5 lợi ích sức khỏe của các tư thế yoga vặn xoắn
Các tư thế yoga vặn xoắn có thể mang lại vô vàn những lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên tiêu biểu nhất phải nhắc đến đó là khả năng mát xa hệ tiêu hóa và giảm đau lưng dưới.
Yoga là bộ môn cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ xuất hiện khoảng hơn 5.000 năm trước. Với bề dày lịch sử to lớn, bộ môn này đã phát triển thành rất nhiều loại hình và bài tập nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Vặn xoắn là một trong những tư thế yoga cơ bản có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả người mới tập và người đã tập yoga lâu năm. Vậy những lợi ích sức khỏe này là gì? Hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp nhé.
5 lợi ích sức khỏe của các tư thế yoga vặn xoắn
Do là tư thế yoga cơ bản nên các tư thế vặn xoắn thường khá đơn giản, dễ thực hiện và thường có mặt trong hầu hết các lớp tập yoga, từ cơ bản cho đến nâng cao. Tập các tư thế yoga vặn xoắn thường xuyên, bạn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe sau:
1. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Theo các chuyên gia , các tư thế yoga vặn xoắn là một dạng bài tập có tác dụng siết chặt các cơ quan nội tạng nhằm giúp kích thích lượng oxy trong máu. Khi vào thế , các tư thế vặn xoắn sẽ tạo ra chuyển động và áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, khiến cho dòng máu lưu thông qua khu vực này bị siết lại.
Khi thoát thế thế, một dòng máu mang theo thật nhiều oxy và chất dinh dưỡng sẽ lưu thông mạnh mẽ qua khu vực này để mát xa cũng như tiếp thêm năng lượng cho các cơ quan nội tạng.
Với nguyên tắc này, việc tập các tư thế vặn xoắn thường xuyên sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan trong hệ tiêu hóa, từ đó chức năng của các cơ quan này cũng được cải thiện. Bạn nên tập ít nhất một tư thế yoga vặn xoắn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho các cơ quan nội tạng.
2. Giải độc cơ thể
Như đã đề cập ở trên, khi thực hiện các tư thế vặn xoắn, bạn sẽ hạn chế lượng máu lưu thông qua các cơ quan tiêu hóa, sau đó, dòng máu này sẽ lưu thông mạnh mẽ trở lại khi bạn rời khỏi tư thế. Ngoài việc củng cố và tăng cường chức năng, quá trình này có thể giúp làm sạch tế bào và loại bỏ hết các độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể.
Đồng thời, lưu lượng máu tăng lên cũng làm tăng khả năng giải độc của tế bào, hỗ trợ quá trình bài tiết và kích thích quá trình trao đổi chất. Chính vì vậy, tập các tư thế này thường xuyên sẽ rất có lợi cho lá lách, tuyến tụy, dạ dày, thận và gan.
Tập các tư thế vặn xoắn thường xuyên sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan trong hệ tiêu hóa
3. Tăng cường sức khỏe và sự linh hoạt của cột sống
Tuổi tác ngày một cao có thể khiến các cơ và mô bao quanh cột sống dần trở nên cứng lại. Điều này dẫn phạm vi chuyển động ở các khớp bị giảm đi.
Tình trạng này kéo dài có thể gây đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tập các tư thế vặn xoắn thường xuyên sẽ kéo giãn các cơ và mô, giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn, từ đó sức khỏe cột sống cũng được củng cố và tăng cường.1
4. Giảm đau lưng
Lối sống không lành mạnh với các thói quen như ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính, ngồi lái xe trong thời gian dài, ngồi hoặc đứng sai tư thế… là các nguyên nhân khiến các cơ bắp có xu hướng trở nên căng cứng.
Chính lối sống thiếu khoa học này đã làm ảnh hưởng tới vóc dáng và nghiêm trọng hơn là sự “hành hạ” của những cơn đau lưng. Các tư thế vặn xoắn trong yoga sẽ giúp tăng cường cơ lưng, giảm đau và tăng độ linh hoạt.
5. Giảm căng thẳng
Tư thế yoga vặn xoắn cũng rất hữu ích trong việc loại bỏ với căng thẳng hoặc lo lắng từ sâu bên trong cơ thể. Những tư thế này sẽ giúp thư giãn ngực, vai, lưng.
Đặc biệt là khi kết hợp các kỹ thuật thở thì nó sẽ tạo điều kiện để cơ thể giải phóng toàn bộ căng thẳng, lo lắng. Cụ thể, bạn sẽ nhận được gấp đôi lợi ích nếu kết hợp các tư thế vặn xoắn với nhịp thở chậm, nhịp nhàng.
Một số lưu ý cần nhớ khi tập các tư thế yoga vặn xoắn
Tư thế vặn xoắn trong yoga có rất nhiều loại, chẳng hạn như vặn xoắn khi ngồi, vặn xoắn khi đứng, vặn xoắn khi nằm, vặn xoắn khi đảo ngược… Tuy nhiên, dù thuộc loại nào thì để nhận được nhiều lợi ích nhất từ các tư thế yoga vặn xoắn và giảm nguy cơ gặp phải chấn thương, bạn cần nhớ một số lưu ý sau khi tập:
- Phần lưng là phần di chuyển, do đó nó phải được thả lỏng hoàn toàn trong quá trình tập. Nếu bạn kéo căng quá mức, việc vặn xoắn sẽ rất khó thực hiện. Cách tốt nhất là hãy kéo căng lưng tới mức trung bình, hít thở nhẹ nhàng để giảm căng thẳng vùng lưng rồi hẳn vặn.
- Mở ngực là điều rất quan trọng trong hầu hết các tư thế vặn xoắn. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy lưu tâm hơn đến phần ngực của mình trước khi quan tâm đến mình có vặn được nhiều hay không.
- Một trong những phần ít được chú ý của cột sống đó là phần xương cụt. Phần này gắn với khung chậu bởi khớp cùng chậu, khớp này kết cấu của nó rất khác so với khớp nối các đốt sống chính. Vì vậy, trong quá trình tập, khớp này nên được giữ nguyên và chỉ di chuyển khi xương hông di chuyển. Bạn cần lưu ý cố định xương cụt và xương chậu để không gây hại cho khớp cùng chậu.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng các tư thế yoga vặn xoắn thường không phù hợp phụ nữ đang có thai. Ngoài ra, những người có các vấn đề mãn tính về tiêu hóa, vấn đề về khớp cùng chậu, cột sống cũng cần phải có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện.
Phần lưng là phần di chuyển, do đó nó phải được thả lỏng hoàn toàn trong quá trình tập
Các tư thế vặn xoắn trong yoga nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng bạn cũng cần biết cách tập đúng thì mới có thể nhận được nhiều lợi ích nhất từ các tư thế này. Nếu bạn chưa biết bắt đầu tập các tư thế này như thế nào, đừng ngần ngại tải LEEP.APP về máy và kết nối với các giáo viên dạy yoga của chúng tôi nhé.
Nguồn tham khảo
5 Health Benefits Of Yoga Twists https://www.doyou.com/5-health-benefits-of-yoga-twists/ Ngày truy cập: 25/5/2020