5 dấu hiệu mắc bệnh sa sút trí tuệ bạn không nên xem thường!
Bệnh sa sút trí tuệ có thể được chẩn đoán và phát hiện sớm dựa trên những triệu chứng ban đầu. Vì thế, việc nắm rõ các dấu hiệu bệnh ban đầu sẽ giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng của căn bệnh này. Vậy đâu là dấu hiệu mắc bệnh sa sút trí tuệ?
Sa sút trí tuệ (Dementia) được biết đến là một căn bệnh liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội. Nguyên nhân của bệnh thường do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng ở trong não. Vì đây là một căn bệnh nghiêm trọng nên việc phát hiện ra các dấu hiệu bệnh từ sớm là vô cùng quan trọng. Cùng LEEP.APP tìm hiểu ngay những dấu hiệu của người mắc bệnh sa sút trí tuệ trong bài viết dưới đây!
Dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh sa sút trí tuệ
Thèm ăn
Nghe có vẻ bất ngờ và khó tin nhưng thèm ăn bất thường cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng mắc bệnh sa sút trí tuệ. Nếu chỉ vài giây trước bạn còn đang thèm một túi khoai tây chiên mặn rồi lại bỗng dưng nghĩ đến những chiếc bánh béo ngậy thì có thể đây là triệu chứng đầu tiên của tình trạng suy giảm nhận thức.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ thường cảm giác thèm muốn một thứ gì đó, chẳng hạn như thèm ăn.
Thèm ăn là một biểu hiện của người mắc chứng sa sút trí tuệ
Lúc nào cũng thèm cùng một loại thức ăn
Năm 2015, Tạp chí PLOS ONE (Mỹ) từng công bố một nghiên cứu về sự thay đổi trong thói quen ăn uống của bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. Theo kết quả của nghiên cứu, những người mắc chứng sa sút trí tuệ trán – thái dương (Frontotemporal Dementia, gọi tắt FD) và sa sút trí tuệ ngữ nghĩa (Semantic Dementia, gọi tắt SD) có xu hướng thèm ăn nhiều loại thức ăn giống nhau.
Sự thay đổi của cảm giác thèm ăn
Khi bạn bị sa sút trí tuệ, cảm giác thèm ăn của bạn cũng có thể bị thay đổi. Bạn có thể thèm ăn nhiều hơn, nhưng cũng có thể cảm thấy… chán ăn!
Sự thay đổi cảm giác thèm ăn dù tăng hay giảm cũng đều là một trong những dấu hiệu ban đầu khác của chứng sa sút trí tuệ. Ngoài sự thay đổi về sở thích ăn uống, những người mắc chứng FTD và SD cũng có sự thay đổi về cảm giác thèm ăn. Các nhà nghiên cứu cho rằng thật thú vị khi hai triệu chứng ăn uống trái ngược nhau, “tăng cảm giác thèm ăn” và “chán ăn”, đã được quan sát thấy ở cùng một số lượng bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer nhẹ.
Vì có gần 70% những người bị bệnh Alzheimer cho biết họ có một số triệu chứng trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã đặt ra giả thiết, cảm giác chán ăn có thể do chứng trầm cảm gây nên. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, sự gia tăng cảm giác thèm ăn có thể phản ánh hành vi dùng bữa lặp đi lặp lại vì suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Người bị sa sút trí tuệ thường dễ bị trầm cảm dẫn đến chán ăn
Những thay đổi trong sở thích ăn uống
Nếu bạn đột nhiên thèm những món ăn mà bạn chưa bao giờ thích trước đây, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán. Theo nghiên cứu, những người bị bệnh Alzheimer thường có sự thay đổi trong sở thích ăn uống. Họ thường đặc biệt thích thức ăn ngọt và bánh kẹo dù cho trước đây có thể họ chưa từng ăn ngọt bao giờ.
Do đó, nếu bạn cảm thấy bỗng dưng thèm các món ăn ngọt và sở thích ăn uống của mình không còn như xưa, đây chính là một tín hiệu cơ thể phát ra để báo động với bạn về căn bệnh sa sút trí nhớ. Đừng chủ quan mà hãy trao đổi với bác sĩ của mình để có thể kịp thời điều trị.
Hơn nữa, Hiệp hội Alzheimer cũng gợi ý rằng nếu bạn thật sự mắc chứng sa sút trí tuệ dẫn đến tình trạng thèm ngọt, bạn nên lựa chọn các loại trái cây hoặc rau có vị ngọt tự nhiên thay vì sử dụng các thức ăn chứa vị ngọt nhân tạo từ đường như kem, bánh ngọt, sirô… Ngoài ra, bạn có thể thêm một lượng nhỏ mật ong nguyên chất vào các món ăn mặn của mình để hạn chế nạp quá nhiều đường và dẫn đến căn bệnh tiểu đường với những biến chứng nguy hiểm.
Khó nuốt
Dấu hiệu cuối cùng của bệnh sa sút trí tuệ là hiện tượng khó nuốt. Theo nghiên cứu, tình trạng khó nuốt thường gặp ở những người bị Alzheimer nặng bởi có đến 81,4% bệnh nhân Alzheimer có biểu hiện rối loạn ăn uống và gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Bệnh Alzheimer sẽ tác động đến phần não bộ chịu trách nhiệm nuốt thức ăn, khiến phần não bộ này hoạt động yếu đi.
Người bị Alzheimer nặng sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn
Bí quyết phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ
Để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cũng như hạn chế các triệu chứng, tác động xấu của bệnh, bạn có thể áp dụng một vài bí quyết như:
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể: Người có hàm lượng vitamin D trong máu thấp thường có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao gấp đôi so với người được bổ sung vitamin D đầy đủ.
- Áp dụng chế độ ăn MIND: Chế độ ăn MIND là một chế độ ăn kết hợp giữa chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải. Các thực phẩm trong chế độ ăn MIND như rau lá xanh, các loại rau củ, hạt và quả hạch, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, cá… có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.
- Tập thể dục mỗi ngày: Tập thể dục được xem như một phương pháp hiệu quả để giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Tập thể dục có thể làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức ở người khỏe mạnh, giảm các triệu chứng ở người mắc bệnh. Vì thế, bạn có thể dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe.
Tập thể dục có thể làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức
Sa sút trí tuệ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy chú ý quan sát các dấu hiệu bệnh cũng như áp dụng các biện pháp cải thiện sức khỏe để phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ bạn nhé. Và đặc biệt, bạn đừng quên lên kế hoạch tập luyện để có thể phòng được bệnh này một cách hiệu quả.
Bạn chưa có kế hoạch tập luyện nào? Bạn không biết tập gì? Hãy kết nối ngay với các huấn luyện viên của LEEP.APP. Đây là ứng dụng giúp bạn tìm kiếm các huấn luyện viên cá nhân một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ của PT-iMatch, bạn có thể tìm ra HLV phù hợp với mình. Các huấn luyện viên của LEEP.APP nhiệt tình, chuyên môn cao sẽ nhanh chóng lên kế hoạch tập luyện cho bạn. Ngoài ra, họ còn theo dõi chế độ dinh dưỡng để đưa ra những tư vấn phù hợp. Trong mùa dịch bệnh, bạn có thể tập online cùng HLV LEEP.APP nên không phải lo tiếp xúc với người khác và có thể tập luyện để khỏe mạnh hơn.
Nguồn tham khảo
If You’re Craving This, It Could Be an Early Sign of Dementia, Study Says https://www.msn.com/en-us/health/medical/if-youre-craving-this-it-could-be-an-early-sign-of-dementia-study-says/ss-AAKfpFv#image=4 Ngày truy cập: 01/07/2021