Gỏi ngó sen: Món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng

Gỏi ngó sen: Món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng

Gỏi ngó sen là món khai vị vô cùng phổ biến trên những bàn tiệc bởi hương vị thơm ngon và hình thức bắt mắt nhưng lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại còn nhiều hơn thế!

Ngó sen là phần cuống lá non thường được dùng để ngâm chua, làm gỏi và nhiều món ăn khác. Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa củ sen và ngó sen. Phần lớn, có thể hiểu củ sen là ngó sen đã phát triển về già nhưng nhìn chung cả hai loại đều chứa vô vàn dưỡng chất và lợi ích sức khỏe. Cùng LEEP.APP tìm hiểu về món gỏi ngó sen bổ dưỡng này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của gỏi ngó sen

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 1 phần ăn gỏi ngó sen:

  • Calorie: 496,9
  • Chất béo: 8,3g
  • Carbohydrate: 64,9g
  • Protein: 44g
  • Natri: 8.340mg
  • Kali: 1.808,4mg
  • Vitamin A: 6.9% DV (giá trị hàng ngày)
  • Vitamin B12: 33,8% DV
  • Vitamin B6: 22% DV
  • Vitamin C: 22,8% DV
  • Vitamin E: 3,8% DV
  • Canxi: 8,6% DV
  • Đồng: 16,8% DV
  • Folate: 11.9% DV
  • Sắt: 25,4% DV
  • Magiê: 44,2% DV
  • Mangan: 11,6% DV
  • Niacin: 23,4% DV
  • Axít pantothenic: 5,6% DV
  • Phốt pho: 16,5% DV
  • Riboflavin: 5,6% DV
  • Selen: 73,5% DV
  • Thiamine: 3,7% DV
  • Kẽm: 19,3% DV

Lượng calorie từ các nguyên liệu của gỏi ngó sen:

  • 210g ngó sen: 155 calorie
  • 50g tôm luộc: 112 calorie
  • 56g thịt heo: 81 calorie
  • 4 thìa cà phê đường (16g): 64 calorie
  • 10g hành phi: 51 calorie
  • 75ml nước mắm pha: 25 calorie
  • 30ml nước cốt chanh (2 muỗng canh): 8 calorie
  • Muối và ngò rí có lượng calorie không đáng kể

Với ngó sen, loại thực phẩm này có hàm lượng calorie không quá cao, nhưng phần lớn lượng calorie đến từ carb. Trong ½ chén ngó sen luộc có chứa khoảng 10g carb (trong đó bao gồm 2g chất xơ) và 1g protein.

Lợi ích sức khỏe của món gỏi ngó sen

Món gỏi ngó sen được làm từ rất nhiều nguyên liệu, vì thế, LEEP.APP sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích sức khỏe từ thành phần chính của món ăn này là ngó sen.

Lợi ích sức khỏe của món gỏi ngó sen

Ngó sen có rất nhiều lợi ích sức khỏe và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Thân cây sen tốt cho hệ tiêu hóa

Ngó sen chứa hàm lượng chất xơ cao, nhờ đó bạn sẽ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa như táo bón. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong ngó sen cũng góp phần thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa.

Cải thiện sức khỏe tim mạch và xương

Gỏi ngó sen có lợi cho sức khỏe tim mạch và cả xương khớp nhờ vào hàm lượng canxi mà chúng đem lại.

Canxi có ảnh hưởng lớn đến chức năng tim, sức mạnh và mật độ xương khớp, giúp bạn phát triển tim và xương khỏe mạnh hơn.

Ngó sen giàu chất chống oxy hóa

Bạn có thể ăn gỏi ngó sen để bổ sung thêm chất chống oxy hóa cho cơ thể. Đặc biệt, trong ngó sen có chứa tryptophan, một axít amin có ảnh hưởng đến hoạt động chống oxy hóa.

Các chất chống oxy hóa có trong ngó sen giúp bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do và những hợp chất độc hại xâm nhập từ môi trường có thể gây hại cho tế bào.

Điều chỉnh huyết áp và đường huyết

Củ sen rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao vì thực phẩm này giúp điều hòa cả lượng đường trong máu cũng như huyết áp. Lợi ích này có được là nhờ ngó sen chứa nhiều kali đấy!

Tăng cường miễn dịch và hỗ trợ giảm cân

Trong gỏi ngó sen có chứa hàm lượng cao vitamin C. Loại vitamin này được biết đến như một chất tăng cường miễn dịch hiệu quả, đặc biệt có lợi trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus. Vì vậy, ăn ngó sen sẽ tốt cho hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, củ sen chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất thiết yếu, lại ít calorie sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn giảm cân của bạn.

Ngó sen tốt cho sức khỏe tóc và da

Ngó sen giàu vitamin C, vì vậy chúng sẽ chống oxy hóa và ngăn ngừa tác hại của gốc tự do. Đồng thời, dưỡng chất này còn hỗ trợ sản xuất collagen – protein cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ làn da, mái tóc cũng như xương khớp khỏe mạnh.

Không chỉ thế, trong ngó sen cũng chứa một hàm lượng đồng, giúp cho tóc bạn phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Ngó sen có nhiều tác động tích cực lên sức khỏe tóc và làn da

Ngó sen có nhiều tác động tích cực lên sức khỏe tóc và làn da

Ăn ngó sen giúp giảm cholesterol

Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều sẽ giúp giảm cholesterol và ngó sen cũng nằm trong số đó. Chất xơ liên kết với chất béo có trong thực phẩm, do đó chúng có thể làm giảm đáng kể sự hấp thụ chất béo trong cơ thể.

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như ngó sen thường xuyên và cắt giảm đáng kể thực phẩm chế biến khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giữ được sức khỏe lâu dài, ngăn ngừa nhiều bệnh lý phổ biến.

Tăng cường sức khỏe tinh thần

Nhờ lượng dưỡng chất dồi dào, ngó sen không chỉ đem lại lợi ích thể chất mà cả tinh thần của bạn cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Trong củ sen chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là niacin, folate, thiamine, vitamin B6 và axit pantothenic. Nếu thiếu những vitamin nhóm B này, bạn có thể dễ bị mất trí nhớ, khó chịu, căng thẳng và đau đầu. Hãy ăn gỏi ngó sen để giảm căng thẳng và giúp tinh thần minh mẫn hơn nhé!

Cách dùng và chế biến gỏi ngó sen

Nên mua ngó sen vào thời gian nào là tốt nhất?

Ngó sen được bán quanh năm ở chợ và các siêu thị. Ngó sen tươi sẽ có màu trắng, xanh nhạt hoặc tím nhạt tùy loại. Cọng sen còn tươi sẽ giòn, chắc và có lớp vỏ mượt.

Khi chọn mua ngó sen, bạn nên chọn những cọng tươi không có đốm, mềm nhưng không ỉu. Đừng quên kiểm tra xem cuống sen có sạch hay không nhé! Tốt nhất là mua loại tươi thay vì sen đông lạnh hay đóng hộp.

Hướng dẫn cách làm gỏi ngó sen tôm thịt

Nguyên liệu làm gỏi ngó sen

  • 400g ngó sen
  • 400g tôm
  • 100g thịt heo
  • ½ củ hành tím, cắt lát mỏng
  • 1 củ cà rốt, thái sợi
  • 1 thìa cà phê đường
  • 3 muỗng canh giấm trắng
  • Muối để nêm nếm
  • Một nắm lá rau răm, thái nhỏ
  • Một nắm bạc hà hoặc húng thơm, thái nhỏ
  • Hành phi, đậu phộng rang giã nhỏ
  • Bánh phồng tôm
  • Nước mắm

Cách làm gỏi ngó sen tôm thịt

  1. Sơ chế nguyên liệu: Pha giấm, đường và một chút muối, cho cà rốt và trộn đều. Bạn có thể chần sơ cà rốt nếu muốn chúng mềm hơn. Khi chuẩn bị xong các nguyên liệu khác thì vớt cà rốt ra vắt ráo nước.
  2. Luộc thịt và tôm: Thịt heo rửa sạch, đun sơ với nước sôi rồi luộc lại đến khi chín thì xắt lát mỏng. Tôm hấp chín, lột vỏ.
  3. Chế biến ngó sen: Rửa sạch ngó sen, cắt khúc 7cm. Nếu bạn muốn cọng sen mảnh hơn, hãy bổ dọc ½ hoặc ¼ theo chiều dài ngó sen rồi cắt khúc. Dùng vải sạch bọc ngó sen và vắt bớt nước.
  4. Pha chế nước mắm gỏi: 2 thìa nước mắm + 2 thìa nước lọc + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường (gia giảm tùy theo độ ngọt bạn muốn), thêm tỏi ớt băm vào trộn đều.
  5. Trộn gỏi ngó sen tôm thịt: Cho các nguyên liệu vào tô lớn, rưới nước mắm gỏi lên và trộn đều. Cuối cùng cho thêm đậu phộng và hành phi vào trộn nhẹ nhàng. Bày ra đĩa, ăn kèm với bánh phồng tôm.

Bạn có thể trộn gỏi ngó sen tôm thịt hoặc bày riêng các nguyên liệu để thưởng thức

Bạn có thể trộn gỏi ngó sen tôm thịt hoặc bày riêng các nguyên liệu để thưởng thức

Bảo quản gỏi ngó sen

Gói ngó sen tôm thịt sau khi được trộn nên ăn trong ngày, nếu bạn không dùng hết, hãy bảo quản ngăn mát tủ lạnh và ăn trong ngày kế tiếp.

Cách bảo quản tốt hơn là bạn giữ riêng các nguyên liệu, chỉ trộn phần đủ ăn và bảo quản nguyên liệu còn lại trong ngăn mát tủ lạnh. Như vậy có thể bảo quản gỏi ngó sen tôm thịt lâu hơn.

Gỏi ngó sen nếu để quá lâu trong ngày hoặc gặp nhiệt độ cao sẽ dễ bị chua, vì vậy hãy tranh thủ dùng ngay sau khi chế biến và để ở nơi thoáng mát.

Lưu ý khi ăn gỏi ngó sen

Thông thường, tôm là thành phần dễ gây dị ứng nhất trong món ăn này. Với những người bị dị ứng hải sản, bạn có thể thay thế một loại protein khác vào món gỏi ngó sen.

Ở Việt Nam cũng không có nhiều trường hợp bị dị ứng với sen, nếu có, triệu chứng dị ứng sẽ bao gồm phát ban, khó thở, sưng lưỡi hoặc chóng mặt. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn thấy dấu hiệu lạ sau khi ăn gỏi ngó sen.

Ngoài ra, sen mọc trong bùn, do đó bạn phải chế biến thật kỹ để loại bỏ các ký sinh trùng và chất bẩn có thể bám trên ngó sen để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Vậy là bạn đã nắm được tấn tần tật những thông tin nên biết về gỏi ngó sen rồi đấy, hãy bắt tay vào chế biến món gỏi ngó sen tôm thịt thật ngon và bổ dưỡng cho gia đình.

Nguồn tham khảo

10 Health Benefits of Lotus Stem & its Side Effects https://www.epainassist.com/diet-and-nutrition/lotus-stem Ngày truy cập: 27/6/2021


Chủ đề: