Lá dứa với 5 lợi ích sức khỏe mà nhiều người không biết
Lá dứa (hay lá nếp thơm) là một loại cây thơm được đánh giá cao vì mùi hương thơm ngọt ngào và tính đa dụng của nó. Cây dứa thơm được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Nam Á và Đông Nam Á trong khi ngày càng nhiều người phương Tây quan tâm đến loại cây này vì lợi ích sức khỏe và đặc tính ẩm thực của nó.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích tất cả những gì bạn cần biết về lá dứa bao gồm thành phần dinh dưỡng, tác dụng và cách sử dụng nó.
Thông tin tổng quan về lá dứa
Cây lá dứa (còn gọi là cây dứa dại) là một loài thực vật nhiệt đới được đánh giá cao với những chiếc lá dài, giống lưỡi dao. Nó là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn Thái Lan và Nam Á.
Bạn có thể tìm thấy lá nếp thơm ở các vùng địa phương hoặc các chợ đặc sản trên toàn thế giới. Nó được bán ở dạng đông lạnh hoặc tươi và có kích thước khoảng (30-51cm) tùy thuộc vào giống cây.
Có hơn 600 loại mặc dù không phải tất cả đều có thể ăn được. Nó có thể sử dụng dưới dạng chiết xuất hoặc pha trà hoặc hấp cùng cơm cho thơm.
Một số loại chẳng hạn như ở Ấn Độ và Phi-lip-pin có mọc quả ăn được, trông giống những quả thông lớn, màu đỏ cam.
Thành phần dinh dưỡng
Dưới đây là bảng phân tích chất dinh dưỡng cho 100 gram bột lá dứa:
- Lượng calo: 321
- Protein: 2.2g
- Carb: 78g
- Chất béo: 0g
- Chất xơ: 11% giá trị hàng ngày (DV)
- Sắt: 32% DV
- Canxi: 10% DV
- Phốt pho: 9% DV
Bột lá dứa là một nguồn giàu beta carotene – tiền thân của vitamin A; trong 100g có chứa 43-80% DV.
Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt cũng như hệ miễn dịch của bạn.
Bột chứa hàm lượng sắt cao. Điều này giúp ngăn ngừa các tình trạng như thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ máu lưu thông và tuần hoàn oxy.
Tác dụng của lá dứa
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu khoa học về lợi ích sức khỏe của cây lá dứa nhưng lá, quả, hoa, rễ và dầu của nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu.
1. Có thể giảm đau do viêm khớp
Viêm khớp ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và biểu hiện là tình trạng đau hoặc cứng khớp.
Trong y học ayurveda, dầu dừa ngâm với lá dứa và được bôi để giảm đau do viêm khớp. Tác dụng của nó bắt nguồn từ dầu ở trong lá có tác dụng chống viêm nhiễm.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở chuột. Vì vậy, vẫn cần các nghiên cứu trên con người.
2. Có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết
Lá nếp có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết.
Một nghiên cứu đã cho 30 người lớn khỏe mạnh bình thường uống trà nóng được làm từ lá dứa và tham gia một bài kiểm tra đường huyết tiêu chuẩn qua miệng. Những người uống trà phục hồi tốt hơn sau khi kiểm tra lượng đường huyết so với những người uống nước nóng.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu khoa học.
3. Tăng cường sức khỏe răng miệng
Nhai lá dứa có thể làm hơi thở thơm mát do lá có mùi thơm dễ chịu.
Một số phương pháp y học cũng sử dụng kỹ thuật này để cầm máu. Tuy nhiên, hiệu ứng này cần nghiên cứu chính thức hơn.
4. Chăm sóc da
Ở Đông Nam Á, lá dứa phơi khô, nghiền thường được dùng để làm thuốc bôi ngoài da trị bỏng nhẹ, cháy nắng và các vấn đề về da khác. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu nhưng nghiên cứu sơ bộ cho thấy axit tannic trong lá nếp có tác dụng làm mát các vết bỏng nhẹ.
5. Ngăn ngừa bệnh tim
Các nghiên cứu cho rằng lá nếp tốt cho tim mạch. Đây là một nguồn giàu carotenoid – một loại chất chống oxy hóa. Chúng được biết với tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch, thu hẹp các động mạch tim do tích tụ bám vào thành.
Hướng dẫn cách chế biến đúng cách
Lá dứa được sử dụng cực kỳ linh hoạt. Chiết xuất lá thường được trộn với cơm và nước cốt dừa để tạo thành một món mặn của Malaysia được gọi là nasi lemak. Nó cũng được sử dụng để tạo hương vị cho món súp, món hầm và cà ri.
Ngoài ra, lá còn được sử dụng để gói thịt trước khi hấp hoặc nướng để tạo hương vị độc đáo.
Trong các món tráng miệng, lá dứa thường được kết hợp với dừa. Ví dụ, chiết xuất màu xanh được kết hợp vào một loại bánh giống như crepe, sau đó được rắc thêm dừa để tạo thành một món tráng miệng Indonesia có tên là dadar gulung.
Ở Việt Nam, lá nếp thơm được chế biến như sau:
- Bánh đúc lá dứa
- Xôi lá dứa
- Nước lá dứa
- Trà lá dứa
- Thạch lá dứa
Gợi ý cách làm thạch lá dứa
Nguyên liệu
- Bột rau câu con cá dẻo: 3-4g
- Bột lá dứa: 2-3g
- Đường: 50-55g
- Nước lọc: 340-350g
- Khuôn đổ thạch hoặc khay nhựa
Thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
- Hòa bột với nước, lọc qua rây để loại bỏ phần cặn
- Trộn bột rau câu với đường, sau đó cho vào bát nước và khuấy đều tay để tan bột.
Bước 2: Nấu thạch
- Đun hỗn hợp bột rau câu, đường và nước để tránh bị vón cục.
- Khi hỗn hợp sôi, đổ nước cốt lá dứa vào khuấy đều và đun đến khi sôi lại.
- Sau đó, đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị trước. Để rau câu nguội hẳn rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần thành công trong hành trình đạt được hình thể mơ ước. Bên cạnh dinh dưỡng, bạn cũng cần có chế độ tập luyện phù hợp. Hãy tải ứng dụng LEEP.APP ngay hôm nay để được kết nối với các huấn luyện viên cá nhân, check in tại hơn 100 phòng gym, câu lạc bộ hoặc hàng nghìn lớp học chỉ với một chạm.
Nguồn tham khảo
What Is Pandan? Benefits, Uses, Taste, and Substitutes https://www.healthline.com/nutrition/pandan Ngày truy cập: 27/01/2021
Health Benefits of Pandan https://www.webmd.com/diet/health-benefits-pandan# Ngày truy cập: 27/01/2021