9 lợi ích sức khỏe có thể bạn chưa biết về tảo xoắn
Tảo xoắn là gì? Tại sao chúng lại được dùng nhiều trong quá trình tập luyện. Hãy cùng LEEP.APP đi tìm câu trả lời của loại tảo biển này.
Tảo xoắn là một loại tảo xanh lam được nhiều người biết đến như một loại thực phẩm bổ sung. Người ta coi spirulina là một siêu thực phẩm do hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời. Các nghiên cứu cho thấy rằng spirulina mang đến những lợi ích rất tốt hỗ trợ cải thiện và bảo vệ sức khoẻ.
Tảo xoắn là gì?
Tảo xoắn spirulina là một sinh khối của vi khuẩn lam (tảo xanh lam). Chúng hoàn toàn có thể được tiêu thụ bởi con người và động vật. Spirulina được trồng trên toàn thế giới và được sử dụng như một chất bổ sung chế độ ăn uống.
Tảo xoắn là một thực phẩm bổ sung giàu chất dinh dưỡng
Các loài tảo biển này là vi khuẩn lam dạng sợi trôi nổi tự do. Chúng đặc trưng bởi các trichomes hình trụ, đa bào trong một chuỗi xoắn trái mở. Tảo spirulina xuất hiện tự nhiên trong các hồ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hồ này thường có độ pH cao và nồng độ cacbonat và bicacbonat cao.
Về mặt sản xuất, tảo xoắn được thu hái, đông khô và sau đó được bán dưới dạng bột. Chúng được thêm vào đồ uống và thực phẩm cụ thể hoặc được sử dụng trong các chất bổ sung. Người ta cho rằng tảo spirulina đã được sử dụng như một nguồn thực phẩm từ đầu thế kỷ 16. Loại tảo biển này cũng được biết đến với nhiều lợi ích sức khoẻ như: giảm viêm, giảm mức cholesterol, tăng cường miễn dịch…
Tảo xoắn khô hay tảo xoắn tươi tốt hơn?
Nghiên cứu tại Đại học Diponegoro, Indonesia so sánh giữa tảo xoắn tươi và khô cho thấy mẫu tảo xoắn tươi cho kết quả tốt hơn về các hợp chất hoạt tính sinh học so với mẫu khô. Spirulina chứa chlorophyl và carotenoid cũng như các hợp chất phenolic và flavonoid, có thể hoạt động như chất chống oxy hóa tự nhiên. Mẫu tảo xoắn tươi có hàm lượng hợp chất phenolic và flavonoid cao hơn nhiều. Sự khác biệt giữa mẫu tươi và mẫu khô chủ yếu là do hàm lượng nước giữa hai mẫu khác nhau, vì mẫu tươi có hàm lượng nước cao hơn gần 12 lần so với mẫu khô. Thế nhưng, thêm nước vào mẫu khô không mang chất chống oxy hóa trở lại.
Giá trị dinh dưỡng
Tảo xoắn spirulina Nhật Bản chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Tất cả đều là chìa khóa để tăng cường sức khỏe. Với một khẩu phần 100g tảo xoắn chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 290 kcal
- Carbohydrate: 23,9 g
- Đường: 3,1 g
- Chất xơ: 3,6 g
- Tổng chất béo: 7,72g
- Chất đạm: 57,47g
Đồng thời, tảo spirulina cũng chứa hàm lượng protein cao từ 60 – 65%. Hàm lượng này lớn hơn nhiều so với phần lớn các loại rau. Bên cạnh đó, tảo xoắn còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Có thể kể đến như: vitamin B (B1, 2, 3, 5, 6, 9), vitamin C, D, E, K, canxi, sắt, kali, natri, magiê, phốt pho…
Tất cả các chất dinh dưỡng trên đóng một vai trò cực kỳ hữu ích trong việc duy trì sức khỏe tốt. Dùng tảo xoắn Nhật Bản thường xuyên sẽ đảm bảo rằng bạn đang tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao.
Lợi ích sức khỏe của tảo spirulina
Tảo spirulina sự lựa chọn an toàn cho sức khỏe
Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của tảo xoắn là bổ sung sức khỏe và chức năng của con người. Với hàm lượng protein và vitamin cao, nó trở thành một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho những người ăn chay hoặc ăn chay trường.
1. Hồ sơ dinh dưỡng tuyệt vời
Ba vi chất dinh dưỡng được tìm thấy với số lượng lớn nhất trong tảo xoắn là kali, natri và vitamin A. Cả kali và natri đều góp phần điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng, co cơ và xung thần kinh. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các cơ quan (tim, phổi, thận, gan,…). Hơn nữa, nó cũng cần thiết cho thị lực, sinh sản và một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, một số chất dinh dưỡng cần thiết khác được tìm thấy trong tảo xoắn như: canxi và magiê. Cả dưỡng chất này đều giúp giữ cho xương chắc khỏe, điều hòa nhịp tim và tăng cường hệ thống miễn dịch.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Người ta cho rằng tảo spirulina có thể có tác động tích cực đến tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu và huyết áp. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra tác động của việc bổ sung spirulina đối với mức LDL. Kết quả chỉ ra rằng chỉ cần uống 1 gam spirulina mỗi ngày sẽ giúp cải thiện mức LDL. Cụ thể, trong khoảng thời gian 3 tháng, mức LDL của những người tham gia đã giảm 10%.
3. Tính chất chống viêm
Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa. Tảo xoắn Nhật chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy, tiêu thụ nó thường xuyên có thể giúp giảm tác động của stress oxy hóa. Từ đó giúp giảm viêm và nguy cơ phát triển bệnh mãn tính. Chất chống oxy hóa chính trong tảo xoắn được gọi là phycocyanin. Đây cũng là chất làm cho spirulina có màu xanh lục. Phycocyanin đã được phát hiện là đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế phản ứng viêm.
4. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Tảo xoắn có thể được tiêu hóa dễ dàng vì cấu trúc của nó mà các tế bào không có thành sợi dai. Tuy nhiên, do không chứa nhiều chất xơ nên việc tiêu tiêu thụ nó có thể cải thiện sức khỏe đường ruột hay không cần được nghiên cứu thêm.
Hiện nay, các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng spirulina có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Một nghiên cứu năm 2017 trên những con chuột già cho thấy rằng tảo spirulina có thể bảo tồn vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Chúng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa trong quá trình lão hóa.
5. Quản lý bệnh đái tháo đường
Tảo xoắn spirulina hứa hẹn là một cách để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc bổ sung tảo xoắn làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói. Hiện tượng này là một vấn đề phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2. Điều này cho thấy rằng việc bổ sung tảo spirulina có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Kết quả trên cho thấy loại tảo Nhật này có triển vọng như một loại thực phẩm hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường loại 2 .
Một nghiên cứu trên động vật năm 2017 cũng chứng minh tảo biển này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong nghiên cứu này, những con chuột mắc bệnh tiểu đường loại 1 chiết xuất spirulina bằng đường uống. Kết quả thu được là những con chuột:
- Hạ đường huyết
- Cải thiện mức insulin
- Cải thiện các dấu hiệu men gan
Đồng thời, tác dụng chống oxy hóa của tảo Nhật có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 1.
6. Giảm cholesterol
Cholesterol là tác nhân gây các liên quan bệnh tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy bổ sung tảo xoắn có thể làm giảm tổng lượng cholesterol. Đây là một chất béo không có lợi trong máu của con người và nó liên quan đến bệnh tim .
Một đánh giá tổng hợp năm 2016 cho thấy việc bổ sung tảo xoắn có thể tác động tích cực đến lipid máu. Đây là chất béo trong máu. Trong nghiên cứu, tảo spirulina được phát hiện làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol và giảm LDL và tăng HDL.
Một nghiên cứu năm 2013 cũng ủng hộ tuyên bố về sức khỏe này. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống 1g spirulina mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe đáng kể. Đặc biệt nó hỗ trợ làm giảm tổng lượng cholesterol của người đó sau 3 tháng.
7. Giảm huyết áp
Như đã thảo luận ở trên, tảo xoắn Nhật có thể làm giảm cholesterol. Đồng thời, cũng có bằng chứng cho thấy nó có thể giúp kiểm soát huyết áp. Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2016 cho thấy ăn tảo spirulina thường xuyên làm giảm huyết áp. Cụ thể trong 3 tháng, tảo xoắn Nhật giúp giảm huyết áp của người bị thừa cân và bị tăng huyết áp .
8. Giải độc kim loại nặng
Ở một số nơi trên thế giới, mọi người có nguy cơ bị nhiễm độc từ nước uống bị ô nhiễm. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng tảo xoắn có thể là một cách để điều trị những người bị ảnh hưởng.
Một đánh giá sau đó vào năm 2016 cho thấy tảo xoắn spirulina có đặc tính chống độc. Chúng có thể chống lại các chất ô nhiễm trong cơ thể, bao gồm: thạch tím, florua, sắt, chì, thủy ngân. Các tác giả của bài nghiên cứu cho rằng spirulina Nhật Bản là một chất hữu ích. Chúng để sử dụng cùng hỗ trợ điều trị lâm sàng ngộ độc chất ô nhiễm.
9. Hỗ trợ sức khỏe tinh thần
Một bài báo năm 2018 nhấn mạnh vai trò tiềm năng của tảo xoắn trong việc điều trị chứng rối loạn tâm trạng. Loại tảo biển này là nguồn cung cấp tryptophan dồi dào. Tryptophan là một axit amin hỗ trợ sản xuất serotonin. Serotonin đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần .
Những người mắc một số tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng, có thể bị giảm mức serotonin. Bổ sung tryptophan để duy trì mức serotonin lành mạnh. Nó đóng một vai trò trong việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần.
Lợi ích thể dục của tảo xoắn
Spirulina giúp cải thiện hiệu suất tập luyện
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời về mặt sức khoẻ, tảo xoắn còn được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm cân. Chúng được nhiều người tin chọn để hỗ trợ việc tập luyện hiệu quả hơn.
Nâng cao hiệu suất
Dùng tảo xoắn spirulina có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất của một người. Tỷ lệ trao đổi chất cao hơn có thể khiến cơ thể nhiều năng lượng hơn. Nó cũng có thể làm tăng số lượng calorie mà họ đốt cháy mỗi ngày.
Bổ sung spirulina cũng có thể hữu ích trong việc rèn luyện thể chất. Căng thẳng oxy hóa là một sản phẩm phụ của tập thể dục. Do đó, tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa có thể làm giảm mức độ căng thẳng trong quá trình tập thể dục. Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tảo spirulina thực sự có thể cải thiện cả sức mạnh. Đồng thời khả năng chịu đựng của cơ thể cũng sẽ tăng lên giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục.
Giảm cân
Cốt lõi của việc giảm cân đó là nạp ít calorie hơn mức họ sử dụng. Tảo xoắn là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calorie trong một lượng nhỏ carb. Bổ sung loại tảo xoắn Nhật Bản vào chế độ ăn uống giúp bạn giảm cân mà không làm giảm dinh dưỡng.
Những lưu ý khi sử dụng tảo xoắn
Việc sử dụng tảo spirulina theo báo cáo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bạn có thể cảm thấy nhức đầu, đau nhức, buồn nôn, phản ứng dị ứng và mất ngủ. Do đó để đem lại hiệu quả tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến y tế trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, những người bị tình trạng được gọi là phenylketon niệu cũng không nên dùng spirulina. Bởi loại tảo Nhật này có chứa một axit amin được gọi là phenylalanin mà chúng không thể phân hủy. Ngoài ra, những người bị tình trạng tự miễn dịch cũng cần có chỉ định y tế trước khi dùng. Các tình trạng tự miễn gồm bệnh đa xơ cứng, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp…
Cuối cùng, tảo xoắn có thể ảnh hưởng đến thuốc. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi bắt đầu bổ sung spirulina.
Cách dùng tảo xoắn vào khẩu phần ăn
Bột tảo xoắn
Thông thường, có hai phương pháp phổ biến nhất để thêm tảo xoắn spirulina vào khẩu phần ăn hàng ngày là:
Dạng viên nén
Nếu bạn thường dùng các chất bổ sung như vitamin tổng hợp và dầu cá, chỉ cần thêm một viên tảo xoắn vào thói quen của bạn. Bạn sẽ có thể bổ sung lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể. Số lượng viên nén hoàn toàn phụ thuộc vào liều lượng tảo spirulina bạn muốn đạt được. Nói chung, liều lượng từ 1 – 8g mỗi ngày được chứng minh là có tác động tốt đến sức khỏe.
Dạng bột
Có nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau mà có thể thêm spirulina vào ở dạng bột. Phương pháp cơ bản nhất để bổ sung tảo xoắn là trộn bột với nước, khuấy đều và uống. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tảo spirulina không phải là một hương vị quen thuộc nên có thể bạn sẽ mất thời gian để làm quen với nó.
Nếu bạn thấy spirulina quá nồng hoặc khó uống, hãy cân nhắc thêm nó vào sinh tố. Nó không chỉ giúp đồ uống trở nên ngon miệng hơn. Ngoài ra, trái cây sẽ tăng hàm lượng vi chất dinh dưỡng. Từ đó làm tăng lợi ích sức khỏe tiềm năng.
Spirulina cũng có thể được thêm vào một số loại thực phẩm hoặc món ăn khác. Bạn có thể thêm loại tảo biển này vào salad, kho, súp, món hầm, pesto, hummus, trứng tráng…
Tảo xoắn có an toàn cho bạn không?
Bên cạnh việc chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, tảo xoắn cũng chứa một lượng độc tố nhất định. Chúng được phát hiện có thể sản sinh ra microcystins, mặc dù ở mức dưới mức giới hạn do Bộ Y tế Oregon đặt ra. Chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau cơ, đỏ bừng mặt và đổ mồ hôi.
Các hợp chất độc hại này không phải do spirulina tạo ra. Nhưng chúng có thể được sinh ra do ô nhiễm lô spirulina với các loại tảo xanh lam sinh ra độc tố khác. Để thận trọng bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng tảo spirulina.
Nguồn tham khảo
How to include spirulina in the diet https://www.medicalnewstoday.com/articles/324027#summary Ngày truy cập 17/12/2020
Spirulina: Nutritional facts, Health Benefits, Types, and Side Effects https://www.healthifyme.com/blog/spirulina-nutritional-facts-health-benefits-types-and-side-effects/ Ngày truy cập 17/12/2020
Spirulina (dietary supplement) https://en.wikipedia.org/wiki/Spirulina_(dietary_supplement)#Safety_and_toxicology Ngày truy cập 17/12/2020
RESEARCH: WHAT’S THE DEAL WITH POWDERED VERSUS FRESH SPIRULINA? https://sp2life.com/blogs/news/research-what-s-the-deal-with-powdered-versus-fresh-spirulina Ngày truy cập 17/12/2020