Nếu có những dấu hiệu này khi đi bộ, tim của bạn đang “lên tiếng”
Theo thông tin của Bộ Y tế, cho đến năm 2020, có 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến hơn 200.000 người tử vong mỗi năm. Vì thế, thông qua các triệu chứng khi đi bộ, bạn có thể xác định được sức khỏe tim mạch của mình, từ đó phát hiện sớm bệnh và được chẩn đoán, điều trị.
Theo David Newby, giáo sư tim mạch tại BHF Centre of Research Excellence thuộc Đại học Edinburgh, Scotland một số triệu chứng xuất hiện khi bạn đi bộ hoặc tập thể dục có thể là tín hiệu cảnh báo về sức khỏe tim mạch của bạn. Tim là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể, vì vậy bạn hãy đọc qua bài viết sau đây của LEEP.APP nhé!
Một số thay đổi bất thường của cơ thể khi đang đi bộ chính là dấu hiệu của các bệnh về tim mạch
Các dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Arterial Disease) là một dạng bệnh lý tim mạch xuất hiện khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi và các chất khác trong máu tích tụ trong động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi trên cơ thể. Các mảng bám này nếu tích tụ trong một thời gian dài có thể cứng lại và thu hẹp các động mạch, làm hạn chế dòng chảy của máu cung cấp oxy đến tim, các cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Theo Hiệp hội Y khoa Nhi khoa Hoa Kỳ (APMA), PAD có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân và làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Có thể nói, đây là một căn bệnh vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Chuột rút ở bắp chân là một dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên
Nếu bạn có cảm giác bị chuột rút, đau nhói ở bắp chân khi bạn đang đi bộ, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của chứng bệnh động mạch ngoại biên mà chúng ta thường xem thường và bỏ qua.
Khi nói đến tình trạng này, Hiệp hội Y khoa Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo bạn đừng bao giờ bỏ qua chứng đau chân mà không rõ nguyên nhân bởi đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tim của bạn hiện đang không được khỏe như bạn vẫn nghĩ. Việc chẩn đoán kịp thời có thể giúp bạn xác định hướng điều trị và hạn chế các tác động xấu đến cơ thể của bạn.
Nếu bạn bị chuột rút khi đi bộ, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh động mạch ngoại biên
Một số triệu chứng khác
Bên cạnh tình trạng chuột rút ở bắp chân khi đang đi bộ hoặc tập thể dục, bạn cũng nên chú ý đến một số phản ứng bất thường của cơ thể như cảm thấy mệt mỏi, đau ở chân, đùi hoặc mông… Nếu bạn chỉ cảm thấy đau khi đi bộ nhưng lại hoàn toàn bình thường khi không vận động, tốt nhất hãy nhanh chóng đặt lịch khám với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe tim mạch của mình nhé.
Ngoài ra, một triệu chứng khác thường gặp là cảm giác đau ở bàn chân hoặc ngón chân vào buổi tối, trong khi bạn đi ngủ. Đã bao giờ bạn cảm thấy đau ở vị trí bàn chân đến không ngủ được? Đã bao giờ những cơn đau ở ngón chân khiến bạn giật mình tỉnh giấc giữa đêm? Nếu câu trả lời là có, bạn nên thực hiện ngay các kiểm tra sức khỏe tim mạch tại các bệnh viện, cơ sở y tế để chắc chắn không có gì bất thường xảy ra.
Cuối cùng, nếu bạn có những vết thương trên da hoặc vết loét trên bàn chân hoặc ngón chân không lành trong 8 đến 12 tuần, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên và cần có những chẩn đoán y khoa để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Đau bàn chân và ngón chân trong khi ngủ cũng thường gặp ở những người mắc bệnh động mạch ngoại biên
Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên?
Việc thay đổi lối sống sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Theo đó, nếu không muốn mắc bệnh động mạch ngoại biên cũng như duy trì một trái tim khỏe, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:
- Ăn uống lành mạnh: Cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu đen, cam, cà rốt, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… là những loạt thực phẩm có thể cung cấp cho bạn dưỡng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì thế, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này thường xuyên cũng như hạn chế ăn nhiều chất béo, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên cũng như các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Tránh ngồi quá lâu: Ngày nay, chúng ta thường làm việc với máy tính suốt cả ngày dài dẫn đến tình trạng ngồi yên không vận động quá lâu. Theo đó, thói quen này có thể ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông trong cơ thể và khiến sức khỏe tim mạch của bạn giảm sút đáng kể.
- Không hút thuốc lá: Các hóa chất trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, tạo ra cục máu đông và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì thế, không hút thuốc được xem như một giải pháp giúp bạn sở hữu trái tim khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường thói quen tập thể dục: Vì sao tập thể dục lại tốt cho tim mạch? Các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch cho biết, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Hơn nữa, tập thể dục còn hỗ trợ bạn bỏ thuốc lá dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc chứng động mạch ngoại biên vô cùng nguy hiểm này. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi ngày bạn nên tập thể dục, thể thao với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút. Và để phát huy hiệu quả của việc tập thể dục, bạn nên thực hiện liên tục trong khoảng 5 ngày một tuần và duy trì như một thói quen định kỳ.
Tập thể dục là một bí quyết giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch của mình
Trên đây là các dấu hiệu khi đi bộ cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nếu có những dấu hiệu trên, hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bạn nhé! Nếu may mắn chưa gặp phải các triệu chứng này, bạn cũng không nên chủ quan mà thay vào đó hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
>>> Xem thêm: Tại sao những người có nguy cơ mắc bệnh tim nên tránh dầu cá?
Hiện nay, dịch COVID-19 bùng phát nhiều nơi, mọi người nên hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan virus. Tuy nhiên, nếu chỉ ở nhà và không tập luyện thể dục, bạn dễ tăng cân khó kiểm soát. Và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm bài 13 lý do khiến bạn tuyệt đối không muốn tăng cân ngoài kiểm soát để biết rõ hơn về điều này nhé.
Do đó, việc tăng cường tập luyện điều độ và có chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều bạn cần làm trong lúc này. Bạn không biết bắt đầu tập luyện như thế nào? Bạn dễ dàng chán nản và cần người tạo động lực cho mình? Vậy hãy tìm ngay cho mình một huấn luyện viên cá nhân hướng dẫn tận tâm, chuyên nghiệp và không cần phải đi đâu cả mà bạn có thể tập ngay ở nhà thông qua hình thức online training.
LEEP.APP là một ứng dụng giúp bạn kết nối với các huấn luyện viên cá nhân. Sau khi bạn trả lời các câu hỏi PT-iMatch, LEEP.APP sẽ liệt kê cho bạn một danh sách các huấn luyện viên phù hợp. Bạn có thể liên hệ ngay với HLV ưng ý nhất, trao đổi với họ ngay trên ứng dụng về thời gian tập. Ngoài việc đưa ra những bài tập luyện phù hợp với mục tiêu và thể trạng của bạn, HLV còn theo dõi chế độ dinh dưỡng để đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn vừa có thể ăn ngon vừa giúp giảm cân. Hãy trải nghiệm ngay để tăng cường sức khỏe mùa dịch cùng với HLV của LEEP.APP nhé.
Nguồn tham khảo
If You Notice This When You’re Walking, Your Heart May Be in Trouble https://www.msn.com/en-us/health/medical/if-you-notice-this-when-you-re-walking-your-heart-may-be-in-trouble/ss-AAKgHIp#image=1 Ngày truy cập 03/06/2021