Tần tần tật những điều cần biết về rocket yoga

Tần tần tật những điều cần biết về rocket yoga

Rocket yoga loại hình yoga có thể phá vỡ sự cứng nhắc của các bài tập ashtanga yoga cổ điển và giúp bạn tiếp cận các động tác dễ dàng hơn.

Bạn sẽ làm gì khi bị mắc kẹt trong một tình huống khó khăn? Chắc chắn câu trả lời sẽ là tìm mọi cách để thoát khỏi nó. Với những ai đang mắc kẹt với các động tác ashtanga yoga đầy thách thức, rocket yoga là lối thoát. Vậy rocket yoga là gì? Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Rocket yoga là gì?

Rocket yoga là loại hình yoga xuất phát từ ashtanga yoga. Loại hình này được nghiên cứu và phát triển bởi Larry Schultz, một người đã dành thời gian 9 năm để tìm hiểu về ashtanga yoga dưới sự hướng dẫn của chuyên gia K. Pattabhi Jois.

Mục tiêu của Larry khi nghiên cứu loại hình yoga này là để giúp các học viên tiếp cận ashtanga yoga dễ dàng hơn. Rocket yoga ra đời vào những năm 1980 tại San Francisco với tên gọi có ngụ ý là rất nhanh và dễ dàng. Các bài tập của loại hình rocket yoga thường có nhịp độ nhanh và năng động. Cấu trúc của nó cũng tương tự như ashtanga yoga với bài tập chào mặt trời, các tư thế đứng, ngồi, vặn xoắn và gập người.

Khi tập, bạn có thể chủ động sửa các tư thế truyền thống. Nếu bị mắc kẹt ở một tư thế nào đó, bạn có thể bỏ qua hoặc tìm cách khác dễ hơn để thực hành thay vì cứng nhắc bám theo một cách nhất định.

Với những điều này, rocket yoga trở thành loại hình yoga dễ tiếp cận ngay cả với những người có vấn đề về thể chất. Mặc dù nhìn bề ngoài các bài tập này chỉ tác động lên cơ thể về mặt vật lý nhưng thực tế nó còn có tác dụng làm sạch tâm trí và tinh thần.

Rocket yoga được chia thành ba loại:

  • Rocket I: Tương tự như các bài tập ashtanga yoga nhưng các động tác sẽ tập trung vào việc mở hông, gập người về phía trước và tăng sức mạnh cho cơ bụng. Ngoài ra, nó cũng bao gồm các tư thế thăng bằng và đảo ngược.
  • Rocket II: Phiên bản sửa đổi của các tư thế ashtanga yoga, gồm các kỹ thuật backbend, xoắn cột sống.
  • Rocket III: Tập hợp các tư thế của Rocket I và Rocket II, gồm các tư thế yoga vặn xoắn, gập người và cân bằng để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt.

5 tư thế phổ biến của rocket yoga

Các tư thế thăng bằng tay và tư thế đảo ngược là cốt lõi của loại hình rocket yoga. Điều này có thể khiến việc tập luyện trở nên khó khăn nhưng bạn có thể tìm ra cách để cho nó trở nên dễ dàng hơn bằng cách dùng tường, nhờ ai đó giúp đỡ hoặc học một số thủ thuật để vượt qua nỗi sợ hãi.

1. Tư thế tám góc (Astavakrasana)

rocket yoga

Tư thế tám góc được đặt theo tên của một nhà hiền triết tên là Ashtavakra. Đây là một tư thế yoga nâng cao và nên được tập vào buổi sáng khi bụng đói. Khi tập, bạn nên giữ tư thế trong 60 giây.

Lợi ích: Tư thế tám góc có tác dụng củng cố sức mạnh của cổ tay, cánh tay và vai. Ngoài ra, nó còn làm săn chắc bắp đùi, bụng, cải thiện cảm giác cân bằng và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

2. Tư thế con quạ (Bakasana)

rocket yoga

Tư thế con quạ là tư thế mô phỏng hình dạng của một con quạ. Tư thế này thuộc cấp độ trung cấp, bạn nên tập vào buổi sáng hoặc buổi tối khi bụng đói. Khi tập, bạn nên giữ tư thế từ 30 – 60 giây để nhận được nhiều lợi ích nhất.

Lợi ích: Tư thế con quạ có tác dụng làm tăng sức mạnh thể chất và tinh thần. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ thể, cải thiện khả năng chịu đựng và kéo giãn vùng lưng trên.

3. Tư thế bọ cạp (Vrischikasana)

rocket yoga

Tư thế bọ cạp có hình dáng giống như một con bọ cạp. Tư thế bọ cạp là một tư thế khó, bạn nên tập vào buổi sáng khi bụng đói hoặc buổi tối sau khi ăn khoảng 4 – 6 tiếng. Khi thực hiện, bạn có thể giữ tư thế bao lâu tùy thích miễn là cảm thấy thoải mái.

Lợi ích: Tư thế bọ cạp có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện lưu thông máu đến não và tuyến yên. Không những vậy, tư thế này còn giúp thư giãn lưng và tăng sức mạnh cho cánh tay.

4. Tư thế con công (Mayurasana)

tư thế con công

Tư thế con công có hình dáng giống như một con công đang xòe đuôi. Tư thế con công là tư thế trung cấp, nên được tập vào buổi sáng khi bụng đói. Khi tập, bạn nên giữ tư thế từ 30 – 60 giây.

Lợi ích: Tư thế con công có thể giúp điều trị táo bón và ngăn ngừa đái tháo đường. Ngoài ra, tư thế này còn giúp tăng cường sức khỏe cho đầu, cổ và phổi. Đặc biệt, nó còn có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí và tăng sự tập trung.

5. Tư thế trồng chuối (Salamba Sirsasana)

tư thế trồng chuối

Tư thế trồng chuối được mệnh danh là “vua” của các tư thế. Nguyên nhân của điều này không chỉ vì độ khó mà còn là vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Tư thế trồng chuối nên tập vào buổi sáng khi bụng đói và bạn nên giữ từ 1 − 5 phút.

Lợi ích: Tư thế trồng chuối có tác dụng làm giảm căng thẳng và trầm cảm nhẹ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích tuyến yên và tuyến tùng, hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, viêm xoang và mất ngủ.

Lợi ích của tư thế rocket yoga

Rocket yoga có thể giúp:

  • Kích thích hệ thần kinh
  • Thúc đẩy sự thay đổi và tự do
  • Giúp bạn mạnh mẽ, nhẹ nhàng và linh hoạt hơn
  • Cải thiện sự cân bằng, tăng cường cơ bắp và tăng ý thức
  • Làm sạch cơ thể từ bên trong.

Một số thắc mắc thường gặp về rocket yoga

1. Rocket yoga có tốt hơn ashtanga và vinyasa yoga không?

Tất cả các loại yoga này đều mang lại lợi ích tương tự như nhau. Thực tế, rocket yoga chỉ là một phiên bản dễ tập hơn so với ashtanga và vinyasa yoga.

2. Từ “rocket” trong rocket yoga có nghĩa là gì?

Ở đây, từ rocket đề cập đến tốc độ nhanh mà bạn có thể học và tập luyện loại hình này.

Qua những chia sẻ trên của LEEP.APP, bạn có cảm thấy hứng thú với rocket yoga? Nếu có, đừng ngần ngại kết nối với giáo viên dạy yoga để được hướng dẫn chi tiết nhé. Và nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm giáo viên yoga hay lớp học yoga phù hợp, bạn hãy tải ngay LEEP.APP để trải nghiệm dịch vụ này nhé.

Nguồn tham khảo

Rocket Yoga – What Is It And What Are Its Benefits? https://www.stylecraze.com/articles/ Ngày truy cập: 15/7/2020