Người bị bệnh tim mạch nên tập thể dục sao cho an toàn?
Nhiều người sợ rằng tập thể dục có thể gây tác động tiêu cực đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng 100%. Bạn vẫn có thể tập luyện với cường độ phù hợp đấy!
Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa hoặc đẩy lùi bệnh tim mạch? Các nghiên cứu chỉ ra rằng kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất không chỉ để phòng ngừa bệnh tim mà còn ngăn chặn một số nguy cơ.
Tầm quan trọng của việc tập thể dục với bệnh tim mạch
Tim mạch cũng cần tập thể dục giống như bất kỳ các cơ khác. Cơ bắp được sử dụng thường xuyên sẽ trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn, trong khi cơ bắp không được sử dụng làm suy yếu và teo. Khi được tập luyện, tim có thể bơm nhiều máu hơn trong cơ thể và tiếp tục hoạt động với hiệu quả tối ưu với ít căng thẳng.
Điều này có thể giúp tim mạch khỏe mạnh lâu hơn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp duy trì các động mạch và các mạch máu linh hoạt hơn, đảm bảo lưu lượng máu tốt và giữ huyết áp ổn định.
Tập luyện có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
- Thói quen lành mạnh này sẽ giúp kiểm soát huyết áp vì nó kích thích “oxít nitric”, hỗ trợ mở rộng các mạch máu.
- Vận động có thể làm tăng mức cholesterol tốt HDL.
- Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Những người ít vận động có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.
Tập thể dục giúp cải thiện huyết áp và lưu lượng máu
Bài tập nào phù hợp với bạn?
1. Bài tập aerobic
Tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện lưu thông, dẫn đến giảm huyết áp và nhịp tim. Thêm vào đó, loại hình luyện tập này cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu đã sống chung với bệnh tiểu đường, việc rèn luyện cơ thể đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Bạn nên thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần, ví dụ như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, chơi tennis và nhảy dây. Bạn nên thực hiện những bài tập aerobic với cường độ trung bình.
Chạy bộ là một bài tập aerobic hiệu quả
2. Bài tập rèn luyện sức bền
Đối với những người thừa cân, loại hình luyện tập này có thể giúp giảm mỡ và tạo khối cơ bắp săn chắc hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự kết hợp giữa tập thể dục nhịp điệu và tập luyện sức bền có thể giúp tăng cholesterol HDL có lợi và giảm cholesterol LDL có hại.
Một số bài tập rèn luyện sức bền mà bạn có thể tham khảo là tập với tạ tay, tạ đòn, hoặc các máy tập, với dây đàn hồi hoặc thông qua các bài tập như chống đẩy, squat và tập xà đơn.
Chống đẩy giúp bạn giảm mỡ, cải thiện sức khỏe tim mạch
3. Bài tập giãn cơ, uốn dẻo và cân bằng
Những bài tập rèn luyện sự dẻo dai như giãn cơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch của bạn. Loại hình luyện tập này hỗ trợ cho xương khớp linh hoạt, hạn chế nguy cơ đau khớp, chuột rút và các vấn đề cơ bắp khác. Sự linh hoạt này là một phần quan trọng để giúp bạn duy trì tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng.
Giãn cơ giúp thúc đẩy hiệu quả của quá trình tập luyện và hạn chế chấn thương
Lưu ý khi luyện tập
Dưới đây là một số biện pháp bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu tập thể dục:
- Dừng tập luyện nếu bạn cảm thấy mệt hoặc khó thở. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình để được góp ý trong quá trình tập luyện.
- Không tập thể dục nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc bị ốm gần đây. Bạn nên đợi vài ngày sau khi các triệu chứng biến mất trước khi quay trở lại tập thể dục. Nếu không chắc chắn, bạn nên kiểm tra bác sĩ nhé.
- Nếu bạn bị khó thở kéo dài, hãy nghỉ ngơi và gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi cách điều trị, chế độ ăn uống.
- Dừng hoạt động nếu bạn có cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều. Kiểm tra mạch của mình sau khi nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Nếu trên 120 nhịp/phút, bạn nên tới bác sĩ để có được sự giúp đỡ.
- Nếu bạn cảm thấy đau, đừng lờ nó đi. Nếu bạn bị đau ngực hoặc đau ở bất cứ nơi nào, đừng tiếp tục hoạt động. Tập thể dục trong khi cơ thể bị đau có thể dẫn đến căng thẳng hoặc tổn thương khớp.
Hãy ngừng tập thể dục và nghỉ ngơi nếu bạn có những triệu chứng sau:
- Đau tức ngực.
- Yếu hơn.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân .
- Áp lực lên ngực, cổ, cánh tay, hàm hoặc vai hoặc bất kỳ triệu chứng nào gây lo ngại.
Hãy nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy khó thở
Để kiểm soát bệnh tim mạch và củng cố sức khỏe tim mạch, bạn nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp. Để hiểu rõ hơn về quá trình luyện tập và kết nối với huấn luyện viên chuyên nghiệp, bạn hãy tải ngay và trải nghiệm ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP nhé.
Nguồn tham khảo
3 Kinds of Exercise That Boost Heart Health https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/3-kinds-of-exercise-that-boost-heart-health Ngày truy cập: 22/7/2020
Safe Exercise for Patients with Heart Disease https://www.nationaljewish.org/conditions/health-information/living-with-heart-disease/exercise-and-heart-disease Ngày truy cập: 22/7/2020
Can Exercise Reverse or Prevent Heart Disease? https://www.healthline.com/health/heart-disease/exercise#1 Ngày truy cập: 22/7/2020