Các bài thuốc từ tỏi tươi có thể giúp chữa nhiều căn bệnh phổ biến như cảm cúm, khó tiêu, sát trùng, … Bài viết này sẽ cho bạn thấy những sức mạnh “tiềm ẩn” của tỏi và hướng dẫn bảo quản, chế biến đúng cách.

Tìm hiểu thêm về củ tỏi

Tỏi là loài thực vật thuộc họ Hành, tức nó là họ hàng với hành tây, củ hành, hành tím, hành lá, … Các ghi chép cho thấy tỏi đã được sử dụng từ khi kim tự tháp Giza được xây dựng, tức khoảng 5.000 năm trước. Có nhiều tuyên bố về y học về tỏi. Các bác sĩ Hy Lạp cổ đại (cha đẻ của y học phương Tây), đã kê đơn tỏi cho nhiều bệnh lý khác nhau. Hippocrates, từ mệt mỏi, cảm đến bệnh về hô hấp, tiêu hóa kém.

Từ Ai Cập cổ đại, tỏi đã lan rộng đến các nền văn minh cổ đại tiên tiến ở Thung lũng Indus. Từ đó, tìm đường đến Trung Quốc. Trong suốt lịch sử ở Trung Đông, tỏi đã được sử dụng để điều trị viêm phế quản, cao huyết áp, bệnh lao, rối loạn gan, kiết lỵ, đầy hơi, đau bụng, giun đường ruột, thấp khớp, tiểu đường và sốt.

Tìm hiểu thêm về củ tỏi

Hiện nay, tỏi còn được sử dụng rộng rãi cho một số bệnh liên quan đến máu và tim

Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ tỏi

Theo USDA, với mỗi 100g tỏi sống, bạn sẽ nhận được:

  • 149 calorie
  • 5g chất béo
  • 1g chất xơ
  • 0g đường
  • 4g protein
  • 0IU vitamin A
  • 2mg vitamin C
  • 1mg vitamin E
  • 2mg vitamin B6
  • 181mg canxi
  • 7mg sắt
  • 25mg magiê
  • 153mg phốt pho
  • 401mg kali
  • 2mg kẽm
  • 3mg đồng
  • 7mg mangan

Lợi ích sức khỏe của củ tỏi

Giảm nguy cơ mắc ung thư phổi

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, những người ăn tỏi sống ít nhất hai lần một tuần trong suốt 7 năm nghiên cứu có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn 44%.

Ngăn ngừa ung thư não

Các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong tỏi đã chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào trong u nguyên bào thần kinh đệm, một loại tế bào gây u não chết người.

Bảo vệ sức khỏe tim

Diallyl trisulfide, một thành phần của tỏi, có khả năng bảo vệ tim trong quá trình phẫu thuật tim và sau các cơn đau tim. Diallyl trisulfide cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị suy tim.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ankara đã nghiên cứu tác động của việc bổ sung chiết xuất tỏi trên những bệnh nhân có cholesterol trong máu cao. Kết quả cho thấy, chiết xuất tỏi giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và làm giảm đáng kể 2 chỉ số huyết áp: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Chống vi khuẩn và ký sinh trùng

Tỏi đã được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng trong 7.000 năm qua. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi pha loãng giúp trẻ em trị bệnh nhiễm sán dây. Lượng nhỏ nước súc miệng làm từ tỏi cũng đủ để xua đuổi vi khuẩn gây sâu răng.

Lợi ích sức khỏe của củ tỏi

Tỏi được biến đến với nhiều khả năng, nhưng nổi tiếng nhất là trị cảm cúm

Trị cảm cúm

Công dụng phổ biến nhất của củ tỏi chính là trị cảm cúm. Ngậm 2 – 3 tép tỏi sống hoặc nấu chín mỗi ngày không chỉ giúp chữa bệnh cảm lạnh mà thúc đẩy hệ thông miễn dịch cơ thể. Bổ sung tỏi hàng ngày sẽ giúp cung cấp allicin cho cơ thể, giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Ngoài ra, củ tỏi giúp giảm 70% thời gian bị cảm so với không dùng tỏi, sức khỏe nhanh chóng phục hồi hơn.

>>> Xem thêm: Thực hư về tác dụng “thần kỳ” của tỏi đen

Lợi ích cho người tập gym

Nhiều nghiên cứu khoa học trên động vật và con người đã chỉ ra rằng tỏi, nhờ vào hợp chất chứa lưu huỳnh, có thể giúp giảm cân. Allicin, hợp chất chứa lưu huỳnh chính trong tỏi sống, được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa béo phì và các rối loạn chuyển hóa bằng cách kích hoạt mỡ nâu. Tuy nhiên, hầu hết cơ thể người trưởng thành sẽ không có nhiều mỡ nâu.

Mỡ nâu là gì? Nhìn chung, cơ thể chúng ta bao gồm mỡ trắng và mỡ nâu. Mỡ trắng sẽ dự trữ calorie và có thể dẫn đến béo phì. Trong khi mỡ nâu thực hiện việc đốt cháy calorie và hỗ trợ giảm cân. Quá trình đốt cháy calorie này có thể được khởi động bởi các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi sống.

Mối liên hệ giữa việc ăn tỏi sống và giảm cân đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Tất cả đều cho về cùng một kết quả.

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản củ tỏi

Khi mua tỏi, bạn nên:

  • Chọn những củ tỏi to vừa, cầm chắc tay
  • Chọn tỏi không bị xốp, chảy nước hay có sâu mọt
  • Chọn củ tỏi còn nguyên vỏ, tép tỏi không bị lép, khô hay nhăn
  • Không mua những củ có nhánh màu vàng hoặc xám.

Thông thường, bạn có thể sử dụng tỏi sống hoặc tỏi khô, mỗi loại sẽ có cách bảo quản khác nhau

Đối với tỏi khô:

  • Bạn nên để tỏi ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá cao, tránh ánh nắng trực tiếp
  • Không bảo quản trong rủ lạnh vì chúng sẽ khiến tỏi mất dưỡng chất
  • Để tỏi vào rổ hoặc túi lưới chuyên dụng thay vì túi ni lông và hộp nhựa kín.
  • Bạn cũng có thể chứa tỏi trong túi giấy sẫm màu vì môi trường tối cũng giúp bảo quản tỏi lâu hơn.

Đối với tỏi tươi, bạn có hai cách:

  • Bảo quản tỏi trong ngăn đông tủ lạnh. Bằng cách này, bạn đặt một lớp bao ni lông vào khay đá, sau đó cho tỏi đã lột vào.
  • Bảo quản bằng cách ngâm chua. Ngâm tỏi trong hỗn hợp gồm giấm táo, muối, đường, ớt trái. Đậy kín và sử dụng sau khi ngâm khoảng 10 ngày.

>>> Xem thêm: 5 tác dụng tuyệt vời của tỏi ngâm mật ong đối với sức khỏe

Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản củ tỏi

Bạn có thể băm nhuyễn tỏi, cho vào khay đá tương tự, bảo quản trong ngăn đông

Chế biến củ tỏi đúng cách

  • Đầu tiên bóc vỏ, cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn rồi để tỏi ngoài không khí trong vòng 10 – 15 phút
  • Sau 10 – 15 phút, sử dụng tỏi để phát huy tối đa công dụng của allicin trong tỏi
  • Nấu tỏi với mức lửa nhỏ, cố gắng đảo nhanh trong khoảng 15 phút
  • Khi chiên, xào, bạn nên cho tỏi vào cuối cùng, tránh cho tỏi bị cháy, gây vị đắng. Đồng thời, nấu tỏi chín quá sẽ làm mất đi một lượng vitamin đáng kể
  • Tuyệt đối không được chế biến tỏi đã héo, mềm hoặc mọc mầm.

>>> Xem thêm: Ngồng tỏi, nụ hoa dài mọc ra từ phần củ tỏi

Bài viết vừa rồi đã giới thiệu tới bạn những thông tin khái quát về củ tỏi – món ăn mọi nhà. Nhưng một bài thôi sẽ chưa đủ để bạn hiểu sâu về món ăn bổ ích này. Bạn có tò mò về những công thức chế biến tỏi ngon, độc, lạ khác? Hoặc củ tỏi không nên được dùng chung với những món nào? Hãy theo dõi LEEP.APP để đón đọc những bài viết thú vị khác nhé!

Nguồn tham khảo

7 Surprising Health Benefits Of Garlic https://food.ndtv.com/food-drinks/powerhouse-of-medicine-and-flavour-surprising-health-benefits-of-garlic-1200468 Ngày truy cập: 16/01/2021

Garlic for Weight Loss https://www.verywellfit.com/can-garlic-help-you-lose-weight-4151104 Ngày truy cập: 16/01/2021