Vai trò của protein quan trọng như thế nào trong dinh dưỡng hàng ngày?
Protein là một loại hợp chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối cơ thể của chúng ta. Protein tham gia vào quá trình xây dựng, sửa chữa và duy trì cơ bắp. Protein được cấu thành từ 20 loại axit amin khác nhau, trong đó có các loại axít amin. Không giống như chất béo và carbohydrate cơ thể không thể tự lưu trữ được protein, tổng hợp được protein phải thông qua các loại thực phẩm. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về vai trò của protein quan trọng như thế nào trong dinh dưỡng hàng ngày.
Protein hay còn gọi là chất đạm chứa các axít amino, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên gen di truyền và nhiễm sắc thể. Nếu như cơ thể của bạn không có chất đạm sẽ dẫn tới các cơ quan trong cơ thể không được phát triển, cơ quan nội tạng hoạt động trì trệ, kém hiệu quả.
Đó là lý do các bạn không nên xem thường việc hấp thu chất đạm một cách đầy đủ. Trong đó, nguồn thực phẩm cung cấp chất đạm vô lại cùng đa dạng từ thực vật cho tới động vật như thịt heo, thịt bò, thịt gà, đậu nành, sữa bột…
Không những vậy, protein còn tham gia vào các cấu tạo cơ thể như các cấu tạo của máu, cơ bắp…. Chất này cũng là một trong những thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống của enzyme. Ngoài ra, nó được coi như một nguồn năng lượng. Chính vì thế, protein chiếm đến khoảng 1/5 trọng lượng cơ thể.
Protein tham gia vào các cấu tạo cơ thể như các cấu tạo của máu, cơ bắp…
Vai trò của protein đối với cơ thể
1. Duy trì các mô cơ thể
Protein tham gia vào hoạt động phát triển và duy trì các mô cơ thể. Lượng protein trong cơ thể luôn ở trong trạng thái chuyển đổi liên tục. Điều này có nghĩa là khi bình thường, cơ thể của chúng ta sẽ phá vỡ cùng một lượng protein sử dụng để xây dựng và sửa chữa các mô tế bào.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể sẽ phá vỡ nhiều lượng protein hơn lượng sản sinh ra. Ví dụ những người luyện tập thể dục thể thao, người mới ốm dậy, người bệnh đang trong quá trình hồi phục… Đây là lúc bạn cần nạp một lượng đạm lớn nhằm đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
2. Hỗ trợ cấu trúc cơ bắp
Protein là nền tảng cho cơ bắp, xương, da, gân và dây chằng. Mỗi khi bạn nạp một lượng chất này vào trong cơ thể, nó sẽ liên tục được thay thế các tế bào đã chết và bị loại bỏ. Điều này nhằm tạo sự thuận lợi cho sự phát triển và duy trì bình thường.
Ví dụ, các tế bào thường sống trong khoảng 30 ngày. Khi các tế bào chết mất đi, thay thế vào là protein phát triển giúp xây dựng cơ bắp, tóc và móng tay. Chỉ cần bạn bổ sung đủ lượng protein cho phép vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày thì sẽ phát huy được tác dụng của nó.
Chính vì thế, những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động viên chuyên nghiệp thường phải bổ sung đầy đủ protein. Ngoài bổ sung qua thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể bổ sung protein qua các loại bột protein có sẵn.
3. Duy trì pH thích hợp
Protein hoạt động như một hệ thống đệm, giúp cơ thể duy trì các giá trị pH thích hợp của máu và các chất dịch khác của cơ thể. Chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axít và bazơ trong máu và các chất dịch. Sự cân bằng giữa axít và bazơ được đo bằng thang đo pH. Nó nằm trong khoảng từ 0 đến 14.
Đạm đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ axít và bazơ trong máu
4. Hình thành hệ miễn dịch
Chức năng của protein giúp cơ thể hình thành các globulin miễn dịch hoặc kháng thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Kháng thể là loại protein trong máu giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn và virus. Nếu không có các kháng thể này, vi khuẩn và virus sẽ tự do xâm nhập, nhân lên và gây hại cơ thể với các loại bệnh chúng gây ra.
Nguồn cung cấp protein chính từ đâu?
Có hai loại protein là protein hoàn chỉnh và protein không hoàn chỉnh. Bạn có thể hấp thụ protein hoàn chỉnh từ các thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Trong khi, với protein không hoàn chỉnh, bạn có thể hấp thu từ các nguồn thức ăn từ thực vật. Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng kết hợp các nguồn protein để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh.
Protein có nguồn gốc từ động vật
Đây là nguồn đạm phổ biến hơn và được nhiều người biết tới. Đó là những thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa… Chúng đều là những nguồn protein quý bởi nó chứa hàm lượng đạm rất cao.
Đây là nguồn đạm phổ biến hơn và được nhiều người biết tới
Protein có nguồn gốc từ thực vật
Bạn thường có thể hấp thu đạm có nguồn gốc từ thực vật từ những thực phẩm như dòng họ nhà đậu, gạo, mì, ngô, hạt dinh dưỡng… Tuy có hàm lượng protein không cao bằng động vật nhưng nhiều người lại lựa chọn nguồn protein từ thực vật vì chúng khá lành mạnh.
Những lưu ý khi bổ sung protein
- Bạn nên có chế độ bổ sung protein một cách hợp lý và khoa học. Bởi khi tiêu thụ quá nhiều đạm, bạn sẽ khiến cơ thể hấp thụ một số lượng chất dư thừa quá nhiều, buộc phải xử lý và đào thải. Điều này sẽ gây hại cho gan và thận của chúng ta.
- Bên cạnh đó, chất đạm dư thừa trong cơ thể cũng là nguy cơ dẫn đến béo phì bởi chúng sẽ chuyển hóa và tích tụ lại thành mỡ ở dưới da, gây béo phì…
- Các nhà sản xuất sẽ nghiên cứu và cho ra những loại sản phẩm, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng, ở những độ tuổi khác nhau.
- Protein rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, một cơ thể khỏe mạnh thì cần cung cấp đầy đủ protein.
Để cập nhật thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng và luyện tập, bạn hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP nhé.
Nguồn tham khảo
The Benefits of Protein https://www.webmd.com Ngày truy cập: 26/02/2020
9 Important Functions of Protein in Your Body https://www.healthline.com Ngày truy cập: 26/02/2020
What are proteins and what do they do? https://ghr.nlm.nih.gov Ngày truy cập: 26/02/2020