Sử dụng cây bạc hà (dọc mùng): Cẩn thận kẻo nguy!

Author picture

Sử dụng cây bạc hà (dọc mùng): Cẩn thận kẻo nguy!

Giàu chất xơ và khoáng chất, cây bạc hà là một lựa chọn lành mạnh để thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân gout lại cần cẩn trọng khi dùng loại cây này. 

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về dọc mùng cũng như cách chế biến dọc mùng đúng.

Những điều cần biết về dọc mùng (cây bạc hà)

Có tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora, cây bạc hà còn được nhiều người biết đến với tên dọc mùng, cây môn thơm. Loại rau này là một thành phần không thể thiếu trong món canh chua đặc trưng của miền tây nam bộ.

Cây bạc hà là một loài thực vật thô, mọc thẳng, đơn tính cùng gốc, thân rễ và thường xanh, mọc cao đến khoảng 5 m với các lá hình hoa thị lớn, dài tới 0,9-1,8 m và rộng 0,6-1,2 m. Các lá có màu xanh bóng vừa phải. Quả hình cầu, hình elip đầu thuôn dài, màu xanh lục và dài 8 cm. Mỗi quả có một số hạt màu nâu nhạt, đường kính 4 mm. Nó có thân gỗ thẳng đứng, mọc thẳng, thuôn dài, dài từ 1-1,2 m và đường kính 25 cm. Nó thích khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và đất thoát nước tốt.

Không chỉ được dùng để làm thực phẩm, dọc mùng tính mát còn được dùng như một vị thuốc trong đông y. Bạn có thể sử dụng toàn bộ cây bạc hà. Thân, lá có thể dùng làm thuốc tiêu đờm, giảm ho. Trong khi rể cây lại được dùng làm thuốc trị ghẻ, dị ứng ngoài da.

Lưu ý khi sử dụng dọc mùng

Cây bạc hà có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây dọc mùng, môn thơm…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g dọc mùng

  • 70 g nước
  • 100 calo
  • 2,2 g protein
  • 0,1 g chất béo
  • 23 g carbohydrate
  • 1,9 g chất xơ
  • 38 mg canxi
  • 0,8 mg sắt
  • 52 mg magiê
  • 267 mg kali
  • 30 mg natri
  • 1,6 mg kẽm
  • 0,02 mg Vitamin B1
  • 0,02 mg Vitamin B2
  • 17 mg Vitamin C
  • 2 mg Vitamin E

Lưu ý khi dùng dọc mùng

Ngoài giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà cây bạc hà mang đến, sử dụng loại cây này cũng khiến bạn gặp nhiều “phiền phức”. Đầu tiên là lượng axít uric trong máu tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ cây bạc hà có tỷ lệ thuận với nồng độ uric. Cụ thể, những người ăn canh chua không bạc hà chỉ tăng khoảng 15% lượng axít uric trong máu, trong khi người thường xuyên ăn canh chua bạc hà có lượng lượng axít uric trong máu tăng cao hơn rất nhiều. Tình trạng axít uric  trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể urat ở các khớp, dần dần sẽ tiến triển thành bệnh gout.

Cây bạc hà (Dọc mùng)

Những người bệnh gout nên tránh các món có cây bạc hà nếu không muốn triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng

Cũng chính vì lý do này, những người bị gout ăn dọc mùng có thể gặp phải biến chứng sức khoẻ nghiêm trọng do nồng độ axít uric tăng quá cao. 7/10 bệnh nhân gout thường lên cơn đau kèm theo những triệu chứng sưng nóng đỏ các khớp sau các bữa ăn có dọc mùng. Nhóm người này đều có hàm lượng axít uric cao hơn so với những người không ăn.

Dị ứng cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi ăn cây bạc hà. Bạc hà chứa axít oxalic, có thể gây dị ứng như ngứa trong những trường hợp nhẹ. Một số trường hợp có cơ địa dị ứng, hoặc gen đặc biệt… cũng có thể gặp phải sốc phản vệ nặng gây tắc phế quản, ngạt thở, nôn mửa, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch… khi sử dụng cây bạc hà như một loại thực phẩm. Thậm chí, theo PGS.TS. Nguyễn Gia Bình, trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, đã từng có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong khi ăn dọc mùng.

Dị ứng dọc mùng thường biểu hiện ngay sau khi ăn, hoặc 1 tiếng sau đó với những biểu hiện phổ biến như:

  • Ngứa ran trong miệng
  • Phát ban
  • Sưng môi, lưỡi…
  • Khó thở, ngất xỉu…

Những trường hợp này cần phải được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Những người cơ địa dị ứng mạnh có thể tiến triển bệnh rất nhanh.

Để loại bỏ bớt chất gây dị ứng, bạn nên làm theo các bước sau khi chế biến cây bạc hà:

  • Rửa sạch dọc mùng khỏi bùn đất
  • Loại bỏ phần vỏ xơ phía bên ngoài. Cách làm rất đơn giản, chỉ tương tự như cách bạn lột vỏ chuối mà thôi.
  • Cắt bỏ phần cong phía bên trong
  • Cắt dọc mình thành từng miếng vừa ăn
  • Thêm muối vào và trộn đều, để khoảng 15 phút cho dọc mùng bớt ngứa
  • Đổ nước lạnh vào dọc mùng đã được ngâm muối, sau đó rửa sạch lại một lần nữa. Lưu ý, bạn nên dùng tay để vắt ráo bớt nước. Để bảo đảm an toàn, bạn có thể dùng găng tay khi sơ chế dọc mùng.
  • Chần sơ dọc mùng đã sơ chế qua nước sôi

Cây bạc hà (dọc mùng) được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn có sẵn bệnh gout, hoặc đang đứng trước nguy cơ, bạn nên cẩn thận khi tiêu thụ những món ăn có loại rau này để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Với những người cơ địa dễ dị ứng, bạn cũng nên cẩn thận khi ăn dọc mùng. Tốt nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước và phải hết sức cẩn trọng theo dõi các phản ứng của cơ thể để phát hiện triệu chứng dị ứng kịp thời.