Hé mở những bí mật ít người biết về bông súng

Author picture

Hé mở những bí mật ít người biết về bông súng

Cùng họ với bông sen, bông súng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, tùy theo màu sắc của hoa, bông súng mang đến những ý nghĩa và công dụng khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những bí mật về bông súng, bao gồm tất cả lợi ích và sự khác biệt về ý nghĩa của từng màu hoa. Đừng bỏ lỡ nhé!

Thông tin tổng quan về bông súng

Hoa súng thuộc họ Nymphaeaceae, là loài thảo sống dưới nước có hoa màu trắng, hồng, xanh hoặc đỏ sặc sỡ. Đây là loại cây có nguồn gốc lâu đời. Bằng chứng hóa thạch cho thấy chúng đã tồn tại khoảng 160 triệu năm. Hoa sen xanh và hoa sen trắng, các giống trong họ hoa súng, được tôn kính ở Ai Cập cổ đại.

Bông súng mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới, và được tìm thấy trên khắp thế giới, ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và Châu Á. Hoa thường có màu trắng, đỏ tím hoặc vàng nhạt. Hoa súng có hình hài tương tự sen, nhưng không thơm bằng. Ở nhiều nơi, hoa súng nở quanh năm. Tuy nhiên, ở những nơi khí trời lạnh lẽo, hoa súng thường bị lụi đi và chỉ mọc lại khi thời tiết ấm dần. Lá bông súng là lá đơn, mọc cách nhau. Mép lá có răng cưa, mặt trên nhẵn màu xanh, mặt dưới thường có màu xanh lam hoặc tím đậm.

Thông tin tổng quan bông súng

Bông súng có cùng họ với sen

Quả hoa súng được dùng làm thực phẩm ở Châu Phi và Ấn Độ. Ở đó, trẻ em thường hái trái cây, thân cây và hoa, tất cả đều có thể ăn được. Hạt của hoa súng có thể được tìm thấy trong một số loại thuốc cổ truyền. Ở Nigeria, Ghana và một số vùng của Ấn Độ, chúng được coi là có tác dụng giải nhiệt và được sử dụng để điều trị sốt và các bệnh ngoài da như chàm. Trong y học Ayurvedia ở Ấn Độ, chúng được coi là có tác dụng giải nhiệt và được sử dụng để chữa sốt.

Bông súng thường mọc ở ao, hồ hoặc đầm lầy. Người Ai Cập cổ xem bông súng là tượng trưng cho tái sinh và thái dương. Còn về mặt phong thủy, hoa súng nói chung đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng. Với mỗi sắc hoa khác nhau, ý nghĩa cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, hoa súng đỏ đại diện cho tình yêu mãnh liệt, tràn đầy nhiệt huyết. Hoa súng hồng tượng trưng cho sự trẻ trung, còn súng trắng thể hiện sự tinh khôi, thuần khiết.

Lợi ích của hoa súng

Có giá trị dinh dưỡng cao, bông súng được đánh giá là loại “thần dược” mang lại tác dụng cao hơn cả Viagra. Điều này là do lượng chất Nuciferine C19 H21 NO2, một loại axít amin có nguồn gốc tự nhiên thường được dùng để điều trị chứng bất lực sinh lý ở nam và nữ giới.

Ngoài ra, bông súng còn chứa nhiều chất dùng để trị yếu sinh lý như: Apomorphine C17 H17 NO2, Phytosterol, Bioflavonoids, Phosphodiesterase, Glucose, Fructose, Sucrose, Mannitol, Raffinose, Amino axit, Axit Galacturonic. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng của những chất này đối với việc điều trị bệnh Parkinson. Trong đông y, bông súng còn là một thành phần thuốc để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, đường tiểu bị rối loạn, mất ngủ kinh niên hay tiểu đường. Chiết xuất từ lá hay thân cây súng cũng được dùng để trị bệnh gan, giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ trong máu hiệu quả.

Lợi ích của hoa súng

Không chỉ cuống hoa, hạt hoa súng cũng có thể dùng để chế biến món ăn

Bông súng và những bài thuốc chữa bệnh

Bạn có thể dễ dàng tìm được những bài thuốc trị bệnh với thành phần là bông súng, chẳng hạn như nhưng người bị đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ hay trường hợp nam giới bị di tinh, trẻ em bị co giật có thể dùng 30-40g hoa súng để nấu hoặc sấy khô uống mỗi ngày.

Với những người bị suy nhược, thường xuyên đổ mồ hôi trộm có thể dùng 400g củ súng nấu chín, bóc vỏ và luộc chín 800g củ mài phơi khô và tán nhuyễn để nấu cháo ăn hằng ngày. Lưu ý, mỗi lần chỉ dùng khoảng 10g để nấu. Bạn cũng có thể dùng củ súng nấu chè ăn giải cảm hoặc chế biến các món ăn từ bông súng để tận dụng những lợi ích mà loài hoa này mang lại.

Gợi ý món ăn từ bông súng

Không chỉ để chưng hay làm thuốc, bông súng cũng được dùng để chế biến món ăn. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để chế biến món ngon từ loại hoa này!

  • Bông súng bóp xổi cải thiện tiêu hóa: Tước vỏ ngoài của cuống bông súng, rửa sạch và cắt khúc ngắn khoảng 5 cm. Cho vào tô, thêm giấm, đường cát và bóp nhẹ cho thấm đều. Sau đó trộn đều với một ít rau răm. Bạn có thể dùng món này với mắm kho, hoặc nước tương kho.
  • Gỏi bông súng ăn đổi vị: Cọng súng tước vỏ, cắt từng khúc, sau đó trộn đều với thịt heo, bò hoặc tôm đã luộc chín tùy thích. Thêm chanh, nước mắm, đường, ớt cho vừa ăn, sau đó trộn đều. Cuối cùng chỉ cần thêm ít đậu phộng và rau thơm, bạn đã có món gỏi ngon lành để thưởng thức.
  • Dưa chua: Cuống lá súng, sau đó tước bỏ vỏ, rửa sạch và ướp muối có thể muối ăn xổi hoặc muối làm dưa để dùng kho cá hoặc thịt.
  • Canh chua: Người dân Nam Bộ thường dùng cọng súng cắt khúc cùng bông điên điển và cá linh để nấu canh chua. Ngoài cá linh, bạn cũng có thể nấu canh với cá lóc, cá rô đồng, lươn hoặc ếch tùy thích

Trên đây là những lợi ích mà bông súng mang lại. Bạn có thể dùng chúng như một bài thuốc hoặc để chế biến món ăn. Bông súng cũng có thể dùng để chưng trong nhà.

Nguồn tham khảo

Water Lily Fruit https://specialtyproduce.com/produce/Water_Lily_Fruit_12929.php Ngày truy cập: 14/01/2021

Red Water Lily Facts https://www.healthbenefitstimes.com/red-water-lily-facts/ Ngày truy cập: 14/01/2021