Sự thật về việc giảm cân bằng cách tập thở bụng
Từ lâu bạn đã nghe đến tập thở bụng có thể giúp giảm cân? Hãy cùng LEEP.APP giải mã sự thật về kỹ thuật này ngay dưới đây.
Tập thở bụng là một trong những bí quyết được nhiều chị em áp dụng để giữ gìn vòng eo thon gọn. Bài tập này được đánh giá có khả năng loại bỏ chất béo tích tụ trên cơ bụng. Nếu còn chưa biết đến phương pháp tập luyện này hãy trải nghiệm tác dụng của thở bụng với những hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Tập thở bụng có thể giảm cân hay không?
Tập thở bằng bụng là một kỹ thuật khá đơn giản
Hơi thở là chìa khóa cho sự sống còn của chúng ta. Thông qua thực hành thở chúng ta có thể kiểm soát sinh lý của chính mình. Một trong những kỹ thuật cơ bản nhất để thực hiện việc là “thở bằng bụng”.
Tập thở bụng là một trong những pranayama cơ bản nhất và còn được gọi là “thở thiền”. Mặc dù bạn không thực sự thở vào bụng, nhưng bụng của bạn vẫn di chuyển vào và ra do chuyển động của cơ hoành. Đây là nhóm cơ hình vòm ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Trên thực tế, một tên gọi khác của kỹ thuật này là “thở bằng cơ hoành”.
Thở cơ hoành giúp cơ bụng vận động nhiều hơn và linh hoạt hơn. Bởi vậy, tập thở bụng là một trong những bài tập thể dục giảm cân hiệu quả nhất. Vận động cơ hoành trong khi thở sẽ làm tăng dung tích phổi của bạn. Ngoài ra, đây là một trong những bài tập tốt nhất để làm săn chắc cơ bụng của bạn.
Tập thở bụng giúp bạn sử dụng cơ hoành một cách chính xác trong khi thở để:
- Tăng cường cơ hoành
- Giảm công việc thở bằng cách làm chậm nhịp thở
- Giảm nhu cầu oxy
- Sử dụng ít nỗ lực và năng lượng hơn để thở
>>> Xem thêm: 14 mẹo giảm cân trong 1 tháng giúp bạn tự tin đón hè
Hướng dẫn kỹ thuật tập thở bụng
Thở bằng bụng không quá phức tạp
Tập thở bụng là kỹ thuật không quá phức tạp và bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện theo hướng dẫn tại nhà.
Phương pháp thở bụng khi nằm
Cách hít thở bằng bụng trong tư thế nằm sẽ giúp bạn cảm nhận bài tập rõ ràng hơn:
- Nằm ngửa, đầu nằm trên gối, đầu gối cong. Bạn có thể dùng một chiếc gối kê dưới đầu gối để hỗ trợ chân. Đặt một tay lên ngực trên và tay kia ngay dưới khung xương sườn. Điều này giúp bạn cảm nhận được cơ hoành di chuyển khi bạn thở.
- Hít vào từ từ bằng mũi và căng bụng để lấy được nhiều khí hơn. Bàn tay trên ngực của bạn nên giữ yên càng nhiều càng tốt.
- Siết cơ bụng, thở ra bằng cách mím môi. Bàn tay trên ngực phải giữ yên càng nhiều càng tốt.
Cách hít thở bằng bụng khi ngồi trên ghế
Nếu bạn lần đầu tiên học kỹ thuật tập thở bụng, bạn nên thực hiện bài tập ở tư thế nằm. Khi bạn luyện tập nhiều hơn, bạn có thể thử kỹ thuật thở bằng cơ hoành khi ngồi trên ghế.
- Ngồi thoải mái, co đầu gối và thả lỏng vai, đầu và cổ.
- Đặt một tay lên ngực trên và tay kia ngay dưới khung xương sườn. Sau đó bạn tiếp tục thực hiện các bước tương tự như khi thực hiện bài tập với tư thế nằm.
Với bài tập thở bụng, bạn đặc biệt lưu ý để sử dụng đúng màng ngăn. Lúc đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thực hiện bài tập này. Nhưng hãy duy trì nó, bởi sau khi luyện tập, việc thở bằng cơ hoành sẽ trở nên dễ dàng và tự động.
Lợi ích của việc tập thở bụng
Phương pháp thở bụng giúp săn chắc vòng eo
Khi thực hiện bài tập thở bụng, quá trình cơ hoành di chuyển, bạn sẽ nhân thấy rõ được những thay đổi. Dưới đây chỉ là một số lợi ích của thở bằng bụng từ góc độ sinh lý học.
Giúp hệ thống hô hấp hoạt động hiệu quả nhất
Với thói quen thở kém, quá trình trao đổi khí diễn ra không hiệu quả. Điều này nghĩa là các tế bào không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết với tốc độ tốt nhất. Khi hàng nghìn tỷ tế bào không hạnh phúc, chúng ta có thể cảm thấy không hạnh phúc cùng với các vấn đề sức khỏe mãn tính về lâu dài. Rèn luyện bản thân tập thở bụng thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện và tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên.
Kích thích phản ứng thư giãn
“Phản ứng thư giãn” đề cập đến việc bật hệ thống thần kinh phó giao cảm. Điều này cũng làm tắt hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức. Hít thở sâu là cách duy nhất để chúng ta tiếp cận hệ thống thần kinh tự trị này. Nó giúp tim đập ổn định và thức ăn được tiêu hóa hiệu quả nhất.
Đặc biệt, bạn có thể bắt đầu phản ứng thư giãn bằng cách thực hành hít thở sâu bằng cơ hoành với thở ra dài ra. Lần này, đặt cả hai tay ngay trên rốn của bạn gần xương sườn dưới và cơ hoành. Hít thở sâu 5 lần với 3 giây hít vào và 6 giây thở ra. Cảm nhận sự chuyển động dưới bàn tay của bạn.
Giảm đau
Đau mãn tính có liên quan mật thiết với nhau với sự gia tăng phản ứng căng thẳng. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật thở như thở cơ hoành, chúng ta có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Đặc biệt nó cũng giúp giảm nguy cơ đau trở lại về sau.
Kéo giãn và săn chắc các cơ chính
Các cơ cốt lõi chủ yếu bao gồm cơ bụng, cơ lưng dựng đứng, cơ hoành và sàn chậu. Khi chúng ta thở, chuyển động ba chiều tự nhiên của cơ thể giúp giữ cho các cơ ở khu vực này khỏe mạnh.
Cải thiện tư thế
Để thực hiện thở bằng cơ hoành đúng cách, bạn nên ngồi cao. Điều này cho phép tất cả các hệ thống cơ quan của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tim bơm máu hiệu quả hơn, dây thần kinh và mạch máu ít bị chèn ép hơn. Bên cạnh đó, sự tiết ra nhiều hormone khiến bạn cảm thấy tự tin hơn.
Một cơ thể khỏe mạnh với các chức năng hoạt động tốt. Bạn còn chần chờ gì mà không thử tập thở bụng, bằng cơ hoành ngay trong ngày hôm nay. Nếu vẫn còn băn khoăn về kỹ thuật thở bụng có thể tải ngay ứng dụng LEEP.APP để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp. Hãy cùng LEEP.APP tập luyện đúng, chuẩn và thông minh hơn.
Nguồn tham khảo
5 Physiological Benefits of Belly Breathing https://www.doyou.com/5-physiological-benefits-of-belly-breathing-45647/ Ngày truy cập 12/04/2021
Diaphragmatic Breathing https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9445-diaphragmatic-breathing Ngày truy cập 12/04/2021
BENEFITS OF ABDOMINAL BREATHING TECHNIQUES https://pdrclinics.com/2014/11/breathing-benefits/ Ngày truy cập 12/04/2021