Vitamin D tốt cho não liệu có thể phòng ngừa bệnh Alzheimer?

Vitamin D tốt cho não liệu có thể phòng ngừa bệnh Alzheimer?

Là một trong những dưỡng chất thiết yếu nhất, vitamin D tốt cho não và cả nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nhiều người tin rằng lợi ích của vitamin D đối với chức năng não có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác.

Không chỉ giúp phát triển xương chắc khỏe, vitamin D còn góp mặt trong nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hoạt động của não bộ. Vậy vitamin này tốt cho não bộ đến mức nào?

Vitamin D tốt cho não bộ như thế nào?

Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã nhận định được rất nhiều tác động tích cực của vitamin D đối với sự phát triển chức năng não bộ. Cụ thể, hệ thần kinh trung ương và hồi hải mã đều có những bộ phận tiếp nhận vitamin D.

Loại vitamin tan trong chất béo này được xem như là hormone, có khả năng kích hoạt và vô hiệu hóa các chất dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ tăng trưởng não bộ. Ngoài ra, vitamin cũng được chứng minh là có thể bảo vệ tế bào thần kinh, giảm các triệu chứng viêm hay thoái hóa.

Phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ vitamin D có thể giúp trẻ phát triển trí não toàn diện và tối ưu hơn so với người không cung cấp đủ vitamin D hay chỉ bổ sung sau khi sinh.

Phụ nữ mang thai bổ sung vitamin D sẽ có lợi đối với sự phát triển não bộ của thai nhi

Phụ nữ mang thai bổ sung vitamin D sẽ có lợi đối với sự phát triển não bộ của thai nhi

Không chỉ vậy, thí nghiệm trên nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi với các mức độ thiếu hụt vitamin D khác nhau còn cho thấy được mối tương quan giữa vitamin D và chức năng não. Những người có hàm lượng vitamin D thấp thường dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các bài kiểm tra tâm thần, có nguy cơ cao suy giảm nhận thức và tốc độ não bộ xử lý thông tin chậm hơn.

Vitamin D có khả năng phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh về trí nhớ?

Vitamin D tốt cho não bộ, đặc biệt là hỗ trợ phát triển trí não một cách hiệu quả. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu chứng minh được rằng sử dụng vitamin này có thể điều trị các bệnh như Alzheimer hay suy giảm trí tuệ.

Những người có hàm lượng vitamin D trong máu thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và tế bào não, tăng nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ hay thần kinh nói chung, cao gần gấp đôi so với người bổ sung đầy đủ vitamin này.

Hơn thế nữa, việc bổ sung đầy đủ vitamin D một cách thường xuyên mới thực sự có hiệu quả bảo vệ sức khỏe não bộ. Chỉ có một số chứng bệnh yêu cầu bệnh nhân bổ sung thêm vitamin D để củng cố trong quá trình điều trị, phần lớn các căn bệnh khác về trí nhớ không thể chữa trị hoàn toàn bằng loại dưỡng chất này.

Người thiếu hụt vitamin D sẽ có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với những người bổ sung đủ dưỡng chất

Người thiếu hụt vitamin D sẽ có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với những người bổ sung đủ dưỡng chất

Ngoài ra, Alzheimer hay các chứng bệnh về trí nhớ khác xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa trên cả dinh dưỡng, sức khỏe và lối sống của mỗi người. Người có hàm lượng vitamin D thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và ngược lại, nhưng không thể khẳng định bổ sung vitamin D sẽ đảm bảo bạn không mắc phải những căn bệnh này.

Chính vì vậy, điều quan trọng là thường xuyên bổ sung đầy đủ vitamin D, để giúp não bộ được cung cấp đủ chất và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cơ thể một cách tốt hơn.

Cách bổ sung vitamin D tốt cho não

Phần lớn nhiều người đều thiếu vitamin D vì chúng ta không chú ý quá nhiều đến hàm lượng dinh dưỡng, cũng như hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin D vì giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và tổng hợp vitamin qua da theo tuổi tác.

Từ những thông tin trên, tuy không thể kết luận vitamin tốt cho não sẽ có thể điều trị bệnh Alzheimer hay sụt giảm trí tuệ, thế nhưng duy trì hàm lượng vitamin D lành mạnh cho cơ thể sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, ví dụ như giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Theo Viện Y tế Quốc gia, lượng vitamin D khuyến nghị mỗi ngày được quy định theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ 0 – 1 tuổi: Bổ sung ít nhất 10mcg/ngày, tối đa 25mcg với trẻ dưới 6 tháng tuổi và 37,5 mcg/ngày với trẻ dưới 1 tuổi.
  • Độ tuổi 1 – 18: Cần bổ sung khoảng 15 – 25 mcg/ngày, không vượt quá 62,5mcg/ngày.
  • Độ tuổi 19 – 70: Cần bổ sung khoảng 32,5 – 50mcg/ngày, tối thiểu 15mcg/ngày và tối đa 100mcg/ngày.
  • Độ tuổi trên 70: Cần bổ sung khoảng 32,5 – 50mcg/ngày, tối thiểu 20mcg/ngày và tối đa 100mcg/ngày.

Cách bổ sung vitamin D

  • Ăn thực phẩm giàu vitamin D: cá béo như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ…; sữa và các sản phẩm từ sữa; nấm; một số thực phẩm tăng cường vitamin D từ ngũ cốc, sữa và nước cam; lòng đỏ trứng; hải sản như tôm, hàu…
  • Uống bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tắm nắng khoảng 15 – 20 phút, 2 – 3 lần/tuần bằng cách để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D hàng ngày sẽ giúp cơ thể nhận đủ lượng chất cần thiết

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D hàng ngày sẽ giúp cơ thể nhận đủ lượng chất cần thiết

Những lưu ý khi dùng Vitamin D

Trước khi dùng Vitamin D

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với vitamin D hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Vitamin D tốt cho não nhưng về hiệu quả điều trị các bệnh liên quan đến não bộ cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh. Cách tốt nhất là bạn nên bổ sung vitamin D vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

>>>Thực phẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Đối với bệnh Alzheimer, LEEP.APP muốn giới thiệu đến bạn “10 thực phẩm ngăn ngừa Alzheimer trong chế độ ăn MIND

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà LEEP.APP mang đến cho bạn.

Nguồn tham khảo

Vitamin D: Can it prevent Alzheimer’s & dementia? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/Alzheimers-disease/vitamin-d-Alzheimers. Ngày truy cập: 13/8/2020


Chủ đề: