Vitamin B3 (Niacin) là gì? Vai trò của vitamin B3 đối với cơ thể

Author picture

Vitamin B3 (Niacin) là gì? Vai trò của vitamin B3 đối với cơ thể

Vitamin B3 là thành phần cần thiết giúp chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành năng lượng duy trì hoạt động của các tế bào và cần thiết cho sự trao đổi chất trong cơ thể. Vitamin B3 có trong thực phẩm và các chất bổ sung. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về vitamin B3 này nhé! 

Vitamin B3 (Niacin) là gì?

Vitamin B3 là một loại vitamin B, còn được gọi là niacin. Vitamin này có hai dạng hóa học chính và mỗi dạng có tác dụng khác nhau đối với cơ thể:

  • Axít Nicotinic: là một dạng niacin được sử dụng để giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Niacinamide hoặc Nicotinamide: không giống như axít nicotinic, niacinamide không làm giảm cholesterol. Tuy nhiên, nó có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến và giảm nguy cơ ung thư da gây ra chủ yếu do bức xạ tia cực tím (UV).

niacin

Niacin tan trong nước và cơ thể có thể bài tiết lượng dư thừa nếu không cần thiết.

Công dụng

Cũng như tất cả các loại vitamin B, niacin là thành phần chính của NAD và NADP tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bằng cách hỗ trợ các enzyme.

Hơn nữa, vitamin B3 đóng một vai trò trong việc truyền tín hiệu tế bào, tạo và sửa chữa DNA đối với làn da bị tổn thương bởi tia cực tím. Ngoài ra, bổ sung vitamin B3 giúp:

  • Hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Giúp làn da khỏe mạnh và chống viêm da.
  • Điều trị các tình trạng da như: mụn trứng cá và bệnh rosacea, một chứng rối loạn da mặt đặc trưng bởi mẩn đỏ.
  • Giúp tạo ra hormone tình dục.
  • Phá vỡ các axít béo.
  • Cải thiện lưu thông.
  • Giảm mức cholesterol.
  • Ngăn chặn sự hấp thụ phosphate trong cơ thể ở những người bị rối loạn chức năng thận.
  • Ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Không bổ sung đủ vitamin B3 mỗi ngày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về thể chất và tinh thần như: phiền muộn, thờ ơ, lo ngại, đau đầu, mệt mỏi, mất phương hướng, mất trí nhớ,…

Thiếu niacin nghiêm trọng có thể gây ra một căn bệnh có khả năng gây tử vong được gọi là pellagra. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra tình trạng da, bệnh tiêu chảy, chứng mất trí nhớ, tử vong,…

Liều dùng

Lượng khuyến nghị hàng ngày cho hầu hết mọi người là khoảng 14 – 18 mg. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào tuổi và giới tính. Chi tiết liều dùng được khuyến nghị như sau:

Liều dùng vitamin B3 đối với người lớn

  • Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 16 mg
  • Phụ nữ từ 14 tuổi trở lên: 14 mg
  • Phụ nữ có thai: 18 mg
  • Phụ nữ cho con bú: 17 mg

Liều dùng vitamin B3 đối với trẻ em

  • Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng: 2 mg
  • Trẻ sơ sinh 7 – 12 tháng: 4 mg
  • Trẻ em 1 – 3 tuổi: 6 mg
  • Trẻ em 4 – 8 tuổi: 8 mg
  • Trẻ em 9 – 13 tuổi: 12 mg

Tác dụng phụ của vitamin B3

Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác với thuốc khác và chất bổ sung khác, đặc biệt là với liều lượng lớn. Sử dụng thuốc bổ sung niacin liều lượng cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng. Các dấu hiệu của tổn thương gan bao gồm: vàng da hoặc vàng da và mắt, ngứa, làn da bị tổn thương do tia cực tím, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi… Đây là các tác dụng phụ phổ biến khi dùng vitamin B3.

Ngoài ra, Niacin còn gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như:

  • Có thể làm hạ huyết áp gây nguy hiểm
  • Phản ứng gây ra tình trạng đỏ mặt do dùng niacin thường xảy ra ở liều cao hơn 1.000 mg khiến da đỏ lên nhưng không nguy hiểm, chỉ tạo cảm giác nóng hoặc như thể bị bỏng
  • Yếu cơ, đau hoặc đau không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược
  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng trên
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt

Thực phẩm chứa vitamin B3

thực phẩm chứa vitamin b3

Một số loại thực phẩm chứa vitamin B3 có lợi cho sức khỏe: thịt, cá, các loại đậu và trái cây như cam, bơ…

Niacin có thể bổ sung dưới dạng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, vitamin B3 được khuyến nghị bổ sung từ thực phẩm hơn là từ thuốc vì hầu như không có nguy cơ quá liều hoặc tổn thương gan từ các nguồn niacin trong thức ăn. Vitamin B3 trong thực phẩm thường được tìm thấy dưới 2 dạng sau:

– Dạng niacinamide: thịt, gia cầm, cá, ngũ cốc…

– Dạng axít nicotinic: quả hạch, củ cải, hạt và rau xanh…

Vitamin B3 (Niacin) trong tương tác với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Viên uống Niacin có thể sử dụng cùng với các loại thuốc, vitamin hoặc thảo mộc khác.

Niacin được kê toa sử dụng để giảm mức cholesterol và triglyceride (chất béo) trong máu và giảm nguy cơ đau tim. Niacin nên được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân.

Các lưu ý khi sử dụng

Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh; các loại thuốc đang sử dụng; các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.

Niacin có thể làm tăng nguy cơ gãy cơ, đặc biệt là ngươi cao tuổi đang dùng thuốc statin hoặc mắc bệnh tiểu đường, người đang có các vấn đề về sản xuất đủ hormone tuyến giáp hoặc bệnh thận. Do đó, hãy thông báo bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu như: bị đau, nhức hoặc yếu cơ mà không rõ nguyên nhân.

Yêu cầu bác sĩ theo dõi trong quá trình bổ sung niacin có thể kết quả xét nghiệm chức năng gan sẽ cao bất thường.

Cách bảo quản vitamin B3

Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản theo được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Tránh bảo quản vitamin B3 ở nơi ẩm, nơi có ánh nắng trực tiếp.
Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu. Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.

Nguồn tham khảo

Niacin, Oral Tablet – https://www.healthline.com/health/niacin-oral-tablet#interactions/ Ngày truy cập: 31/01/2021

9 Science-Based Benefits of Niacin (Vitamin B3) – https://www.healthline.com/nutrition/niacin-benefits#TOC_TITLE_HDR_3/ Ngày truy cập: 31/01/2021

Niacin to boost your HDL, ‘good,’ cholesterol – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/niacin/art-20046208 Ngày truy cập: 31/01/2021