13 lý do cơ bắp chân của bạn thường xuyên bị đau

13 lý do cơ bắp chân của bạn thường xuyên bị đau

Nhiều người thường cảm thấy các cơ ở vùng bắp chân nhưng không rõ nguyên nhân vì sao. Theo các nghiên cứu, việc đau cơ bắp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí, đây còn là một dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng mà bạn không thể phớt lờ.

Có một nhóm cơ ở mặt sau của mỗi cẳng chân mà các bác sĩ gọi là “cơ bắp chân”. Nhóm cơ này đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người vì đây là nhóm cơ giúp bạn đi bộ và chạy. Vì thế, bạn không thể không quan tâm những cơn đau bắp chân của mình. Thay vào đó, hãy chú ý các dấu hiệu đau, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Vì sao bạn thường xuyên bị đau cơ bắp chân?

1. Chuột rút cơ bắp

Nếu vận động cơ bắp chân quá nhiều hoặc duy trì một tư thế quá lâu, bạn có thể bị đau đột ngột ở chân. Đây được gọi là tình trạng chuột rút cơ bắp chân. Ngoài ra, uống không đủ nước cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút cơ bắp chân. Hầu hết các cơn chuột rút đều vô hại, có thể xoa bóp, kéo giãn cơ nhẹ nhàng hoặc chườm khăn ấm, chứng chuột rút sẽ tự động thuyên giảm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chuột rút có thể do các vấn đề sức khỏe khác như dây thần kinh bị nén và chúng ta không nên chủ quan về tình trạng này.

chuột rút

Chuột rút có thể dẫn đến tình trạng đau cơ bắp chân nghiêm trọng

2. Căng cơ

Căng cơ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ bắp chân bị đau thường xuyên. Khi bạn duỗi chân quá căng hoặc tạo áp lực quá nhiều lên bắp chân, bạn có thể bị căng cơ khiến bắp chân đau âm ỉ. Khi bạn chuyển động, cơn đau có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến tình trạng bắp chân sưng, tấy đỏ hoặc bầm tím.

Lúc này, cần nghỉ ngơi, chườm đá lên khu vực bắp chân để giảm đau tạm thời. Ngoài ra, khi ngồi, nên cố gắng nâng bắp chân của bạn cao hơn chiều cao của hông bạn nhé!

Một lưu ý cho bạn chính là tình trạng căng cơ có thể kéo dài đến 6 tuần nên đừng nóng vội nếu thấy tình trạng này chưa thể thuyên giảm sau một vài ngày.

3. Viêm gân Achilles (viêm gân gót chân)

Gân gót chân sẽ kết nối cơ bắp chân và xương gót chân của bạn với nhau. Vì thế, nếu bạn bị viêm gân gót chân, bạn sẽ cảm thấy bị đau và căng cứng vùng bắp chân, đặc biệt là vào mỗi sáng. Chứng viêm gân có thể được cải thiện nếu bạn nghỉ ngơi, chườm đá và điều trị đúng cách. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để làm giảm cơn đau và giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn.

Viêm gân gót chân cũng là một nguyên nhân gây đau cơ bắp chân

4. Nang hoạt dịch vùng khoeo chân (U nang baker)

Nang hoạt dịch vùng khoeo chân là tình trạng dịch khớp (hoạt dịch) – chất lỏng giúp khớp gối di chuyển trơn tru tích tụ và hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khi bị u nang baker, phần đầu gối của bạn sẽ bị sưng tấy, không thể duỗi thẳng gây đau nhức. Tình trạng này không chỉ ở đầu gối mà còn lây lan ra bắp chân của bạn, gây nên tình trạng đau cơ bắp chân.

5. Đau thần kinh tọa

Nếu dây thần kinh tọa ở lưng dưới bị chèn ép hoặc bị viêm, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau ở phần cơ bắp chân. Lúc này, bạn có thể thử xoa bóp, châm cứu, tập yoga hoặc sử dụng một vài loại thuốc giảm đau để tạm thời xua tan cảm giác đau mỏi phần cơ bắp chân này.

6. Hội chứng khoang mạn tính

Hội chứng khoang mạn tính hay còn được gọi là hội chứng chèn ép khoang có thể dẫn đến tình trạng đau cơ bắp chân của bạn.

Để lý giải về hội chứng này, các chuyên gia cho biết, hội chứng khoang mạn tính là tình trạng cơ bắp bên trong chân của bạn sưng lên làm áp lực tăng trong khoang (một không gian kín bất kỳ của cơ thể như bó cơ hoặc khoang xương…). Khi áp lực này tăng cao, mạch máu trong chân có thể bj vỡ khiến oxy không thể vận chuyển đến các cơ bắp và dây thần kinh, từ đó dẫn đến tình trạng đau và tổn thương ở cơ bắp chân.

Đau cơ bắp chân có thể do hội chứng khoang mạn tính gây nên

7. Suy tĩnh mạch

Một nguyên nhân khác khiến bạn bị đau cơ bắp chân chính là tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Khi bạn phải đứng hoặc đi lại nhiều, chân của bạn có thể chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ở một chân hoặc cả hai chân.

Lúc này, tĩnh mạch ở chân sẽ dày và phồng lên gây đau rát, sưng ngứa cho chân. Phần cơ bắp chân của bạn cũng có thể đau âm ỷ hoặc đau nghiêm trọng tuỳ theo tình trạng bệnh có nặng hay không. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tập thể dục để máu có thể bơm đến bắp chân cũng như hạn chế di chuyển hoặc đứng quá nhiều.

8. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Những cục máu đông hình thành sâu bên trong chân của bạn có thể khiến cơ bắp chân cảm thấy bị đau và nóng lên. Lúc này, phần da ở bắp chân cũng có thể ửng đỏ và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nếu cục máu đông này bị vỡ ra, máu có thể di chuyển đến phổi và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn.

9. Tình trạng chân đau cách hồi

Claudication – tình trạng chân đau cách hồi có thể dẫn đến tình trạng đau cơ bắp chân nghiêm trọng. Thông thường, chân đau cách hồi xuất hiện khi bạn gặp bệnh xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn hay hẹp các động mạch ở chân, khiến máu không thể đi đến bắp chân của bạn. Khi bạn ngồi nghỉ ngơi, máu đi xuống bắp chân, các cơn đau này sẽ tạm thời được dừng lại.

Khi bị đau chân cách hồi, bạn sẽ cảm thấy cơ bắp chân đau theo từng cơn

10. Tình trạng đi cách hồi thần kinh

Tình trạng đi cách hồi thần kinh (tên tiếng Anh là Neurogenic Claudication) là dấu hiệu của bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau từ thắt lưng truyền xuống chân và khiến cơ bắp chân của bạn cũng có cảm giác đau.

11. Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Có đến một nửa số người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Bệnh thần kinh ngoại biên do lượng đường trong máu cao thường xuyên có thể gây tê, đau và cảm giác nóng ở chân của bạn. Hơn nữa, người bị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường còn có thể cảm thấy đau và tê ở phần cánh tay, bắp tay.

12. Gãy xương chân dưới

Xương chày là phần xương giúp bạn chịu trọng lượng ở cẳng chân. Nếu phần xương này bị nứt hoặc gãy, phần bắp chân của bạn có thể bị mềm, sưng hoặc bầm tím. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn bị di chuyển, vận động.

13. Nhiễm trùng xương

Vi trùng có thể xâm nhập vào xương của bạn và gây ra tình trạng nhiễm trùng hay còn được gọi là viêm tủy xương. Khi bị nhiễm trùng ở xương cẳng chân, bạn sẽ thấy bắp chân bị đỏ, sưng và nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.

nhiễm trùng xương

Nhiễm trùng xương là một tình trạng nghiêm trọng gây nên vấn đề đau cơ bắp chân, sốt, mệt mỏi

Cần làm gì khi bị đau bắp chân?

  • Khị bị đau bắp chân, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm đá để có thể giảm đau tạm thời
  • Nếu những cơn đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể uống thuốc giảm đau và sau đó đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất
  • Ngâm chân với nước nóng hoặc châm cứu cũng là bí quyết giúp bạn xua tan tình trạng cơn đau bắp chân
  • Tuy nhiên, tốt nhất nên hạn chế các cơn đau này bằng cách bổ sung các món ăn giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ bắp như gà, bột protein, đậu nành, trứng, cá hồi, cá ngừ…
  • Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên để hạn chế tình trạng chuột rút, căng cơ

Nếu bạn chưa có kế hoạch luyện tập, hãy kết nối với các huấn luyện viên của LEEP.APP. Họ sẽ giúp bạn lên một kế hoạch tập luyện bài bản. Bên cạnh đó, các huấn luyện viên còn theo dõi chế độ dinh dưỡng, giúp bạn điều chỉnh lại chế độ ăn hiện tại của mình. Từ đó, bạn sẽ hình thành thói quen sống năng động và khỏe mạnh hơn.

Trong mùa dịch bệnh, các HLV của LEEP.APP luôn tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế khi tập cho bạn tại nhà. Nếu bạn cảm thấy lo lắng thì có thể tập online cùng HLV. LEEP.APP có đa dạng sự lựa chọn, chỉ cần bạn muốn thay đổi chính mình, muốn mình khỏe mạnh hơn, việc còn lại để LEEP lo. Hãy trải nghiệm LEEP.APP ngay bạn nhé.

Nguồn tham khảo

Why Does My Calf Muscle Hurt? https://www.webmd.com/pain-management/ss/slideshow-why-does-my-calf-muscle-hurt Ngày 16/6/2021