Không nên kết hợp thực phẩm bổ sung nếu chưa biết rõ

Author picture

Không nên kết hợp thực phẩm bổ sung nếu chưa biết rõ

Khi dùng thực phẩm bổ sung, bạn thường kết hợp nhiều loại với nhau? Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp thực phẩm bổ sung nếu chưa biết rõ là nó có thể kết hợp được hay không để tránh tình trạng như tụt đường huyết, huyết áp thấp hay ngăn cản sự hấp thu của một loại khoáng chất. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu những cặp đôi nào không thể kết hợp với nhau nhé.  

Nhiều người dùng thực phẩm bổ sung thường kết hợp nhiều loại với nhau, ví dụ như một viên canxi, một viên sắt (đặc biệt là phụ nữ rơi vào ngày đèn đỏ), một viên dầu cá… Thế nhưng, khi kết hợp giữa thực phẩm bổ sung – thực phẩm bổ sung hay thực phẩm bổ sung – thuốc điều trị bệnh, có thể dẫn đến điều bạn không lường trước được. Vì vậy, hãy cẩn thận khi kết hợp thực phẩm bổ sung với nhau. Sau đây là những loại không nên kết hợp với nhau mà bạn cần chú ý.

Magiê và canxi

Bác sĩ y khoa Tod Cooperman, Chủ tịch của Consumerlab.com, một công ty thử nghiệm độc lập tập trung vào các sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe ở New York, cho biết khi hai loại khoáng chất này được sử dụng cùng lúc, chúng có thể không hiệu quả.

Dùng một lượng lớn khoáng chất với các khoáng chất khác sẽ làm giảm khả năng hấp thụ. Về bản chất, các khoáng chất cạnh tranh với nhau và cả hai đều mất đi. Để tối đa hóa lợi ích của thực phẩm bổ sung, bạn nên uống cách nhau ít nhất hai giờ. 

Magiê kết hợp thực phẩm bổ sung canxi

Ngoài ra, canxi cũng không thể kết hợp với kali vì những khoáng chất này sẽ cạnh tranh để cơ thể hấp thụ, nghĩa là bạn sẽ nhận được ít hơn mỗi khi dùng chúng cùng nhau.

Kẽm và đồng

Trong số nhiều lợi ích của kẽm, tăng cường khả năng miễn dịch nổi trội hơn cả. Bạn có thể sử dụng kẽm để giúp ngăn chặn hoặc rút ngắn thời gian bị cảm lạnh thông thường, nhưng bạn nên biết rằng kẽm sẽ bị  cản trở sự hấp thụ khi bạn dùng chung với đồng.

Kẽm và đồng

Một số người cần bổ sung đồng do các tình trạng thiếu đồng. Nếu bạn phải bổ sung cả hai khoáng chất đồng và kẽm, hãy dùng cách nhau ít nhất hai giờ. Trong trường hợp dùng liều cao kẽm trong thời gian dài (50mg trở lên mỗi ngày trong 10 tuần hoặc lâu hơn) cũng có thể gây tình trạng thiếu đồng. 

Sắt và trà xanh

Bạn cần sắt để giúp mang oxy đến các tế bào. Điều này rất quan trọng đối với năng lượng của bạn. Nhưng nếu bạn dùng chung sắt với trà xanh, trà đen hoặc chất bổ sung curcumin, cơ thể bạn sẽ không hấp thụ được sắt. Bạn có thể uống đồ uống từ trà xanh chẳng hạn như matcha nhưng không uống chung với chất bổ sung sắt. Và nếu cần bổ sung cả hai thì bạn chú ý cách nhau một vài giờ.

Sắt và trà xanh

Dầu cá và chiết xuất bạch quả (ginko biloba)

Các thực phẩm bổ sung dầu cá omega-3 có thể làm dịu chứng viêm và cải thiện tâm trạng của bạn, nhưng khi bạn dùng chất bổ sung này cùng với các loại thảo mộc làm loãng máu như ginkgo biloba, tỏi, gừng, vitamin E… chúng có thể ngăn ngừa đông máu và dẫn đến chảy máu không kiểm soát được. Để an toàn, hãy uống cách nhau ít nhất hai giờ.

Dầu cá và chiết xuất bạch quả

Melatonin và các loại chế phẩm hoặc thuốc giúp an thần

Bạn có thể dễ dàng lạm dụng các loại thảo mộc hoặc chất bổ sung có đặc tính an thần. Chúng bao gồm melatonin, valerian, ashwagandha, kava và St. Johns’s Wort, khi dùng cùng nhau, chúng có thể khiến bạn buồn ngủ quá nhiều. Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để bạn biết cách không kết hợp với những hoạt chất nào.

Melatonin và các loại chế phẩm hoặc thuốc giúp an thần

Bột gạo men đỏ và niacin

Nếu có mức cholesterol cao, bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung tự nhiên để giảm mức cholesterol xuống. Hai loại thực phẩm bổ sung có thể làm giảm mức cholesterol là bột gạo men đỏ và niacin, nhưng chúng lại không kết hợp tốt với nhau.

Việc mong muốn tác dụng gấp đôi mà bạn sử dụng cùng lúc hai chất này có thể gây hại cho gan. Và một lưu ý nữa là khi bạn kết hợp các chất này cùng với thuốc giảm cholesterol do bác sĩ kê đơn có thể trở nên nguy hiểm cho bạn. Vì vậy, cần cẩn trọng và tìm hiểu kỹ khi muốn dùng thêm các thực phẩm bổ sung bên cạnh các loại thuốc giảm cholesterol mà bác sĩ đã kê đơn rồi nhé. 

Bột gạo men đỏ và niacin

Vitamin A, D, E và K

Nếu bổ sung vitamin K cùng với các vitamin tan trong chất béo khác như A, D hoặc E, bạn có thể không hấp thụ được nhiều như mong muốn. Nếu các loại vitamin này cùng trong một viên uống vitamin tổng hợp, bạn không cần phải lo lắng. Nhưng nếu bạn bị thiếu vitamin K và cần bổ sung thêm vitamin này, hãy uống cách hai giờ với các loại vitamin tan trong chất béo. Vitamin K là một trong những chất dinh dưỡng khó hấp thu mà ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cũng không cung cấp đủ.

Vitamin A, D, E và K

CoQ10 và thuốc điều trị bệnh tiểu đường

CoQ10 là một hợp chất mạnh mẽ giúp ích cho tim của bạn. Tuy nhiên, CoQ10 có thể làm giảm lượng đường trong máu và nếu đang dùng các loại thuốc tiểu đường khác, bạn có nguy cơ càng làm cho đường huyết thấp.

CoQ10 và thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, CoQ10 cũng có thể làm giảm huyết áp. Khi kết hợp với thuốc điều trị huyết áp, điều này có thể dẫn đến hạ huyết áp nguy hiểm hơn. Điều này có thể xảy ra bất thường, thường là sau khi bạn dùng CoQ10 từ 6 – 8 tuần, và nó có thể khiến bạn té ngã hoặc chấn thương đầu. Hãy để ý những triệu chứng khác của huyết áp thấp (đau đầu, mệt mỏi, đuối sức, da nhợt nhạt, xanh xao, tim đập nhanh, thở gấp…).

Vitamin K và chất làm loãng máu

Tiến sĩ Glatter cho biết một số loại vitamin và chất bổ sung có thể gây trở ngại cho các loại thuốc huyết áp làm loãng máu. Vitamin K có trong các loại thực phẩm như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh và đậu xanh có thể chống lại lợi ích làm loãng máu. Đây là một trong những phản ứng thuốc – thực phẩm phổ biến. Echinacea, một loại thuốc chữa cảm lạnh phổ biến, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu và tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, không chỉ dùng thực phẩm bổ sung vitamin K mà các loại thực phẩm giàu chất này bạn cũng không dùng kèm với một số loại thuốc làm loãng máu.

chất làm loãng máu kết hợp thực phẩm bổ sung vitamin K

Thuốc kháng sinh và sắt

Dùng thuốc kháng sinh – đặc biệt là những thuốc thuộc họ tetracycline – cùng với chất bổ sung sắt có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, khiến chúng giảm khả năng hoạt động hơn.

Thuốc kháng sinh kết hợp thực phẩm bổ sung sắt

Thuốc và các thực phẩm bổ sung khi dùng chung có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị bệnh nếu muốn dùng thêm loại thực phẩm bổ sung nào. LEEP.APP hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ cẩn thận hơn khi kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung và thuốc.

Nguồn tham khảo

13 Supplement or Medication Combos You Should Never Mix – https://www.thehealthy.com/healthcare/drugs-medicine/supplement-medication-combos-never-mix/ – Ngày truy cập: 01/07/2021