Cách làm sữa đậu xanh đơn giản mọi nhà nên biết!
Sữa đậu xanh uống nóng hay lạnh đều rất ngon. Hơn nữa, cách làm lại rất đơn giản. Cùng thử tay nghề ngay nhé!
Sữa đậu xanh được làm từ đậu xanh, một loại đậu khá phổ biến trong các nước châu Á. Đậu xanh có mặt ở khắp mọi nơi. Đậu xanh thường được nấu chè, nấu xôi, sữa, làm bánh và nhiều món ăn ngon khác. Đậu xanh mọc mầm còn được mang đi nấu canh, salad cũng rất ngon. Tuy nhiên, sữa đậu xanh sẽ là sản phẩm tối giản, dễ dùng và dễ làm nhất từ loại đậu này.
Các tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe khá đa dạng
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Đậu xanh chứa nhiều flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống huyết khối và ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch. Đồng thời, đậu xanh làm giảm lượng cholesterol xấu – nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và đau tim.
- Phòng chống ung thư ruột kết: Các hợp chất dinh dưỡng thực vật có trong đậu xanh giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng, đường ruột…
- Hỗ trợ giảm cân: Ngoài ra, sữa đậu xanh còn có tác dụng hạn chế hấp thụ chất béo, giúp bạn no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn thường xuyên. Điều này giúp bạn duy trì cân nặng ổn định hơn.
- Nguồn cung cấp protein, chất xơ, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật. Chúng cũng cung cấp folate, mangan, phốt pho, magiê và các chất dinh dưỡng khác.
- Giảm cholesterol và huyết áp cao, cung cấp chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại ung thư, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, chống lại nhiễm trùng / vi rút, giảm táo bón, giảm các triệu chứng PMS và giúp giảm cân.
Bạn có thể dùng đậu xanh để chế biến món ăn, hoặc nấu sữa đậu xanh để tận dụng hết những lợi ích từ loại đậu này mang lại
Cách làm sữa đậu đơn giản
Nguyên liệu chuẩn bị
- Hạt đậu xanh: Chọn những hạt đậu xanh căng, mẩy, không bị sâu, sượng. Loại đậu này để cả vỏ, bóng dùng để nấu sữa đậu xanh sẽ ngon hơn. Đậu sau khi mua về rửa sạch và ngâm qua đêm. Tuỳ theo khẩu phần, bạn có thể cân đối lượng đậu. Trung bình nếu nấu 4-5 ly sữa đậu, bạn cần chuẩn bị khoảng 500gr. Để tận dụng hết lợi ích từ đậu xanh, bạn nên dùng đậu xanh nguyên vỏ.
- Sữa tươi: Bạn có thể dùng sữa không đường, sữa tách kem, nguyên kem đều được. Chuẩn bị khoảng 2-3 bịch sữa tươi, loại 250ml. Nếu muốn ngọt, bạn có thể dùng sữa đặc hoặc thêm đường.
- Muối: Dùng một xíu muối sẽ giúp sữa thơm béo hơn
- Lá dứa: Bạn có thể thêm lá dứa hoặc không. Lá dứa sẽ giúp sữa có mùi thơm hơn. Lưu ý, khi chọn lá dứa, hãy chọn lá dứa già để có mùi thơm đậm hơn nhé!
Bạn cần chuẩn bị 500gr đậu và khoảng 2-3 bịch sữa tươi để nấu sữa
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu xanh: Trước khi nấu, bạn ngâm đậu 3-5 tiếng để đậu nở rồi rửa sạch lại. Để đậu ráo nước trong 30-45 phút.
- Lá dứa: Rửa sạch, để ráo, buộc thành từng bó.
Bước 2: Xay đậu xanh
- Rửa sạch máy xay sinh tố rồi cho đậu xanh vào xay nhuyễn cho đến khi hết phần đậu xanh đã chuẩn bị.
- Lọc hỗn hợp đậu xanh qua rây hoặc túi vải mỏng để sữa mịn hơn mà không còn cặn.
Bước 3: Nấu sữa đậu xanh
- Bắc lên bếp đun với lửa nhỏ, đổ hỗn hợp đậu xanh vào nồi.
- Cho sữa tươi, lá dứa vào nấu cùng. Nếu muốn ngọt, bạn có thể thêm đường hoặc sữa đặc. Nếm vừa khẩu vị.
- Dùng thìa gỗ khuấy đều để tất cả các nguyên liệu kết hợp lại. Khi sữa còn ấm thì tắt bếp, không nên đun quá lửa.
- Sau đó đợi sữa đậu xanh nguội là có thể thưởng thức được rồi. Có thể thêm đá viên để uống tùy theo sở thích.
Lưu ý khi sử dụng sữa đậu xanh
Sữa đậu xanh tuy có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người vẫn dễ bị tác dụng phụ với loại sữa này. Đặc biệt là những người có cơ thể suy nhược, dễ đau nhức, hệ tiêu hóa yếu. Vì hàm lượng protein trong đậu xanh nhiều hơn thịt gà. Kết quả là các chất xúc tác chuyển đổi thành các peptide nhỏ dễ dẫn đến đau bụng.
Giống như các loại đậu / đậu khác, đậu xanh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa do hàm lượng chất xơ cao. Tránh sử dụng nếu bạn gặp các tác dụng phụ của đậu xanh như tiêu chảy, đầy bụng, chóng mặt hoặc buồn nôn. Nếu bạn bị dị ứng với các loại đậu khác, hãy cẩn thận với sữa đậu xanh.
Tuy sữa đậu tốt nhưng uống quá nhiều ngược lại sẽ hại cho cơ thể
Đậu xanh tính mát nên bạn cũng không nên uống quá nhiều. Đặc biệt với những người bị lạnh bụng, lạnh chân tay nên hạn chế uống sữa đậu xanh. Nếu đang dùng thuốc đông y, bạn cũng không nên uống sữa đậu xanh đâu nhé! Do đậu xanh có tính hàn, vị ngọt không độc, có thể khử hết chất độc trong thảo mộc, động vật, kim loại… Vì vậy, khi uống sữa đậu có khả năng hòa tan tất cả các vị thuốc trong thuốc.
Sữa sau khi chế biến, bạn nên bảo quản trong chai, lọ thủy tinh. Hạn chế đựng trong chai nhựa không tốt cho sức khỏe.
Bạn nên bảo quản Sữa trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần sử dụng nên đậy nắp và đậy nắp kín. Hạn sử dụng của sữa đậu xanh khoảng 1 – 2 ngày. Không nên sử dụng nếu sữa có mùi hôi, chua.
Sữa đậu xanh được bày bán khá nhiều. Bạn có thể mua loại bán sẵn nếu muốn tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, mua sữa nấu sẵn sẽ không đảm bảo chất lượng sữa cũng như vệ sinh. Tốt nhất, bạn nên tự làm sữa đậu xanh ở nhà với những bước hướng dẫn trên đây. Sữa đậu xanh nấu xong có thể uống nóng hoặc lạnh đều rất ngon, phù hợp với cả người lớn và trẻ em. hưng bạn không nên uống quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên uống 1 – 2 lần đối với trẻ em, người lớn 3 – 4 lần.
Nguồn tham khảo
10 Impressive Health Benefits of Mung Beans https://www.healthline.com/nutrition/mung-beans Ngày truy cập: 20/12/2020