Lạm dụng chất béo để lại hậu quả khôn lường như thế nào?
Lạm dụng chất béo gây ra những tác động tiêu cực nào đến cơ thể? Nếu chưa tường tận về vấn đề này, bạn hãy để LEEP.APP “vạch lá tìm sâu” về những nguy cơ khi cơ thể bị dư thừa chất béo nhé.
Trong suốt cuộc sống, chất béo đóng vai trò trong việc cung cấp năng lượng và hỗ trợ phát triển cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không bổ sung chất này với liều lượng hợp lý, bạn có khả năng phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe đấy!
Lợi ích của chất béo với cơ thể
Thông thường, nhiều người sẽ cho rằng chất béo đem lại những lợi ích xấu cho sức khỏe. Vì thế, chúng ta vô tình loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Phần lớn cơ thể sẽ hấp thu chất béo có trong thực phẩm bạn ăn mỗi ngày. Trong quá trình hấp thu, chất béo sẽ bị phá vỡ và được chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể để thực hiện chức năng:
- Duy trì làn da và mái tóc khỏe mạnh.
- Làm ấm cơ thể và đảm bảo nhiệt độ ở mức ổn định.
- Hỗ trợ các tế bào hoạt động chức năng hiệu quả.
- Hoạt động như một chất hấp thụ cho xương.
- Giúp cơ thể hấp thụ các chất vitamin quan trọng như A, E, D và K.
- Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Hậu quả khi lạm dụng chất béo
1. Nguy cơ ung thư dạ dày
Một trong những yếu tố gây hại của chất béo tới cơ thể chúng ta đó là việc làm giảm khả năng chống ung thư của vitamin C. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy vitamin C (axít ascorbic) có thể giúp “loại bỏ” các tác nhân gây nên ung thư được tạo ra khi nước bọt và thức ăn trộn lẫn với axít trong dạ dày.
Dư thừa chất béo sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe và vóc dáng của bạn
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm nhỏ là cho axit béo vào hỗn hợp kể trên. Họ thấy rằng axít ascorbic không còn tác dụng chuyển các hợp chất nguy hiểm thành hợp chất an toàn cho cơ thể. Từ đó, các chuyên gia khẳng định phát hiện này cho thấy chế độ ăn uống có thể liên quan đến một số bệnh ung thư dạ dày.
2. Nguy cơ ung thư vú
Một vài cảnh báo đã được đưa ra khi các chất béo được cho là có khả năng gây nên ung thư vú. Đối với các loại thực phẩm đồ ngọt, đóng hộp như bánh, kẹo, nước ngọt…, trường hợp dư thừa chất béo với hàm lượng lớn sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể.
Thực vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc hấp thu các chất béo có hại với hàm lượng cao rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Thậm chí, dư thừa chất này còn có khả năng gây bệnh ung thư, điển hình là các chất béo chuyển hóa (trans fat) còn được gọi là dầu hydro hóa. Bởi vì thành phần hóa học của chúng có chứa nguyên tử hydro trong phân tử.
3. Gây nên các bệnh về tim mạch
Chất béo là một trong những nguyên nhân gia tăng cholesterol trong máu. Đặc biệt là khi bạn tiêu thụ chất béo chuyển hóa, đây là lượng chất béo sản sinh ra rất nhiều cholesterol). Cholesterol là nguyên nhân trực tiếp hình thành các mảng bám trên thành động mạch, gây xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Trong trường hợp nguy hiểm hơn, chất béo xâm nhập và đông đặc trong máu sẽ tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch máu, dẫn đến bịt kín mạch máu, gây tắc nghẽn mạch máu. Theo thời gian, chúng dẫn đến các trường hợp như nhồi máu cơ tim hay nguy cơ đột quỵ.
Bổ sung chất béo như thế nào là tốt cho cơ thể?
Cân đối hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ giúp phát huy tối đa lợi ích của chất này với sức khỏe. Bạn sẽ tránh được nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tật.
Như đã đề cập, chất béo là nguồn năng lượng để cấu tạo nên màng tế bào, tham gia vào nhiều phản ứng xảy ra bên trong cơ thể. Đây cũng là năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động.
Năng lượng hằng ngày có từ chất béo khi nạp vào cơ thể phải dưới mức 20 – 25%
Bạn nên lựa chọn chất béo tốt có nguồn gốc từ thực vật. Thực tế, các nguồn chất béo xấu thường có trong nguồn thực phẩm từ động vật và cá thực phẩm được chế biến sẵn. Theo nguyên tắc, chúng ta chỉ nên nạp vào cơ thể từ 30 – 35% năng lượng từ chất béo (10 – 15% từ protein và 50 – 55% từ carbohydrate).
Dù vậy, vì lý do sức khỏe (đặc biệt vì sức khỏe tim mạch), bạn nên thay đổi nguồn chất béo lấy vào cơ thể đúng số lượng cần thiết: 25% từ chất béo bão hòa, 50% từ chất béo monounsaturated và 25% từ chất béo polyunsaturated.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được những tác hại khi lạm dụng chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Vì thế, để hạn chế rủi ro, bạn nên lên kế hoạch ăn uống khoa học, tính toán liều lượng dinh dưỡng bổ sung phù hợp với thể trạng của mình nhé.
Để cập nhật thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng và luyện tập, bạn hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP về điện thoại nhé.
Nguồn tham khảo
There is such a thing as eating too much healthy fat – this is how it affects your body https://www.cosmopolitan.com/ Ngày truy cập: 17/5/2020
Fat: the facts https://www.nhs.uk/ Ngày truy cập: 17/5/2020