8 kiểu chạy bộ thú vị này bạn đã trải nghiệm chưa?
Chạy bộ là loại hình tập luyện được rất nhiều người lựa chọn vì tính đơn giản và hiệu quả. Tuy là được ưu ái nhưng chưa chắc ai cũng đã biết được 8 kiểu chạy cực thú vị dưới đây.
Lợi ích của chạy bộ là gì mà ai cũng lựa chọn?
1. Giúp giảm cân hiệu quả
Chạy bộ nửa giờ là cách dễ dàng để đốt cháy khoảng 300 calorie, giúp tăng cường trao đổi chất và hiệu quả hơn so với đi bộ đơn thuần. Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với chạy bộ thường xuyên sẽ làm tan chảy từng centimet mỡ thừa mà bạn luôn muốn rũ bỏ. Chạy bộ không chỉ đốt cháy chất béo mà còn giúp bạn duy trì cân nặng.
2. Cải thiện sức mạnh của xương
Ưu điểm của chạy bộ là duy trì sức khỏe của xương. Khi bạn bắt đầu chạy bộ, xương trải qua một số căng thẳng và tải trọng. Chạy bộ sẽ giúp chuẩn bị cho xương chịu thêm áp lực này để sẵn sàng chịu đựng một cách thường xuyên hơn. Chạy bộ giúp củng cố xương và ngăn ngừa chấn thương đặc biệt là chấn thương xương. Nó cải thiện độ dày xương và tránh các vấn đề như loãng xương, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Nó cũng làm cho xương hông và cột sống khỏe hơn.
3. Phát triển cơ bắp
Chạy bộ giúp cơ thể bạn trở nên săn chắc hơn, kích thích hoạt động trên các cơ lớn và phát triển chúng, có thể kể đến một số nhóm cơ như cơ hông, bắp chân, cơ mông…
4. Giữ cho tinh thần luôn ổn định
Chạy bộ đóng vai trò chính trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của con người. Khi bạn chạy, cơ thể sẽ tiết ra các hormone endorphin giúp nâng cao tinh thần và khiến bạn cảm thấy tích cực về bản thân. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy bình tĩnh và trẻ hóa sau khi chạy bộ.
5. Cải thiện tim mạch
Chạy bộ là một bài tập tim mạch tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe của tim, giúp giữ cho tim luôn khỏe mạnh và tránh bệnh tật, đảm bảo máu được bơm nhanh đến tim và do đó duy trì huyết áp cùng nồng độ cholesterol và đường huyết cũng được kiểm soát.
6. Tăng cường hệ hô hấp
Giống như bất kỳ bài tập cardio nào khác, chạy bộ giúp tăng cường khả năng của phổi và tăng cường cơ bắp của hệ hô hấp. Điều này đảm bảo rằng phổi lấy nhiều oxy hơn và loại bỏ carbon dioxide một cách hiệu quả, giúp cải thiện sức chịu đựng của cơ hô hấp.
7. Ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm
Chạy bộ được biết là kích thích sản xuất tế bào lympho và đại thực bào chống nhiễm trùng trong cơ thể. Nó giúp chống lại nhiễm trùng do virus như cúm và cảm lạnh thông thường và một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
8. Kiềm chế căng thẳng
Chạy bộ giúp làm dịu tâm trí, giúp làm giảm căng thẳng và cũng làm sạch tâm trí của bạn khỏi những suy nghĩ không cần thiết. Bộ môn này có tác động tích cực đến mọi người, thay đổi thái độ và quan điểm của họ để tốt hơn.
9. Chống lão hóa
Lợi ích nữa là giúp làn da trông tươi tắn và trẻ trung hơn. Điều này là do chạy bộ giúp da đảm bảo rằng sẽ nhận được nhiều oxy và máu hơn.
10. Xây dựng hệ miễn dịch
Chạy bộ thúc đẩy không chỉ thể chất mà còn cả tinh thần. Chạy bộ làm cho bạn mạnh mẽ hơn và cũng là phương pháp giúp bạn chiến đấu với trầm cảm và căng thẳng, giúp loại bỏ mệt mỏi, tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu trong cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
8 kiểu chạy bộ cực thú vị bạn nên trải nghiệm ngay
1. Chạy hồi phục
Chạy hồi phục là một hình thức chạy đều với tốc độ chậm quãng ngắn với mục đích giúp phục hồi trạng thái vận động cho cơ thể. Chạy phục hồi thường được thực hiện xen kẽ với những ngày bạn phải thực hiện một bài tập nặng trước đó.
Chạy hồi phục là một hình thức chạy đều với tốc độ chậm quãng ngắn
2. Chạy bộ cơ bản
Chạy bộ cơ bản thường được thực hiện bởi những bước chạy ngắn đến trung bình được thực hiện theo tốc độ tự nhiên của bài tập và người chạy. Đây không phải là một cách tập mang lại nhiều thách thức cho cơ thể. Bạn cũng có thể tập thêm squat để cải thiện cơ bắp vùng đùi và thân dưới, giúp việc chạy bộ hiệu quả hơn.
Chạy bộ cơ bản thường được thực hiện bởi những bước chạy ngắn đến trung bình
Tuy nhiên, nếu bài tập này được thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài như vậy, chúng sẽ hỗ trợ luyện tập hiếu khí, độ bền và tăng cường sự dẻo dai khi chạy. Chạy bộ cơ bản hay chạy bộ thường là kiểu loại hình tập mà chúng ta thường thực hiện nhất.
3. Chạy dài
Chạy dài hay còn được gọi là chạy marathon hoặc chạy việt dã. Đây là một hình thức chạy một quãng đường khá dài.
Chạy dài có tác dụng kích thích cơ bắp, cải thiện sức mạnh và hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tim mạch. Đây là hình thức luyện tập giúp bạn đốt cháy mỡ thừa vì lấy glycogen làm nguyên liệu đốt.
Chạy dài có tác dụng kích thích cơ bắp, cải thiện sức mạnh và hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tim mạch
Việc đốt năng lượng nhiều hay ít dựa vào sức bền của người tập và khoảng cách chạy. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện một lần chạy việt dã đường dài mỗi tuần một lần.
4. Chạy tăng tiến
Chạy tăng tiến là một hình thức tập luyện khác của chạy bộ. Chạy tăng tiến thường bắt đầu với tốc độ tự nhiên và kết thúc với tốc độ tăng dần.
Đây là một hình thức tập luyện nhằm gây nên áp lực cần thiết và khó khăn hơn cho cơ thể để tăng hiệu quả đốt cháy năng lượng. Đây là một hình thức tập cardio đốt mỡ rất tốt.
5. Kiểu fartlek
Chạy fartlek được hiểu là “trò chơi tốc độ”. Tập luyện fartlek là tập luyện dưới hình thức chạy tốc độ cao xen lẫn với tốc độ chậm. Đây là hình thức tập luyện liên tục kết hợp khá thú vị mà bạn có thể tập luyện mỗi ngày. Nếu bạn muốn tiếp thêm năng lượng cho những buổi tập của mình, một danh sách nhạc chạy bộ sẽ giúp bạn thêm hưng phấn.
Chạy fartlek được hiểu là “trò chơi tốc độ”
6. Kiểu hill repeats
Đúng như tên gọi, đây là một hình thức tập luyện chạy bộ có quãng đường dốc được lặp đi lặp lại liên tục. Bạn sẽ phải thực hiện việc chạy bộ lên xuống dốc liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.
Hill repeats là một hình thức tập luyện có quãng đường dốc được lặp đi lặp lại liên tục
Đây là bài tập giúp rèn luyện thể lực tuyệt vời cho những ai yêu chạy bộ. Ngoài ra, bài tập này còn giúp bạn cải thiện hô hấp hiệu quả khi chạy.
7. Kiểu tempo run
Tempo run là kiểu chạy có tốc độ không thay đổi, duy trì liên tục ở mức độ cao hơn mức trung bình mà bạn thường áp dụng ở kiểu chạy cơ bản. Tốc độ của tempo run là tốc độ mà bạn muốn rèn luyện để đạt được một mục đích nào đó.
Tempo run là kiểu chạy có tốc độ không thay đổi
Nếu muốn luyện tập cho việc chạy liên tục để tham gia một cuộc thi marathon hoặc muốn cải thiện tốc độ trong thời gian dài, kiểu chạy bộ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tempo run là bài tập được nhiều vận động viên điền kinh áp dụng vì giúp duy trì tốc độ và rèn luyện thể lực rất tốt.
8. Kiểu interval run (chạy biến tốc)
Interval run được hiểu là chạy bộ biến tốc hay biến đổi tốc độ ngắt quãng. Kiểu chạy này thường được áp dụng trong quãng ngắn và biến thiên tốc độ liên tục. Interval run sẽ được dùng để làm bài tập luyện thể lực chuyên nghiệp, giúp gia tăng tốc độ, sức chịu đựng và sự dẻo dai.
Interval run là kiểu chạy bộ biến tốc
Các bài tập kiểu interval run thường được chia làm hai giai đoạn, đoạn ngắn và dài. Đoạn dài thường có độ dài khoảng 600m đến 1.200m và xen lẫn những bài tập chạy chậm để hồi phục. Đoạn ngắn thường khoảng 100m đến 400m, tốc độ nhanh như một buổi chạy nước rút.
Nguồn tham khảo
9 Types of Runs Every Runner Should Know About https://youraustinmarathon.com/types-of-runs/ Ngày truy cập: 28/9/2020
Running 101: 8 Basic Types of Runs https://www.everydayhealth.com/fitness/running-101-basic-types-of-runs.aspx Ngày truy cập: 28/9/2020