Củ mài – Món ăn quen thuộc của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc
Củ mài là món ăn hết sức quen thuộc ở miền Bắc. Thế chúng có thực sự tốt cho sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Củ mài, còn được mọi người biết đến với tên gọi “hoài sơn”, “củ chụp” hay “khoai mài”, là thành viên của đại gia đình họ Củ nâu (Dioscoreae). Tại Việt Nam, khoai mài thường được người dân miền núi mang về để sắc ra, làm thuốc bổ ngũ tạng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loại rau củ này, cũng như những lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại.
Tìm hiểu thêm về củ mài
Củ mài (tên khoa học Dioscorea Hamiltonii) dùng để chỉ một loại cây có củ cắm sâu vào lòng đất. Đây là cách gọi quen thuốc của người dân miền Bắc dành cho chúng. Khi vào đến vùng Nam Bộ, chúng được thay thế bằng “khoai mài”.
Khoai mài là một loại cây hoang dã, thường được tìm thấy ở khu vực rừng núi tại các quốc gia Châu Á, điển hình như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng thường mọc tại các tỉnh miền Bắc (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Giang, Quảng Ninh) và một số tỉnh miền Trung (từ Huế trở ra). Khoai mài không chỉ chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và muối khoáng, chúng còn được xem là dược liệu quý chữa được nhiều bệnh.
Cây mài là dạng dây leo, thân nhẵn, hơi có góc cạnh. Lá mài có phiến hình trái tim, mọc so le hoặc mọc đối. Rễ khoai mài chính là phần củ, mọc thẳng xuống đất sâu. Củ mài có hình dáng mập hoặc hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài chừng 30 – 50cm.
Khoai mài mọc quanh năm, có thể thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm
Nhưng theo người dân các tỉnh miền núi, tốt nhất là thu hoạch vào mùa Thu – Đông, thời điểm củ có nhiều dưỡng chất nhất.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ mài
Theo USDA, với 100g khoai mài tươi, bạn sẽ nhận được:
- 104 calorie
- 7g chất xơ
- 4g đường
- 24g carbohydrate
- 11g chất béo
- 23g protein
- 11mg canxi
- 47mg sắt
- 2mg magiê
- 41mg phốt pho
- 583mg kali
Ngoài ra, khoai mài còn có chất bột, chất nhầy (axit phytic), cholin, 16 axit amin, các men oxy hóa và vitamin C.
Lợi ích sức khỏe của củ mài
Nhắc đến khoai mài hay hoài sơn, các chuyên gia sức khỏe không thể nhắc đến công dụng của chúng trong thuốc Đông y. Khoai mài là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền như:
- Trị kém ăn
- Trị tiêu chảy lâu ngày
- Phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
- Tăng cường chức năng tiêu hóa
- Điều trị xuất tinh sớm
- Điều trị bệnh tiểu đường
Ngoài ra, khoai mài còn có hàm lượng tinh bột cao (gần bằng gạo) và chứa loại protein có chuyển hóa tinh bột thành đường. Điều này khiến chúng từng là nguồn lương thực chính thay gạo để chống lại nạn đói. Theo các chuyên gia y tế, những đối tượng sau đây được khuyến khích sử dụng bài thuốc có chứa khoai mài:
- Người bị suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng thận, phổi
- Người thường xuyên bị ho, khó thở, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi
- Người mắc khí huyết hư hàn, biểu hiện: gầy yếu, sợ lạnh.
- Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh
- Người mắc bệnh tiểu đường loại 2
Sau khi phơi khô, khoai mài được dùng trong các món Đông y
3 bài thuốc y học dân gian phổ biến nhất có sử dụng khoai mài:
- Điều trị bệnh về dạ dày: Sắc 700ml nước với 10g hoài sơn, 8g bạch truật, 5g trần bì, 6g phục linh. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Thuốc bổ thận: Sắc 700ml nước với 10g hoài sơn, 8g bạch truật, 10g khiếm thực (củ súng), 6g sơn thù du. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị ho: Sắc 700ml nước với 10g hoài sơn, 10g củ mạch môn 10g, 10g bách hợp, 6g sa sâm. Uống hàng ngày.
Lợi ích cho người tập gym
Bên cạnh các lợi ích kể trên, củ từ còn có công dụng giúp bạn nạp nhiều dưỡng chất mà vẫn kiểm soát cân nặng. Một lợi ích mà người tập gym rất quan tâm đến. Khoai mài được xem là một nguồn dinh dưỡng cao, chỉ đứng sau gạo và ngô. Với khoai mài, bạn sẽ nạp đủ năng lượng cần thiết cho việc tập luyện. Đồng thời, nhờ vào lượng chất xơ có trong khoai mài, sau khi ăn, bạn sẽ có cảm giác no lâu. Bạn vừa cảm thấy no, vừa giúp eo thon, bạn hoàn toàn không phải lo về việc tăng cân không kiểm soát.
Hướng dẫn lựa chọn và bảo quản củ mài
- Chọn những củ mang lại cảm giác chắc và nặng tay
- Chọn củ không bị xước vỏ, không có vết bầm tím, vết lồi lõm hay vết nứt
- Nếu dùng để ăn, bạn có thể bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Tuy nhiên, bạn không nên để khoai mài quá lâu ngoài nhiệt độ thông thường
- Nếu dùng để làm thuốc, quy trình bảo quản cần phải kỹ càng hơn. Bạn hãy sử dụng túi zip hoặc túi hút chân không để bảo quản. Để ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
Cách chế biến củ mài đúng cách
Chè khoai mài là một món ăn phổ biến, vừa ngon vừa bổ cho sức khỏe
- Rửa sạch, gọt vỏ, ngâm với nước phèn để loại bỏ chất nhớt (theo tỷ lệ 1 lít nước : 10g phèn chua).
- Nếu bạn muốn chế biến món ăn thì chế biến ngay sau bước trên. Nếu bạn muốn làm thuốc thì phải tiếp tục bước bên dưới.
- Sấy diêm sinh (sấy bằng lưu huỳnh) liên tục trong 3 ngày đêm đến khi củ mềm nhũn, rửa sạch rồi phơi cho se lại. Tiếp tục sấy diêm sinh cho đến khi củ mềm, phơi đến gần khô lại sấy diêm sinh một lần nữa. Cuối cùng, giã nhuyễn để làm thuốc.
Ngoài ra, củ mài còn được dùng phổ biến trong các món như sâm bổ lượng
Bài viết vừa rồi đã giới thiệu tới bạn những thông tin khái quát về củ mài – món ăn mọi nhà. Nhưng một bài thôi sẽ chưa đủ để bạn hiểu sâu về món ăn bổ ích này. Bạn có tò mò về những công thức chế biến khoai mài ngon, độc, lạ khác? Hoặc chúng không nên được dùng chung với những món nào? Hãy theo dõi LEEP.APP để đón đọc những bài viết thú vị khác nhé!
Nguồn tham khảo
Multicomponent analysis and activities for evaluation of Dioscorea oppositifolia and Dioscorea hamiltonii https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/09540105.2019.1674786 Ngày truy cập: 24/01/2021