Bạn bị thiếu máu có thể tập thể dục được không?
Thiếu máu là tình trạng phổ biến khiến nhiều người mệt mỏi và không biết nên tập luyện sao cho đúng và đảm bảo an toàn.
Không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng thiếu máu, đặc biệt là mối quan hệ của tình trạng này với thói quen tập thể dục. Nếu bị thiếu máu, bạn có thể tập thể dục được không? Nếu có thì nên tập luyện như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro với sức khỏe tổng thể nhất? Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về tình trạng thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể bạn không đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
Có nhiều loại chứng thiếu máu. Nó có thể tạm thời hoặc lâu dài và mức độ có thể từ nhẹ đến nặng.
Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này phụ thuộc vào những nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân là do một căn bệnh mãn tính thì tình trạng thiếu máu không dễ để phát hiện. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên mà bạn có thể không có triệu chứng. Nếu nó xảy ra thì biểu hiện và triệu chứng có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Yếu ớt
- Da nhợt nhạt hoặc hơi vàng
- Nhịp tim không đều
- Bị hụt hơi
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Đau tức ngực
- Tay chân lạnh
- Đau nhức đầu
Nguyên nhân
Các loại thiếu máu khác nhau có những nguyên nhân khác nhau. Chúng bao gồm:
- Thiếu sắt: Nguyên nhân phổ biến nhất là do cơ thể bạn bị thiếu sắt. Tình trạng này thường xảy ra ở nhiều phụ nữ mang thai. Nếu không có đủ sắt, cơ thể bạn không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu.
- Thiếu vitamin: Ngoài sắt, cơ thể bạn cần vitamin B9 và B12 để sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng quan trọng có thể hạn chế việc sản xuất hồng cầu.
- Do viêm nhiễm: Một số bệnh chẳng hạn như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản sinh các hồng cầu.
- Thiếu máu bất sản: Tình trạng thiếu máu nguy hiểm đến tính mạng này xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng, một số loại thuốc, bệnh tự miễn dịch và tiếp xúc với hóa chất độc hại.
>>> Xem thêm: Triệu chứng thiếu máu ở người chạy bộ và những điều bạn chưa biết
Thiếu máu khiến bạn mệt mỏi
Bị thiếu máu thì nên tập thể dục như thế nào?
Nếu bạn bị thiếu máu mãn tính, tập thể dục có thể khiến bạn mệt mỏi và khó thở. Bởi vì cơ thể bạn bị thiếu sắt và vận chuyển ít oxy đến các cơ hoạt động hơn nên việc tập thể dục có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện rõ rệt sức bền và sức khỏe thể chất tổng thể. Chìa khóa để tối đa hóa lợi ích của tập thể dục là tuân theo một lộ trình tốt để gắn bó lâu dài.
Bắt đầu như thế nào?
- Nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một lộ trình tập thể dục
- Sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ khuyến cáo
- Mục tiêu chính là cải thiện sức bền. Bạn nên chọn các hoạt động bạn thích và thực hiện thường xuyên.
- Nếu thể chất của bạn không tốt, hãy bắt đầu với các buổi tập ngắn hơn (khoảng 10-15 phút) và dần dần tăng thời gian tập luyện của bạn thêm 5 phút sau mỗi 2-4 tuần. Lý tưởng nhất là khoảng 30-60 phút/ buổi, ít nhất 3-4 ngày/ tuần.
- Hãy thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh với 1-3 set với các nhóm cơ chính, 10-15 rep trong ít nhất 2 buổi/ tuần.
- Trong khi luyện tập, cần thời gian nghỉ giải lao phù hợp. Bạn cần tập luyện với tinh thần thoải mái nhất.
- Thời gian tập luyện cũng là một điều quan trọng. Hãy bắt đầu tập luyện khi bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất. Đối với một số người, tập thể dục buổi sáng là lúc họ nhiều năng lượng nhất. Nhưng nhiều người lại thấy tập luyện buổi tối giúp họ đạt hiệu suất cao nhất. Điều này cần phải thử để biết, nhưng hãy tập luyện khi bạn cảm thấy tràn đầy sức lực nhất nhé.
Tập thể dục khi bạn cảm thấy thoải mái nhất
Lưu ý
- Đừng tập thể dục nếu huyết áp của bạn lúc nghỉ ngơi lớn hơn 180/110mmHg.
- Dừng tập thể dục ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện đau tức ngực. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp triệu chứng đau ngực, khó thở hoặc quá mệt mỏi.
- Tập thể dục với cường độ cao và thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành các hồng cầu hình lưỡi liềm. Bạn cần theo dõi chặt chẽ mức độ luyện tập và giữ nhịp tim trong vòng kiểm soát của mình.
Lộ trình tập thể dục của bạn nên được thiết kế để tối ưu hóa lợi ích với tối thiểu rủi ro tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ hoặc huấn luyện viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm để hướng dẫn và tập luyện cùng bạn. Điều này đảm bảo sức khỏe của bạn không bị nguy hiểm và lộ trình đáp ứng đúng nhu cầu của bạn cũng như đạt hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo
Exercising With Anemia: Prescription for Health https://www.medscape.com/viewarticle/ Ngày truy cập: 25/10/2020
Anemia https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360 Ngày truy cập: 25/10/2020