Sự thật đậu đũa chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe 

Sự thật đậu đũa chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe 

Đậu đũa có thể hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh. Loại rau này còn đem đến những lợi ích sức khỏe khác mà LEEP. APP sẽ cùng bạn khám phá.

Đậu đũa hay còn gọi là đậu dải áo thường được sử dụng để chế biến nhiều món ăn như xào, hấp, luộc cho đến các món súp, salad… Những món ăn làm từ đậu đũa có vị ngọt dịu và thanh mát nên được nhiều người yêu thích. Không chỉ ngon miệng mà đậu đũa còn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Tìm hiểu về đậu đũa

Đậu đũa là món ăn quen thuộc của người dân Đông Nam Á

Đậu đũa là món ăn quen thuộc của người dân Đông Nam Á

Đậu đũa là một loại cây trồng hàng năm và phát triển nhanh, được trồng để lấy quả dài và hạt có thể ăn được. Nó là một thành viên của họ đậu Fabaceae. Chúng có nguồn gốc ở Nam Á nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Thái Lan. Nó phát triển ở vùng khí hậu ấm áp.

Cây đậu đũa là cây thân leo có chiều cao từ 2-4 m. Nó có màu xanh lục tươi sáng, lá có ba lá dài 12–15 cm và rộng 4–7 cm. Cây cho hoa màu trắng, vàng hoặc tím nhạt. Hoa biến thành những quả nhỏ dài thường từ 30–100 cm. Vỏ quả có màu sắc thay đổi từ xanh lục nhạt đến xanh lục đậm hoặc tím. Mỗi quả có 20-25 hạt. Hạt thuôn dài, hình trụ hoặc tròn dài tới 8–12 mm có các màu từ đen, nâu, đỏ, sọc, trắng hoặc lốm đốm. Loại đậu này được thu hoạch từ giữa đến cuối mùa hè.

Giá trị dinh dưỡng của đậu đũa

Quả đậu đũa tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu tươi gồm:

  • Năng lượng: 47 calorie
  • Carbohydrate: 8.35 gram
  • Chất đạm: 2,8 gram
  • Chất béo: 0,40 gram
  • Cholesterol: 0%
  • Folates: 15,5% (RDA)
  • Niacin: 2%
  • Axit pantothenic: 1%
  • Pyridoxine: 2%
  • Riboflavin: 9%
  • Thiamin: 9%
  • Vitamin A: 29%
  • Vitamin C: 31%

Ngoài ra trong đậu đũa còn chứa hàm lượng lớn Natri và Kali cùng các khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe. Chúng bao gồm: canxi, đồng, magie, mangan, photpho, selen và kẽm.

Dù là quả đậu đũa tươi hay đã được nấu chín đều cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe.

>>> Xem thêm: 10 công dụng ấn tượng của đậu rồng với sức khỏe và sắc đẹp

Lợi ích sức khỏe của đậu đũa

Đậu đũa có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus và chống ung thư. Nó chứa beta-carotene, Vitamin B1 và ​​B2, chất diệp lục, riboflavin, protein, phốt pho, thiamine, chất xơ, sắt và pectin. Nó có hàm lượng calorie thấp nhưng đầy đủ các khoáng chất.

Tăng cường sức khỏe da

Nghiên cứu cho thấy rằng những người hấp thụ lượng vitamin C cao giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, khô da và làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C cần thiết cho da, dây chằng, mạch máu và gân. Nó tăng tốc quá trình chữa bệnh.

Đậu đũa chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Vì vật, thêm chúng vào chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa cũng giúp ngăn ngừa ung thư da.

Giảm nguy cơ mắc bệnh gout

Vì đậu đũa rất giàu Vitamin C nên nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nguyên nhân gây bệnh là do axit uric cao tạo thành các tinh thể trong khớp. Trong nghiên cứu, những người tiêu thụ 1000-1499 mg Vitamin C, khả năng mắc bệnh gout của họ giảm 31%.

Loại bỏ các gốc tự do

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, chất ô nhiễm và hóa chất độc hại. Sự tích tụ của các gốc tự do dẫn đến các bệnh về sức khỏe như bệnh tim, ung thư và viêm khớp. Các gốc tự do được tạo ra trong quá trình phân hủy thức ăn hoặc khi tiếp xúc với thuốc lá, khói hoặc bức xạ.

Ngăn ngừa ung thư

Sự thiếu hụt folate làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, vú, cổ tử cung, phổi và não. Các bằng chứng cho thấy rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu folate như đậu đũa giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Hấp thụ 900 microgam folate mỗi ngày giúp giảm 30% khả năng mắc ung thư đại trực tràng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đậu đũa có chứa nhiều protein thực vật

Đậu đũa có chứa nhiều protein thực vật

Folate hỗ trợ làm giảm homocysteine, một loại protein tích tụ làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Những người ăn nhiều folate giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đậu đũa là nguồn cung cấp folate  tự nhiên bạn không nên bỏ qua.

Ngủ ngon

Sự thiếu hụt magiê là nguyên nhân gây ra các rối loạn giấc ngủ như lo lắng hay bồn chồn. Magie cần thiết cho chức năng GABA giúp làm dịu não và tăng cường thư giãn. Đậu đũa cung cấp một lượng magie đầy đủ giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ hiệu quả.

Hỗ trợ sức khỏe thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, ăn đủ lượng thức ăn giàu folate sẽ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ở thai nhi. Đặc biệt là các các khuyết tật ống thần kinh như chứng thiếu não và nứt đốt sống. Hay các dị tật bẩm sinh như dị tật tay chân và tim. Folate cũng rất cần thiết cho quá trình sao chép DNA và sự phát triển thích hợp của các tế bào thai nhi. Do đó bổ sung folate là rất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. .

Tăng cường khả năng miễn dịch

Thiamine làm săn chắc các cơ thành của đường tiêu hóa. Thiamine hỗ trợ tiết axit clohydric cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của các hạt thức ăn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách.

Tăng cường sức khỏe mắt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiamine có thể giúp chống lại các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Điều này là do khả năng ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh và cơ. Đó là những điều quan trọng trong việc chuyển tiếp thông tin từ mắt đến não.

>>> Xem thêm: Cải thiện thị lực bằng cách tập luyện như thế nào?

Phương pháp chế biến đậu đũa

Cách chế biến đậu đũa đơn giản

Cách chế biến đậu đũa đơn giản

Đậu đũa được chế biến giống như nhiều món rau khác. Nó là món ăn phổ biến tại hầu hết các nước Đông Nam Á với một số cách chế biến:

  • Sử dụng để ăn sống trong món salad
  • Hấp, luộc hoặc xào chung với các thwucj phẩm khác như cá, hải sản và gia cầm.
  • Hầm đậu với nước mắm, đậu đen lên men của Trung Quốc, ớt và nước tương là một phong cách ẩm thực Quảng Đông cổ điển…

Đậu đũa là loại thực phẩm vô cùng lành tính là hầu như không có tác dụng phụ hay gây dị ứng.Tuy nhiên để món ăn của bạn thêm phần hấp dẫn bạn nên chọn những quả nhẵn, chắc, nhiều thịt, vỏ non dài và xanh đều. Tránh những quả chín già, dai, nhão, vàng hoặc nhăn nheo vì chúng không còn hương vị.

Nguồn tham khảo

Yardlong bean – Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis https://www.healthbenefitstimes.com/yardlong-bean/ Ngày truy cập 09/12/2020

Yard long beans nutrition facts https://www.nutrition-and-you.com/yard-long-beans.html Ngày truy cập 09/12/2020


Chủ đề: