Măng loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho tim mạch

Author picture

Măng loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho tim mạch

Măng hay còn gọi là măng tre (hay trúc duẫn) là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của cây tre. Măng được sử dụng làm thực phẩm ở nhiều nước châu Á, bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp.

Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như giảm cholesterol, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch. Hãy cùng LEEP .APP tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà măng tre đem lại nhé!

Tổng quan về măng

măng luộc

Chúng rất cứng và phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới lẫn lạnh giá

Là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của cây tre. Có khoảng 1.450 loài tre thuộc họ Poaceae. Hầu hết các loại tre đều cực kỳ cứng và phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới lẫn lạnh giá.

Chúng là một trong những loài thực vật được trồng khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Và là loại cây phát triển nhanh nhất trên thế giới, có khả năng cao tới 60 cm một ngày.

Ngày nay, tre được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, từ làm nhà đến làm giấy. Măng là thực phẩm dinh dưỡng ở các nước châu Á trong nhiều thế kỷ thì các quốc gia phương Tây mới bắt đầu nhận ra tiềm năng của nó.

Các loại phổ biến ở Việt Nam bao gồm: măng tre, măng nứa, măng vầu…

Thành phần dinh dưỡng của măng

Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia dinh dưỡng Hoa Kỳ – USDA (2006) thì thành phần hóa học trong măng tươi của loài tre mỡ ( Bambusa vulgaris) như sau:

  • Độ ẩm: 90,60 ± 0,82%
  • Chất xơ: 4,24 ± 0,01%
  • Tro 1,01 ± 0,21%
  • Carbohydrates: 6,51 ± 0,05%
  • Tinh bột: 0,27 ± 0,05%
  • Chất béo: 0,50 ± 0,01%
  • Protein: 3,64 ± 0,03%
  • Amino axít: 3,57 ± 0,04%
  • Vitamin C: 4,80 ± 0,11 mg %
  • Vitamin E: 0,52 ± 0,10 mg %

Theo USDA đánh giá về giá trị dinh dưỡng như sau:

1. Giàu chất dinh dưỡng

luoc-mang

Măng tre chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch, huyết áp và sức khỏe

Trong măng tre có chứa các chất dinh dưỡng chính là protein, carbohydrate, axít amin, khoáng chất, đường, chất béo, chất xơ và các muối vô cơ.

Trong 100g chứa:

  • Chất đạm: từ 1,49 – 4,04g (trung bình 2,65 g). Chất đạm trong măng tươi chứa 17 axít amin, trong đó có 8 axít amin là rất cần thiết cho cơ thể con người ( theo nghiên cứu Qiu 1992, Ferreira và ctv – 1995).
  • Tyrosine chiếm 57% đến 67% tổng lượng axit amin (theo nghiên cứu Kozukue và ctc- 1999).
  • Các axit amin và vitamin quý như thiamin – vitamin B1, niacin – vitamin B3, vitamin A, vitamin B6, vitamin E ( theo nghiên cứu Visuphaka 1985; Xia 1989; Shi và Yang 1992).

2. Có vai trò như một thực phẩm chức năng

Chứa phytosterol và một số lượng lớn chất xơ có thể hội đủ điều kiện như “loại thuốc tự nhiên”: có hoạt động làm giảm cholesterol ( theo nghiên cứu Brufau và những người khác năm 2008)

3. Có ít calorie

Chúng có chất xơ cao, nguồn chất xơ ăn được từ 6 – 8g trong 100g măng tươi, giúp giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, chúng còn giúp làm giàu chất xơ trong các món ăn giàu đạm và lipid.

4. Có ít chất béo

Chất béo rất thấp chỉ 2,46g / 100g, do đó rất tốt cho những người ăn kiêng.

5. Giàu khoáng vi lượng

Chúng chứa nhiều chất khoáng gồm: kali, canxi, mangan, kẽm, crôm, đồng, sắt, phốt pho và selen (theo nghiên cứu Shi và Yang – 1992 và ctv- 2007).

Những lợi ích sức khỏe mà măng mang lại

Với rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, chúng có rất nhiều lợi ích cho chúng ta như sau:

măng tre

Ăn măng giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ bệnh huyết áp cao, cho trái tim khỏe mạnh 

1. Măng giảm cholesterol và tốt cho tim mạch

Chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoang chất như selen, kali có lợi cho tim. Thêm vào đó lượng carbohydrate và đường thấp khiến măng trở thành thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch.

Với hàm lượng chất xơ cao và rất ít calo trong mỗi khẩu phần ăn, việc dùng măng là một cách tuyệt vời để giảm mức cholesterol LDL “xấu” của bạn giúp thanh lọc động mạch. Điều này có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

2. Kích thích sự thèm ăn

Khi bạn bị rối loạn tiêu hóa – chúng không chỉ có vị ngọt nhẹ mà còn chứa hàm lượng cellulose cao đã được chứng minh có tác dụng kích thích sự thèm ăn, ngăn ngừa táo bón và cải thiện tiêu hóa.

3. Hỗ trợ chế độ ăn kiêng ít carb

Chế độ ăn ít carbohydrate đã được chứng minh giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện một số bệnh bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch. Trong măng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và rất ít carbohydrate giúp người ăn kiêng nhận được nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

4. Măng còn chống ung thư

Chúng giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và các chất phytosterol tự nhiên góp phần chống ung thư. Đồng thời giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Chúng chứa nhiều vitamin thiết yếu như A,C,E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

6. Chống viêm

Chúng cũng thể hiện đặc tính chống viêm hiệu quả có tác dụng giảm đau, giảm viêm cũng như chữa lành vết loét. Bạn có thể ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

7. Chữa các vấn đề về hô hấp

Rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Do đặc tính chống viêm nên chúng cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.

8. Kháng khuẩn

Cuối cùng, chúng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus.

Những đối tượng không nên ăn măng

1. Phụ nữ mang thai

phu-nu-mang-thai

Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn măng

Các chuyên gia cho biết, chúng có chứa khá nhiều độc tố , nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra axít xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày. Sau đó, axít xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoai dưới dạng dịch nôn.

Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc như nôn, đau bụng, đau đầu gần giống như hiện tượng ngộ độc sắn. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kết luận bà mẹ mang thai ăn chúng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.

2. Người bị bệnh thận

Chúng là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

3. Người bị đau dạ dày

Trong măng chứa hàm lượng axít cyanhydric (khoảng 230mg trong một kg măng) là chất độc hại cho dạ dày cho nên những người bị đau dạ dày không nên ăn.

4. Người bệnh gout

Khi bị bệnh gout, cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng axít uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm với tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp axít uric trong cơ thể, cho nên bệnh nhân gout cần tránh.

Lưu ý khi ăn măngthịt-kho

Trong chúng có chứa axít xyanhydric có thể gây ngộ độc

Một người lớn ăn phải 20mg axít xyanhydric có thể bị ngộ độc. Trẻ em, người già yếu nhạy cảm hơn. Nhưng cũng không nên vì thế mà sợ ăn măng chỉ cần bạn chế biến măng đúng cách thì chất độc sẽ mất đi và chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

  • Chất độc sẽ mất đi khi bạn ngâm, rửa chúng trong nước muối ít nhất 30 phút và luộc tối thiểu 20 phút trước khi xào hay nấu. Khi luộc bạn cần thay nước nhiều lần. Cần nấu và hầm lâu hơn để ăn vừa ngon lại không còn chất độc.
  • Với măng độc và đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung để chất độc bay hơi.
  • Trong măng chua, măng khô đã giảm chất độc. Nhưng khi chế biến thức ăn cần chú ý các thao tác giải độc như: ngâm, rửa, nấu lâu.

Những món ăn ngon chế biến từ măng

vit-kho

Là loại thực phẩm ngon ngọt dễ chế biến 

Là loại thực phẩm ngon ngọt và dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Sau đây là một số món ăn từ măng bạn có thể tham khảo cho thực đơn gia đình thêm phong phú và bổ dưỡng nhé.

  • Món nộm măng thịt bò: măng và thịt bò thái sợi, măng cần chần 2 lần qua nước nóng trước khi làm nộm. Có vị ngọt và không hề đắng.
  • Măng củ tươi nấu sườn non: món này thanh mát, nước canh rất ngọt, thanh mát thích hợp với ai mê mẩn món măng rừng.
  • Măng tươi xào lá lốt: đây là món ăn truyền thống của người miền núi. Có hương vị khá lạ nhưng rất ngon miệng.
  • Muối chua: sau khi được muối chua, bạn có thể nấu canh, xào đều rất ngon và có hương vị hấp dẫn.
  • Luộc: đây là món ăn đơn giản nhất nhưng khi chấm với mắm tôm hoặc mắm tỏi ớt lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người.
  • Món nộm vịt măng: món này được những người thích nhậu cực kỳ mê vì rất ngon và giải rượu tốt.
  • Bún măng
  • Đuôi heo hầm
  • Lẩu cá
  • Cá nục kho
  • Thịt kho măng
  • Thịt ba chỉ xào

Lẩu

Là món ăn khoái khẩu của nhiều người và chứa đa dạng vitamin và khoáng chất

Hướng dẫn cách phân biệt các loại măng trên thị trường

Có rất nhiều loài ở Việt Nam, bạn có thể dựa vào loài và vị để phân biệt chúng.

nhieu-loai-mang

Có rất nhiều loài măng, bạn có thể phân biệt dựa vào loại măng và vị măng

1. Dựa vào loài

Cách chính xác nhất là dựa vào các loài. Mỗi loại đều có những đặc điểm và hương vị khác nhau.

Măng nứa

  • Là loại được bà con dân tộc đi thu hái từ mầm măng non của cây nứa. Chủ yếu là từ các khu vực nhiều nứa của núi rừng Tây Bắc.
  • Chúng khá phổ biến nhưng cũng khó phân biệt. Độ lớn nhỏ, màu sắc, hương vị phụ thuộc vào khí hậu và thổ nhưỡng của từng địa phương.
  • Đường kính trung binh từ 5- 8 cm. Bên trong có những khoang nhỏ.
  • Thường được dùng làm măng khô và chế biến các món xào.

Măng mai

  • Là loại có kích thước lớn, có đường kính gốc trung bình từ 8 – 15 cm.
  • Thời gian thu hái từ thanh 3 đến thanh 8 hàng năm.
  • Tập trung chủ yếu ở vung núi Tây Bắc.
  • Vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh.
  • Phần gốc dày và đặc do vậy thường được dùng làm thực phẩm xào, nấu canh, muối chua, phơi khô. Chúng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ đờm.
  • Hiện nay loại này được tự trồng với diện tích lớn. Và hầu hết trên thị trường hiện nay là măng mai.

Măng sặt

  • Thời điểm thu hoạch từ tháng 12 âm lịch đến tháng 03 âm lịch.
  • Đầu mùa có vị ngọt, xem lẫn một chút vị đắng. Khi cuối mùa thường đắng.
  • Có hình dạng nhỏ và thuôn dài trông như chiếc que.
  • Có rất nhiều ở vùng núi Yên Bái và Tây Bắc.

Măng vầu

  • Thường mọc tập trung trong diện tích lớn, nằm sâu trong rừng và trên những quả đồi thấp.
  • Chúng thường xuất hiện khoảng tháng 1 đến tháng 2. Đây được coi là thời điểm đầu mùa. Việc tìm kiếm thường khó khăn vì nó mọc ở sâu trong lòng đất, tuy nhiên do chúng non nên rất ngọt và giòn.
  • Có kích cỡ trung bình, đường kính gốc khoảng từ 5 -10 cm. Vỏ thường có màu vàng nhạt hoặc sẫm. Đỉnh ngọn có màu nâu hoặc tím thâm. Với những lá bé màu nâu, đây là măng non được đào dưới đất. Còn đối với những loại được rao bán có lá xanh, đây là những cây đã trưởng thành và thường có vị đắng.

Măng trúc

  • So với các loại khác đã nhắc tới ở trân thì chúng thon nhỏ hơn nhiều. Đường kính chỉ từ 3 -5 cm. Hình dáng thon dài, vỏ có màu xanh đặc trưng vẫn còn cho đến khi bóc ra.
  • Mặc dù vậy, thân rất chắc chắn.

Măng giang

  • Thường mọc thành búi và bụi lớn không cao ở trong rừng nên thường bị che khuất lấp bởi cây cỏ khác.
  • Khá giống với măng trúc, tuy nhiên nó ngắn hơn. Bổ ra thì bên trong có nhiều khoang và có vỏ cứng và trơn, căng trường thành thì vỏ càng cứng.
  • Khi bóc ra có màu xanh và ăn rất giòn.

Măng bương

  • Có vị chát nhẹ
  • Gốc to và lớn khá giống măng mai

Măng lay

  • Là loại thuộc họ tre, thường mọc từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
  • Có đặc điểm thân nhỏ, lá nhọn, mọc thành từng bụi lớn bạt ngàn trên những sườn đồi, khe suối của núi rừng.

Dựa vào vị

Nếu bạn không biết nhiều về loại măng có thể lựa chọn bằng cách phân loại này để tìm loại thích hợp với khẩu vị.

Vị ngọt

  • Là loại không có vị đắng, ít he, dễ ăn, dễ sử dụng. Với những người không ăn được đắng sẽ là sự lựa chọn tốt.
  • Để có thể chọn măng ngọt, bạn nên chú ý về độ già của chúng . Bất kể loại nào, nếu già đều có thể đắng.
  • Một số loại ngọt (hơn) có thể kể đến như măng mai, măng giang…

Vị đắng

  • Ngoài ra còn có một số loại khác sẽ có vị hơi chát hoặc hơi le. Ví dụ như măng nứa. Đôi khi nó có vị đắng chát. Nhưng với nhiều người, thì đây lại là một hương vị tuyệt vời khi kết hợp với những vị nước chấm đặc biệt.
  • Tuy nhiên, nếu không thích thì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ được những vị này trong quá trình chế biến.

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học nữa nhé.

Nguồn tham khảo 

Bamboo: Health Benefits, Nutrients, Preparation, and More – https://www.webmd.com/diet/health-benefits-bamboo#1 Ngày truy cập 11/02/2021