Thưởng thức cà pháo với vị giòn ngon khó cưỡng

Thưởng thức cà pháo với vị giòn ngon khó cưỡng

Dùng cà pháo như thế nào và cần lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về loại thực phẩm này qua bài viết dưới đây nhé.

Cà pháo là món ăn dân dã rất phổ biến trên mâm cơn gia đình người Việt từ xưa đến nay. Trong những ngày hè nóng bức khiến mọi người có cảm giác mệt mỏi, một bữa cơm canh và cà pháo giòn tan quả thực có thể xưa tan cảm giác khó ăn uống của mọi người. Theo Đông y, loại thực phẩm này khi dùng với một lượng phù hợp cũng có lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách, chúng chỉ gây “lợi bất cập hại” cho cơ thể.

Tìm hiểu về cà pháo

tìm hiểu về cà pháo

Đây là loại thực phẩm dân dã được sử dụng phổ biến ở nước ta từ xưa đến nay

Cà pháo là loại cây được biết với tên khoa học là Solanum macrocarpon. Chúng là một loại cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae) và thường được trồng lấy quả và dùng như rau trong ẩm thực của các nước nhiệt đới như những cây hằng năm. Trong thực vật học, cây này được xem như một loại biến chủng của loại thực vật khác là cà tím. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có sự thống nhất cao trong cách sắp xếp phân loại chúng bởi nhiều tài liệu khác vẫn xem xét chúng như một loài riêng.

Cây cà pháo là cây dạng thân thảo rất nhẵn nhụi. Chúng có thể mọc thẳng hoặc mọc theo cách leo. Chiều cao của cây có thể lên đến 1.5m với thân cây hoá gỗ ở gốc và có màu tím đen. Loại thực vật này có lá xanh hình mác thuôn dài và hơi nhọn. Mỗi lá có kích thước không đồng đều. Loại cây nào cho hoa có thể màu trắng hoặc màu tím tuỳ theo giống. Phần quan trọng nhất của câu là quả hình cầu, tròn và có kích thước 5-8cm. Quả của chúng có thể màu trắng, xanh lá cây nhạt, tím hoặc vàng và có nhiều hạt nhỏ bên trong quả. Chúng ta có thể sử dụng quả này như một loại rau và dùng trong những bữa cơm. Loại cây này có chu kỳ phát triển khá lâu năm, có thể trồng lâu năm. Vụ thu hoạch quả đầu tiên có thể được thu hoạch sau tầm 2 tháng cho đến 3 tháng rưỡi sau khi trồng. Ở Việt Nam cây cà pháo thường được trồng thành hai vụ là vụ sớm vào tháng 7 – 8 và thu hoạch vào tháng 11 – 12; vụ chính thường được trồng vào tháng 11 – 12 và thu hoạch vụ chính này vào tháng 3 – tháng 5.

Chi Cà bao gồm hơn 1000 loài trên toàn thế giới. Ở châu Phi và một số đảo lân cận, nó được phát triển và phát hiện bởi khoảng 100 loài tại những vùng bản xứ. Cà pháo là loại cây có xuất xứ từ khu vực châu Phi. Các loại cà mọc hoang này vốn có gai và được phát hiện tại khắp các vùng nhiệt đới không quá khô hạn của châu Phi. Quả của chúng thỉnh thoảng vẫn được hái về làm rau, trong khi các dạng khác là một loại cây lấy quả quan trọng, được trồng để bán ra thị trường và trong vườn nhà. Ở miền nam châu Phi, cà pháo đã được ghi nhận như là một loại rau ở Malawi, Zambia, Zimbabwe và Mozambique.

Lá, quả và rễ của cà pháo có nhiều công dụng chữa bệnh. Tại vùng Sierra Leone, lá của chúng dùng để làm nóng và nhai để điều trị các chứng  bệnh khó chịu ở cổ họng. Tại Nigeria, loại thực phẩm này được dùng để làm thuốc nhuận tràng và chữa các bệnh về tim mạch, còn hoa của chúng thì dùng để nhai làm sạch răng. Tại khu vực Kenya, nước ép của rễ cây cà pháo được đun sôi để uống và dùng với tác dụng đuổi giun móc. Trong khi lá của chúng thường được nghiền nát và uống để chữa bệnh dạ dày. Cà pháo là loại thực vật được trồng làm cảnh. Quả vừa tới thường được chế biến dưới dạng nấu, như trong món ca ri. Lá non có thể ăn ở dạng tươi, luộc hay nấu.

Ở Việt Nam, loại thực vật này hầu như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực bằng cách ăn sống hoặc muối xổi (muối sơ và ăn ngay) và muối chua (muối nén nước trong một thời gian dài). Tuy vậy, một số nghiên cứu cho thấy trong cà có chứa một số chất có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nếu dùng quá nhiều. Do đó loại quả này được khuyến cáo là không nên sử dụng khi khi người dùng có thể trạng yếu hoặc đang bị bệnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong cà pháo

thành phần dinh dưỡng trong cà pháo

Chúng chứa khá nhiều dinh dưỡng với nhiều loại vitamin và khoáng chất

Cà pháo là một loại thực vật thường được trồng và tiêu thụ tại các vùng châu Á và châu Phi. Một số nghiên cứu cho thấy, trong 100g cà pháo sống chỉ chứa khoảng 20 calo và bao gồm nhiều chất dinh dưỡng như sau:

  • Protein: 1.5g
  • Carbohydrate: 3.6 g
  • Kali: 800mg
  • Canxi: 12mg
  • Kali 0g
  • Sắt: 700mcg
  • Chất béo: 0g
  • Cholesterol: 0g
  • Phốt pho: 16mg
  • Carotin: 20mcg
  • Vitamin C: 3mg
  • Vitamin PP: 500mg
  • Vitamin A: 0g
  • Vitamin B1: 0g
  • Vitamin B2: 0g

Lá của cà pháo rất giàu protein, chất béo, chất xơ thô, canxi và kẽm. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có chứa một lượng đáng kể axit amin methionine và lưu huỳnh.

Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác dụng chống viêm, chống sốt, chống tăng nhãn áp, hạ đường huyết, hạ natri máu và giảm cân của loại thực phẩm xanh này. Những đặc tính dược lý này được cho là do sự hiện diện của một số chất hóa học trong cây, chẳng hạn như polyphenol. Các nghiên cứu về hóa thực vật của lá cà pháo cho thấy chúng chứa một lượng đáng kể polyphenol, đặc biệt là flavonoid có thể góp phần chống oxy hóa mạnh.

Nhu cầu về ý thức sức khỏe của người tiêu dùng đã làm tăng nhu cầu về các chất chống oxy hóa tự nhiên để cải thiện chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm thực phẩm. Các ngành công nghiệp thực phẩm đang đáp ứng nhu cầu về chất chống oxy hóa thông qua việc sử dụng các hợp chất như polyphenol được chiết xuất từ ​​các nguồn tự nhiên. Khi có mặt trong thực phẩm, chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống có thể dập tắt các gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid, ngăn ngừa sự suy giảm chất lượng và dinh dưỡng. Mặc dù, các chất chống oxy hóa tổng hợp như butylated hydroxytoluene, butylated hydroxyanisole và propyl gallate là các chất phụ gia thực phẩm phổ biến giúp thúc đẩy thời hạn sử dụng, việc sử dụng chúng đã bị nghi ngờ do độc tính tiềm ẩn và tác dụng gây ung thư. Do đó, nhu cầu về chất chống oxy hóa tự nhiên đang tăng lên nhanh chóng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Việc nghiên cứu những chất chống oxy hoá có trong loại lá này cũng góp phần tăng thêm hy vọng trong việc tìm ra các chất chống oxy hoá cho thực phẩm đến từ thiên nhiên.

Lợi ích sức khoẻ từ quả cà pháo

lợi ích sức khoẻ từ quả cà pháo

Ngừoi đang yếu bệnh và mệt mỏi không nên sử dụng loại thực phẩm này

Các nghiên cứu về hóa thực vật các thành phần trong lá của cà pháo (S. Macrocarpon) cho thấy lá của chúng chứa một lượng đáng kể polyphenol, đặc biệt là flavonoid góp phần chống oxy hóa mạnh. Chất này đóng vai trò như chất chống viêm, chống sốt, chống tăng nhãn áp, hạ đường huyết, hạ natri máu và chống oxy hoá giúp bảo vệ tế bào. Do đó, việc tiêu thụ thực phẩm này với lượng vừa phải cũng giúp bổ sung chất oxy hoá giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể đặc biệt là tế bào vỏ não. Tuy nhiên, dùng quá liều lượng loại thực phẩm này cũng gây hại cho cơ thể bởi chúng có chứa solanin rất dễ dẫn tới ngộ độc nếu dùng không đúng cách. Bên cạnh đó, quả cà pháo có vỏ khá cứng nên khi ăn vào khó tiêu hóa. Ngoài ra, hạt của loại thực phẩm này có lông nhỏ có thể gây ho cho người mẫn cảm.

Bên cạnh đó, Một số loài thuộc chi cà cũng được sử dụng trong y học cổ truyền của các quốc gia khác nhau như Brazil, Ấn Độ, Đài Loan, Đức, Nam Phi và Kenya như những phương thuốc chữa các bệnh bao gồm hạ đường huyết, bảo vệ gan, chữa bệnh gan, thuốc nhuận tràng, khai vị, bổ tim chống co thắt, đau thận, động kinh, rối loạn dạ dày, gan, điều trị viêm phế quản, ngứa, đau nhức cơ thể thậm chí là ung thư, Các thành phần hóa học khác nhau có tác dụng dược lý được nghiên cứu từ các loài cà  bao gồm ancaloit, phenol, flavanoit, saponin sterol và glycosit.

Một số món ăn từ cà pháo

Một số món ăn hấp dẫn từ cà pháo

Cà pháo muối giòn tan dùng cùng canh là món “đưa cơm” trong những ngày nóng bức 

Cà pháo xào tỏi giòn ngon đưa cơm

Cà pháo bạn nên chọn những quả tươi có kích thước vừa phải, không nên chọn những quả quá to hoặc quá nhỏ. Sau khi mua về, bạn cắt bỏ cuống của chúng và bổ đôi theo chiều dọc, thả ngay vào một chậu nước muối đã pha loãng để ngâm. Việc ngâm cà sẽ giúp chúng không bị thâm đen khiến thành phẩm có màu không được hấp dẫn, bên cạnh đó nước muối loãng cũng có thể loại bỏ những chất độc hại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bên trong cà. Sau khi ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, bạn vớt cà ra và rửa sơ cà lại lần nữa với nước sạch và để cho ráo nước.

Tỏi bạn chọn khoảng 3-4 tép nhỏ, bóc vỏ băm nhuyễn, hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Tiếp theo, bạn bắc chảo lên bếp,mở lửa vừa và cho dầu ăn vào tráng chảo. Đến khi dầu sôi, bạn phi thơm tỏi và cho cà vào xào và đảo đều tay đến khi thấy cà bắt đầu săn lại thì nêm nếm nước tương, một chút giấm, đường và bột nêm cho hợp khẩu vị gia đình. Đến khi cà chín thì bạn trút ra đĩa, rắc thêm hành lá và dùng cùng cơm nóng.

Cà pháo muối xổi

Cà pháo sau khi mua về bạn cần cắt bỏ xuống, rửa sạch và chẻ làm bốn hoặc xắt lát mỏng dọc quả cà, sau đó ngâm chúng ngay vào nước vo gạo hoặc nước có pha chút muối cho cà khỏi thâm. Sau khi ngâm khoảng 20 phút, bạn vớt cà ra xả sạch với nước lần nữa và để cho ráo. Sau khi cà đã ráo, trộn đều cà với hỗn hợp gồm tỏi, ớt, muối, chanh và các gia vị tuỳ theo khẩi vị gia đình và trộn đều. Sau cùng, bạn bọc phần cà đã muối lại và để trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi ăn để cà được thấm và giòn. Cà pháo muối xổi có thể được dùng với cơm nóng và các loại canh dân dã như canh cua rau đau, canh mồng tơi để có được bữa ăn hấp dẫn nhất.

Nhìn chung, cà pháo là một món ăn dân dã và phổ biến tại Việt Nam. Loại quả này có vị ngọt, với tác dụng là tán huyết, lợi tiểu, tiêu sưng viêm, chỉ thống, nhuận trường và chữa sỏi nội tạng thậm chí là ho lao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng ít cà pháo để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ vì chúng có tính hàn và chứa solanin không tốt nếu dùng quá nhiều.

Nguồn tham khảo

Solanum macrocarpon. https://uses.plantnet-project.org/en/Solanum_macrocarpon_(PROTA) Ngày truy cập 29/01/2021

Solanum macrocarpon. http://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Solanum+macrocarpon Ngày truy cập 29/01/2021

Extraction Optimization and Antioxidant Properties of African Eggplant (Solanum macrocarpon) Leaf Polyphenols https://www.hindawi.com/journals/jfq/2017/2159183/ Ngày truy cập 29/01/2021