Granola có làm hỏng chế độ ăn kiêng giảm cân của bạn?
Nhiều người đặt câu hỏi liệu granola có thật sự tốt cho sức khỏe? Hãy cùng LEEP.APP điểm qua những lợi ích cũng như nhược điểm của món ăn sáng này nhé!
Granola thường được xem là loại ngũ cốc ăn sáng lành mạnh. Món này cơ bản là một hỗn hợp nướng gồm có yến mạch cán mỏng, các loại hạt và chất làm ngọt như đường, sirô hay mật ong. Bên cạnh đó, tùy theo sở thích mà mỗi người có thể làm đa dạng hương vị cho món granola bằng cách thêm các thành phần như ngũ cốc, gạo lứt, trái cây khô, hạt và bơ lạt.
Granola đậm đặc có chứa nhiều protein, chất xơ cũng như vi chất dinh dưỡng, cung cấp thêm sắt, magiê, kẽm, đồng, selen, vitamin B và vitamin E. Hồ sơ dinh dưỡng của món ăn này rất đa dạng, tùy vào thành phần. Tuy nhiên, những nguyên liệu như chocolate, sirô lá phong hay dầu thực phẩm thường chứa hàm lượng đường và chất béo cao, khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu granola có thật sự tốt cho sức khỏe hay không? Hãy cùng LEEP.APP điểm qua những lợi ích cũng như nhược điểm của món ăn sáng này nhé!
Lợi ích của granola
Mặc dù có rất ít nghiên cứu về granola, nhưng những thành phần phổ biến như yến mạch, hạt lanh, hạt chia hoặc hạnh nhân thì đã được chứng minh có mối liên kết mạnh mẽ với sức khỏe.
Hàm lượng chất xơ cao tạo cảm giác no lâu
Hầu hết các loại granola đều rất giàu protein và chất xơ – hai loại chất chủ yếu góp phần mang lại cảm giác no khi ăn. Riêng protein còn ảnh hưởng đến mức độ hormone như ghrelin và GLP-1. Những thành phần chứa lượng protein cao trong granola như hạt tách vỏ (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…) và hạt khô (bí ngô, vừng…) có khả năng gia tăng thời gian tiêu hóa, làm bạn cảm thấy no lâu hơn cũng như kiểm soát sự thèm ăn.
Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác
- Cải thiện huyết áp: Các thành phần giàu chất xơ như yến mạch và hạt lanh đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
- Giảm lượng cholesterol: Yến mạch còn là nguồn cung cấp beta glucan tốt. Đây là loại chất xơ có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol cũng như LDL có hại – hai yếu tố góp phần dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Giảm lượng đường trong máu: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, các loại hạt tách vỏ hoặc hạt khô có thể giúp làm giảm và kiểm soát lượng đường trong máu, cụ thể là với người béo phì hoặc tiền béo phì.
- Cải thiện sức khỏe đường ruột: Granola đã được công nhận có thể giúp tăng cường mật độ các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tương đương với ngũ cốc ăn sáng tinh chế.
- Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa: Những nguyên liệu như dừa, hạt chia, hạt điều là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, phát huy hiệu quả trong việc chống viêm tốt như axít gallic, quercetin, selen hay vitamin E.
Tiện lợi để mang theo
Granola từ lâu đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người leo núi hoặc thám hiểm vì rất dễ mang theo cũng như lưu trữ được lâu. Thế mạnh của granola chính là cung cấp thêm năng lượng và protein trong các hoạt động sức bền.
Hiện nay, chúng còn được chế biến thành các thanh ngũ cốc ăn nhẹ với hàm lượng nhỏ và dễ đóng gói mang theo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những sản phẩm từ granola này thường được xử lý bằng cách thêm đường, dầu ăn và phụ gia, không hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.
Tóm lại, hầu hết các loại granola đều có chứa những thành phần lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chẳng hạn như giảm viêm nhiễm, ổn định huyết áp, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khoẻ đường ruột.
Nhược điểm của granola
Bên cạnh những tác động tích cực đến sức khỏe, granola có chứa hàm lượng calorie cao cùng với chất béo và đường bổ sung. Nhóm chất béo như dầu thực vật, dầu dừa, bơ đậu thường được đưa vào hỗn hợp để liên kết các thành phần với nhau cũng như gia tăng hương vị. Tuy nhiên, những thành phần này sẽ mang lại lượng calorie không cần thiết. Và việc ăn nhiều hơn mức cho phép còn dẫn đến tăng cân, cũng như nguy cơ mắc bệnh béo phì và các vấn đề về tiêu hòa
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (U.S Department of Agriculture) khuyến cáo nên hạn chế lượng đường ở mức 10% tổng lượng calorie hấp thụ hàng ngày. Con số này tương đương 12 thìa cà phê (50g) đối với người ăn chế độ 2.000 calorie.
Vấn đề nằm ở chỗ vài loại granola hiện có trên thị trường có chứa hàm lượng tương đương 4 thìa cà phê đường trong 1 phần ăn. Chính vì vậy, việc ăn vượt mức đường cho phép là rất dễ xảy ra. Tác hại của việc ăn nhiều đường là gia tăng nguy cơ đối mặt với các bệnh lý như béo phì típ 2, bệnh tim, sâu răng và thậm chí một số bệnh ung thư.
Bí quyết chọn granola tốt cho sức khỏe
Hàm lượng đường
Các thành phần rất đa dạng tùy theo từng nhãn hiệu, nên việc đọc kỹ nhãn thông tin dinh dưỡng là rất cần thiết khi mua granola. Bạn nên tránh các loại có thành phần bao gồm đường hoặc chất tạo ngọt như mật ong. Thay vào đó nên là nguyên liệu nguyên chất như yến mạch, hạt tách vỏ, hạt khô hoặc trái cây sấy.
Bạn cũng có thể muốn tìm những loại giàu protein và chất xơ. Nếu vậy, hãy hướng tới granola có ít nhất 3 – 5g chất xơ trong mỗi khẩu phần.
Khẩu phần ăn
Tùy theo từng loại mà granola có khẩu phần đa dạng từ 2 thìa cà phê (12,5g) đến 2/3 cup (67g), nên bạn cần nhắc kỹ về hàm lượng phù hợp với bản thân. Ngoài ra, những loại có kích thước khẩu phần nhỏ sẽ dễ gây hiểu nhầm hơn, dẫn đến nhiều khả năng tiêu thụ vượt mức cần thiết.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng hạt tách vỏ và hạt khô vẫn chứa calorie, nên bạn cần đảm bảo đúng định lượng.
Thành phần chứa ngũ cốc nguyên cám
Granola là một loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe cũng như giúp lấp đầy bao tử. Tuy nhiên, tùy vào từng loại khác nhau mà hàm lượng calorie và đường cũng thay đổi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lần tới khi mua granola, bạn hãy nhớ luôn đọc kỹ nhãn dinh dưỡng để lựa chọn những loại có thành phần chứa protein và chất dinh dưỡng như nho khô, hạt khô và hạt tách vỏ.
Nguồn tham khảo
Is Granola Healthy? Benefits and Downsides https://www.healthline.com/nutrition/is-granola-healthy#bottom-line Ngày truy cập: 10/1/2020