5 dấu hiệu thừa chất béo vô cùng tai hại mà ít ai để ý

5 dấu hiệu thừa chất béo vô cùng tai hại mà ít ai để ý

Dấu hiệu thừa chất béo là gì? Đây là điều tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết một cách chính xác. Những thông tin hữu ích trong bài viết này có thể giúp ích cho bạn đấy! Vì thế, hãy cùng LEEP.APP khám nhé.

Tiêu thụ quá nhiều chất béo, kể cả loại xấu hay tốt đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy theo dõi những dấu hiệu thừa chất béo trên cơ thể để điều chỉnh ngay chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đặc biệt là những ai đang áp dụng chế độ keto nhưng không thể kiểm soát lượng chất béo.

Dấu hiệu thừa chất béo do tiêu thụ quá mức

Thông thường, bạn sẽ dễ dàng nhận ra một số dấu hiệu thừa chất béo phổ biến. Trong khi, một số dấu hiệu khó nhận biết còn lại cũng nguy hiểm không kém.

1. Tăng cân

Chất béo có hàm lượng calorie cao, cung cấp gấp đôi calorie trên mỗi gam tiêu thụ so với carb và protein. Cụ thể, mỗi gram chất béo tiêu thụ sẽ cung cấp thêm 9 calorie, trong khi 1g carb hoặc protein chỉ nạp thêm 4 calorie cho cơ thể.

Hấp thụ quá nhiều calorie sẽ dễ khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa, từ đó làm cơ thể nhiều mỡ và tăng cân nhanh hơn.

2. Mức cholesterol tăng cao

Chất béo bão hòa có trong các nguồn động vật như bơ, phô mai, thịt bò có nhiều vân mỡ… sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cao nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Hơi thở có mùi

Khi cơ thể sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính, nó sẽ sản xuất xeton gây ra mùi khó chịu trong trong miệng. Những người có chế độ ăn kiêng giàu chất béo và ít carb như keto cần vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn để hạn chế tình trạng này.

hơi thở có mùi

Tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ khiến hơi thở có mùi

4. Gặp vấn đề về tiêu hóa

Một chế độ ăn uống nhiều chất béo thường sẽ giảm thấp hàm lượng trái cây và rau củ cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Nói một cách đơn giản, khi áp dụng chế độ ăn uống này, bạn dễ bị thiếu hụt nghiêm trọng lượng chất xơ cần thiết để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động, tăng khả năng bị táo bón.

5. Cơ thể thiếu linh hoạt

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều có thể gây ra chứng đầy hơi và tăng giảm năng lượng nhanh. Do đó, bạn thường sẽ cảm thấy đầy hơi và hoạt động chậm chạp.

Bạn nên ăn bao nhiêu chất béo mỗi ngày?

Dựa trên mức tiêu chuẩn 2000 calorie, bạn có thể ăn khoảng 78g chất béo cho một ngày. Tuy nhiên con số này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu calorie của bạn.

Ví dụ nữ giới ở độ tuổi đi học chỉ cần tiêu thụ 1500 calorie. Vì thế, họ chỉ cần tối đa 58g chất béo mỗi ngày. Trong khi đó, những vận động viên cần tập luyện với cường độ cao thường cần là 3500 calorie mỗi ngày. Do đó, họ có thể bổ sung đến 135g chất béo trong 1 ngày.

Để có thể tìm ra con số phù hợp, ngoài việc dựa vào tổng lượng calorie, bạn cũng nên chú ý giới hạn chỉ 10% lượng calorie tiêu thụ từ chất béo bão hòa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên giới hạn lại còn 5% từ chất béo bão hòa để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tim mạch.

theo dõi calorie tiêu thụ

Kiểm soát lượng calorie từ chất béo bão hòa để duy trì sức khỏe

Giả sử tổng lượng calorie là 2000 calorie, vậy chất béo bão hòa chỉ được bổ sung đến mức tối đa là 200 calorie tương ứng với khoảng 22g chất béo. Và theo gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng, thì bạn chỉ nên ăn tối đa 11g chất béo bão hòa mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn nên tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa, thường có trong thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn. Do đó trước khi mua đồ ăn ở ngoài, hãy kiểm tra thành phần trên nhãn và không chọn các loại có chất béo hydro hóa.

>>> Xem thêm: Hậu quả khi thiếu chất béo với cơ thể: Bạn đã biết chưa?

Dư thừa chất béo dài hạn có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

1. Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Một trong những hạn chế đầu tiên chính là thiếu hụt dinh dưỡng. Khi chế độ ăn tập trung quá nhiều vào một chất, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu so với chế độ ăn đa dạng kết hợp nhiều nguyên liệu.

Vì vậy, nếu bạn thường ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo, hãy tăng lượng trái cây và rau củ để cân bằng dinh dưỡng.

2. Thay đổi phản ứng sinh hóa

Các phản ứng sinh hóa bẩm sinh trong cơ thể có khả năng bị thay đổi nếu bạn ăn quá nhiều chất béo trong thời gian dài.

Khi chỉ ăn thực phẩm giàu chất béo với lượng calorie cao, cơ thể sẽ có xu hướng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ và cao huyết áp.

3. Tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư

Dư thừa chất béo lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Nếu bạn không sớm thay đổi chế độ ăn uống, cơ thể sẽ dần bị ảnh hưởng nhiều hơn và mắc thêm nhiều loại bệnh lý khác nhau, nguy hiểm nhất chính là phát triển ung thư.

Nguồn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Chất béo, cùng với carb và protein là những vi chất đa lượng thiết yếu cho quá trình duy trì và phát triển cơ thể. Thay vì đắn đo giữa chế độ ăn giàu chất béo hay ít chất béo, bạn nên tập trung vào loại chất béo và hàm lượng khuyến nghị tốt nhất cho sức khỏe.

Chọn các thực phẩm giàu chất béo tốt sẽ có lợi cho sức khỏe

Chọn các thực phẩm giàu chất béo tốt sẽ có lợi cho sức khỏe

Chất béo không bão hòa, đặc biệt là chất béo không bão hòa đa, chính là loại chất béo lành mạnh nhất. Những thực phẩm giàu chất béo tốt bao gồm dầu ô-liu, dầu hạt và quả hạch, bơ, cá béo… đều rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, axít alpha-linolenic (ALA) cùng với axít béo omega-3 đều có tác dụng cải thiện cholesterol, tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.

Qua đó, chất béo lành mạnh có khả năng cải thiện sức khỏe tim rất tốt, giảm nguy cơ đột quỵ hay mắc các bệnh tim mạch. Bạn có thể bổ sung các loại chất béo này từ quả óc chó, hạt chia, hạt lanh…

Nguồn tham khảo

5 Warning Signs You’re Eating Too Much Fat. https://www.eatthis.com/too-much-fat/. Ngày truy cập: 1/10/2020