Bỏ túi bí kíp chọn giày chạy bộ chuẩn dáng vừa size
Tìm một đôi giày chạy bộ phù hợp trong hàng trăm nghìn đôi giày ngoài thị trường quả thật không hề đơn giản. Bài viết này sẽ giúp bạn chọn được một đôi giày chạy phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
Để chọn được một đôi giày chạy phù hợp cần rất nhiều yếu tố như nhu cầu của bạn, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và cả giá thành nữa. Tuy nhiên, hôm nay, chúng ta sẽ bỏ qua những yếu tố phụ và hướng đến yếu tố quan trọng nhất là chọn được một đôi giày có thiết kế phù hợp với việc chạy bộ của bạn.
Tiêu chí chọn giày tập chạy bộ
Ngoài quần áo chạy bộ, giày chắc chắn là phần quan trọng nhất. Có những tiêu chí nhất định để chọn giày chạy bộ như:
- Nhu cầu và kiểu chạy của bạn
- Kiểu dáng phù hợp với nhu cầu
- Thiết kế giày chạy
- Màu sắc
- Giá thành
Dựa vào nhu cầu chạy bộ của nhiều người chúng ta có thể chia giày chạy bộ thành 3 nhóm giày khác nhau:
1. Giày chạy đường nhựa (road-running)
Giày chạy đường nhựa là những đôi giày được thiết kế chuyên phục vụ cho việc chạy đường nhựa. Địa hình này bao gồm đường nhựa, vỉa hè và một số địa hình thông dụng khác. Thiết kế giày thường đơn giản, nhẹ với đế giày có đàn hồi tốt và miếng cố định chân mỏng.
Giày chạy đường nhựa thường đơn giản, nhẹ với đế giày có đàn hồi tốt
2. Giày chạy địa hình (trail running)
Đây là loại giày được thiết kế để chạy địa hình khó như đồi núi, mặt đường nhiều đất cát, địa hình lồi lõm… Thiết kế giày có phần sẽ to hơn đôi chút so với giày chạy thường, chất liệu sẽ dày dặn hơn, đặc biệt đế giày sẽ cứng hơn. Ngoài ra, dưới đế giày sẽ thường có miếng dán dày và chắc chắn hơn giày chạy thường.
Thiết kế giày trail running có phần sẽ to hơn đôi chút so với giày chạy thường
3. Giày cross training
Đây là loại giày tập gym được thiết kế chuyên dụng trong thể hình. Thiết kế giày sẽ tinh gọn như giày chạy đường nhựa. Phần cổ chân giày sẽ dày hơn để phục vụ cho các bài tập nặng.
Giày cross training được thiết kế dành cho những hoạt động trong phòng gym
Các kiểu chạy bộ thường gặp
Để chọn giày chạy bộ phù hợp, bạn cần phải biết được kiểu chạy bộ của bản thân. Thông thường sẽ có 3 kiểu chạy bộ dễ nhận ra nhất là bình thường, lật trong và lật ngoài.
Để chọn giày chạy phù hợp, bạn cần xác định kiểu chạy bộ của mình
1. Bình thường (neutral)
Khi chạy, bàn chân bình thường gần như chạm chính diện với mặt đường. Bạn có thể chọn loại giày giúp ổn định và cân bằng sẽ tốt hơn.
2. Kiểu lật trong (pronation)
Khi chạy bàn chân của bạn có xu hướng đáp đất bằng mép trong khi tiếp xúc với mặt phẳng. Bạn nên chọn loại giày kiểm soát chuyển động với phần gót cứng và đệm dày hơn để hỗ trợ bàn chân.
3. Kiểu lật ngoài (supination)
Khi chạy, bàn chân của bạn sẽ có xu hướng đáp đất bằng mép ngoài của chân. Bạn có thể chọn loại giày ổn định chân và loại có phần đế mềm, không quá cứng để tạo độ êm ái cho mép ngoài khi tiếp đất.
Hướng dẫn chọn giày chạy bộ phù hợp với bạn
1. Upper (phần thân giày trở lên)
Tất cả phần trên của đế giày được gọi là upper. Đa số các đôi giày ngày nay thường sử dụng vải và lưới để đan lại với nhau. Với những hãng khác nhau sẽ có chất liệu khác nhau. Hầu hết phần upper thường được may thành một mảnh trên đế.
Xác định rõ từng khu vực trên giày sẽ giúp bạn tìm được sự lựa chọn phù hợp
Để chọn upper ưng ý bạn nên nhìn quan một lượt trên đôi giày. Kiểm tra không rách, chất liệu có đàn hồi, nhẹ và đủ dày để bảo vệ chân, phần mũi không bị gãy. Đây là những tiêu chí ngoại hình ban đầu để chọn upper tiêu chuẩn.
2. Ankle collar (phần cổ giày)
Đây là phần sẽ bảo vệ cổ chân của bạn. Khu vực này của giày sẽ thường được làm bằng một phần lụa mềm và êm hơn so với phần upper. Tuy nhiên, cũng sẽ có một vài đôi giày có phần cổ mỏng.
Bạn nên mang thử giày để xem phần cổ có bị trượt khỏi gót chân hay không
Để chọn phần này, trước tiên bạn nên dùng tay cảm nhận phần cổ có êm không, sau đó bắt buộc phải mang vào để thử xem phần cổ có bị trượt khỏi gót chân hay không, có cấn và làm khó chịu hay không.
3. Heel counter (miếng lót bảo vệ đế)
Giày thể thao hiện nay thường sẽ có phần này để cố định phần gót chân của bạn. Phần này của giày thường sẽ cứng hơn các phần khác trên upper. Điều này cho phép bảo vệ phần gót và tạo tính cân bằng cho giày.
Khu vực này của giày thường sẽ cứng hơn các phần khác trên upper
Để kiểm tra heel counter, bạn nên dùng lực bóp nhẹ vào phần miếng lót. Nếu không bị móp méo, bạn có thể yên tâm sử dụng.
4. Toebox (phần bao bọc mu bàn chân)
Đây là phần giúp bảo vệ mu bàn chân và các ngón chân của bạn, thường sẽ có độ đàn hồi nhất định. Để lựa chọn, bạn nên mang giày và đảm bảo chúng bao bọc vừa vặn mu bàn chân, giúp bàn chân của bạn thoải mái vận động.
Đây là phần giúp bảo vệ mu bàn chân và các ngón chân của bạn
5. Outsole (đế ngoài)
Đây là phần tiếp đất nhiều nhất của một đôi giày. Vì vậy, khu vực này sẽ thường được làm bằng cao su hỗn hợp hoặc nhiều chất liệu có độ đàn hồi và độ bền cao khác.
Bạn nên kiểm tra kỹ phần này, kiểm tra phần outsole có bị bong tróc keo không và có phù hợp với nhu cầu chạy của bạn hay không.
6. Midsole (đế giữa)
Đây là bộ phận quan trọng nhất của một đôi giày chạy. Midsole thường được làm bằng những chất liệu như hạt mút, đệm khí… Khu vực này thường được kết hợp nhiều công nghệ tân tiến khác nhau để đem lại cảm giác thoải mái nhất cho người chạy.
Midsole thường được làm bằng những chất liệu như hạt mút, đệm khí…
Bạn nên chọn những loại giày có midsole đàn hồi tốt. Lời khuyên cho bạn là hãy cứ thử mang vào đi hoặc nhảy vài cái để thử. Phần đế không biến dạng, không bị sứt keo, êm ái khi mang là những tiêu chí tốt để lựa chọn.
7. Insole (đế trong)
Đây là phần đế nằm trong của đôi giày. Có thể phần đế này sẽ được may liền với miếng lót giày. Đế trong thường sẽ được làm từ vật liệu đàn hồi và mềm hơn để giúp chân bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Hãy mang vào và cảm giác bàn chân có vừa với miếng lót trong hay không. Nếu có cảm giác cộm hoặc không thoải mái, bạn nên chọn đôi giày khác.
8. Độ cong của mũi giày
Những đôi giày chạy bộ thường sẽ có một độ cong nhất định theo xương bàn chân của bạn. Mục đích là để chân thoải mái và giảm áp lực khi chạy.
Một đôi giày tốt là đôi giày có độ cong phù hợp với với bàn chân và chuyển động của bạn. Bạn có thể yên tâm rằng hầu hết các mẫu giày chạy để đã được các hãng tính toán về độ cong phù hợp với người chạy bộ.
Cách chọn size giày phù hợp
Cách đơn giản nhất để tính size giày đó là vẽ lại hình dạng bàn chân của bạn ra giấy rồi đo size
- Bước 1: Tìm giấy và đưa bàn chân lên trên bề mặt giấy
- Bước 2: Mang vớ hoặc không sau đó đứng cố định bàn chân trên giấy
- Bước 3: Dùng viết vẽ theo hình dạng bàn chân của bạn trên giấy
- Bước 4: Dùng thước đo chiều dài và rộng hình vẽ để biết được chiều dài và chiều rộng bàn chân.
Cách đo size giày đơn giản và chính xác
Giày chạy bộ cho nam và giày chạy bộ cho nữ thường sẽ có khoảng cách lớn về size giày. Bạn có thể đến thẳng cửa hàng để chọn giày. Tuy nhiên, nếu không thể đến cửa hàng để mua bạn nên tham khảo bảng size chart của các hãng giày mà bạn đang định mua để tìm size.
Hiện nay, nhiều hãng sẽ có size giày giống nhau. Tuy nhiên, cũng có một số hãng sẽ có những đôi giày đặc biệt mà bạn phải tăng hoặc giảm size để mang thoải mái hơn.
Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến người dùng hoặc nhờ tư vấn của nhân viên từ hãng giày đó. Với những kinh nghiệm trên, hy vọng bạn sẽ tìm được một đôi giày chạy bộ phù hợp với mình và bắt đầu chạy bộ ngay thôi nào.
Nguồn tham khảo
How to Choose Running Shoes https://www.rei.com/learn/expert-advice/running-shoes.html Ngày truy cập 28/2/2020
Gear Up With the Right Running Shoes https://www.runnersworld.com/gear/a20842305/how-to-buy-the-right-running-shoes/ Ngày truy cập 28/2/2020