Hậu quả khi thiếu chất béo với cơ thể: Bạn đã biết chưa?

Hậu quả khi thiếu chất béo với cơ thể: Bạn đã biết chưa?

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất béo qua khẩu phần ăn hằng ngày sẽ gây nên tình trạng thiếu chất béo. Bạn hãy cùng LEEP.APP tham khảo bài viết này để tìm hiểu về hậu quả khi thiếu chất béo nhé.

Chất béo dường như không “xấu” như suy nghĩ của nhiều người. Theo những phân tích từ các chuyên gia cho thấy thiếu chất béo có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Vai trò của chất béo

Đối với suy luận của nhiều người thì chất béo sẽ gây nên tình trạng mỡ thừa, đồng thời khiến nồng độ cholesterol tăng cao, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu. Đó là lý do nhiều người gạch bỏ chất béo trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.

Tuy nhiên, chất béo lại là một trong bốn nhóm dưỡng chất quan trọng nhất của con người bao gồm chất đường, chất đạm, chất béo và cuối cùng là vitamin với khoáng chất.

Dấu hiệu khi cơ thể thiếu chất béo

Thường cảm thấy đói bụng

Bạn thường cảm thấy đói bụng dù đã ăn đầy đủ các bữa. Đó có thể là lý do từ việc bạn tiêu thụ quá ít chất béo.

Hãy lưu ý rằng chất béo giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, giúp điều hòa cảm giác thèm ăn và tạo cảm giác no lâu. Một số loại thực phẩm giàu chất béo như sữa chua, phô mai, bơ và cả dầu ăn… bạn hoàn toàn có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.

Thường xuyên cảm thấy đói bụng dù đã ăn đủ là dấu hiệu khi bạn thiếu chất béo

Thường xuyên cảm thấy đói bụng dù đã ăn đủ là dấu hiệu khi bạn thiếu chất béo

Thường cảm thấy lạnh

Ngoài cảm giác về việc hay đói bụng, việc nạp quá ít chất béo cũng khiến bạn cảm thấy lạnh. Bởi chất béo có vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể và giữ ấm. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy lạnh thì rất có thể là do cơ thể thiếu hụt chất béo và cần bổ sung thêm.

Da khô

Với những dấu hiệu như khô da, da dễ đóng vảy, và có triệu chứng ngứa? Đó là những dấu hiệu bạn đang thiếu chất béo lành mạnh. Một nghiên cứu cho thấy thiếu hụt axit béo omega-3 có thể làm cho làn da nhạy cảm hơn và khô.

Đường huyết không ổn định

Nếu chỉ số đường huyết cao và không có sự ổn định, bạn cần nạp ngay chất béo. Với chế độ ăn có đầy đủ chất béo sẽ đem lại những tác động tích cực nhiều hơn đối với chỉ số đường huyết.

>>> Xem thêm: Tổng hợp nhóm thực phẩm ít chất béo tốt nhất dành cho gymer

Nếu chỉ số đường huyết cao và không có sự ổn định, bạn cần nạp ngay chất béo

Nếu chỉ số đường huyết cao và không có sự ổn định, bạn cần nạp ngay chất béo

Hậu quả khi thiếu chất béo

Thiếu hụt vitamin

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quá trình, chức năng chuyển hóa bên trong cơ thể chúng ta. Đặc biệt, chúng chính là chất xúc tác để giúp hòa tan các loại vitamin, đặc biệt là những vitamin tan trong chất béo.

Chất béo giúp phát huy tác dụng như vitamin A, D, E và K. Đó là lý do nếu như không được cung cấp đầy đủ chất béo đồng nghĩa với việc hấp thụ các chất vitamin bên trong cơ thể chúng ta cũng không được đáp ứng đầy đủ. Hậu quả khi thiếu chất béo này là dẫn tới sự thiếu hụt các chất quan trọng bên trong cơ thể.

Tăng cholesterol và bệnh tim mạch

Khi cơ thể được bổ sung một lượng quá ít chất béo sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol có lợi HDL giảm xuống. Trong khi đó, đây loại cholesterol này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn giảm các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch, bằng cơ chế “vận chuyển” những cholesterol xấu trong thành mạch máu xuống gan và để bài tiết, đào thải ra bên ngoài.

Tuy nhiên, khi lượng cholesterol này bị giảm xuống hay mất cân bằng thì đồng nghĩa cholesterol xấu LDL sẽ có cơ hội tăng lên. Khi đó, bạn có khả năng phải đối diện với những nguy cơ gặp phải với bệnh tật.

Theo các chuyên gia sức khỏe, những loại chất béo hữu ích như chất béo omega-3 có trong mỡ cá, các loại tinh dầu sẽ là đồng minh cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi.

Các loại chất béo hữu ích như chất béo omega-3 sẽ giúp cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi

Các loại chất béo hữu ích như chất béo omega-3 sẽ giúp cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi

Hệ thần kinh bị ảnh hưởng

Việc không hấp thụ đầy đủ chất béo có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh của chúng ta, từ đó ảnh hưởng đến đến sức khỏe. Đó là lý do vì sao bạn cần phải tiêu thụ đủ lượng chất béo để duy trì chức năng hệ thần kinh tối ưu.

Chất béo được sử dụng như là các khối xây dựng cho thành tế bào mạnh. Khoảng 50% thành tế bào được xây dựng từ chất béo. Vai trò của chất này không chỉ giúp chúng ta có các tế bào khỏe mạnh mà còn loại bỏ được những tế bào xấu ra khỏi cơ thể.

Thiếu chất béo làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã được cố gắng thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân của ung thư. Một số trong đó đã chỉ ra rằng, tình trạng thiếu chất béo có thể là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Cụ thể với những thí nghiệm ở những người có chế độ ăn đầy đủ các chất bao gồm cả chất béo thường có tỷ lệ mắc ung thư rất thấp. Trong khi đó, với những người càng cố gắng thực hiện chế độ ăn kiêng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư lại cao hơn.

Do vậy, nếu không được bổ sung, cung cấp đầy đủ các loại chất béo lành mạnh thì nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.

Thiếu chất béo làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Nếu không cung cấp đầy đủ các loại chất béo lành mạnh, nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ tăng cao

Đừng để những chất béo xấu khiến bạn đánh giá sai những lợi ích mà chúng thực sự có thể đem lại cho cơ thể và sức khỏe của bạn. Vì vậy, mỗi người cần có chế độ ăn hợp lý để bổ sung các loại chất béo cần thiết cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh.

Da xấu đi

Có thể bạn chưa biết nhưng chất béo cũng ảnh hưởng trực tiếp tới làn da? Mỡ trong chế độ ăn và cơ thể rất quan trọng để có làn da khỏe mạnh. Khi ăn kiêng, người bình thường cũng ít ăn tinh bột để lưu trữ nước. Điều này dẫn đến tình trạng mất nước ở cơ thể và là nguyên nhân chính dẫn tới việc làn da của bạn xấu đi.

Nguồn tham khảo

Harmful Effects of Ingesting Too Little Fat https://healthyeating.sfgate.com/harmful-effects-ingesting-little-fat-2492.html Ngày truy cập: 26/5/2020

9 Signs You’re Not Eating Enough Fat https://www.huffingtonpost.com.au/2017/11/19/9-signs-youre-not-eating-enough-fat_a_23279029/ Ngày truy cập: 26/5/2020

6 Sneaky Signs You Might Not Be Eating Enough Fat http://www.eatingwell.com/article/2057559/6-sneaky-signs-youre-not-eating-enough-fat/ Ngày truy cập 25/5/2020