Bất ngờ với 3 lợi ích tuyệt vời của tư thế heron trong yoga

Bất ngờ với 3 lợi ích tuyệt vời của tư thế heron trong yoga

Với nhiều yogi, heron có thể là một tư thế nghe khá lạ. Tuy nhiên, một khi đã thử tìm hiểu, bạn sẽ thấy tư thế heron rất hữu ích vì nó có thể tác động tích cực đến hầu hết các cơ ở chân.

Tư thế Heron (Heron Pose, tư thế con diệc) có tên tiếng Phạn là Krounchasana. Đây là một tư thế yoga trung cấp, do đó, nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập yoga thì việc chinh phục tư thế này sẽ gặp một chút khó khăn. Tuy nhiên, đừng nản lòng vì tư thế này có rất nhiều biến thể dễ thực hiện để bạn tạo sự chuẩn bị cho cơ thể.

Tư thế heron có thể được thêm vào chuỗi các bài tập mở hông, gân kheo hoặc các bài tập tăng sức mạnh vùng lõi và cơ bụng. Xem ngay những chia sẻ dưới đây của LEEP.APP để hiểu hơn về động tác này nhé.

Lợi ích của tư thế heron trong yoga

Một trong những lợi ích lớn nhất của tư thế heron là kéo căng gân kheo và bắp chân ở chân duỗi và cơ tứ đầu ở chân gập. Luyện tập động tác này thường xuyên sẽ giúp bắp chân trở nên săn chắc, từ đó, bạn có thể “tha hồ” tham gia nhiều bộ môn thể thao khác như chạy bộ, đạp xe, bóng đá và bóng rổ. Ngoài ra, tư thế heron còn giúp cơ thể trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Điều này rất hữu ích không chỉ khi bạn tham gia thể theo mà còn tốt cho các hoạt động hàng ngày:

  1. Làm săn chắc vùng bụng, đồng thời giúp kéo căng ngực
  2. Hỗ trợ điều trị tình trạng bàn chân bẹt
  3. Tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, hỗ trợ điều trị đầy hơi

Hướng dẫn thực hiện động tác heron trong yoga

tư thế heron

Tư thế heron có thể tác động đến hầu hết các cơ ở chân

Để thực hiện động tác heron, bạn hãy:

  • Ngồi trong tư thế nhân viên (Dandasana) với hai chân duỗi thẳng về phía trước, lưng thẳng. Nếu khi thực hiện tư thế nhân viên, bạn hay dùng dụng cụ tập yoga để hỗ trợ thì khi thực hiện động tác heron, bạn cũng có thể tiếp tục sử dụng.
  • Gập chân trái giống như trong tư thế nửa anh hùng (Half Hero Pose hay Ardha Virasana): Bàn chân trái đặt ở bên ngoài hông trái.
  • Giữ chân trái hướng thẳng ra sau. Nếu bạn bị đau đầu gối hoặc các bệnh lý khác mà không thể thực hiện được, bạn có thể thay bằng tư thế ngồi hoàn hảo với chân trái hoặc duỗi thẳng chân trái.
  • Gập đầu gối phải và đạt bàn chân phải chạm sàn, gần với mông phải
  • Giữ bàn chân phải bằng cả hai tay và nâng nó lên khỏi sàn.
  • Hơi ngả thân về phía sau, từ từ duỗi thẳng chân phải hết mức có thể.
  • Giữ cột sống thẳng, đừng cúi người về phía trước để cố gắng duỗi thẳng chân nhiều hơn. Khi thực hiện tư thế heron, bạn cần giữ sao cho chân duỗi phải tạo thành hình chữ V với thân.
  • Giữ tư thế năm nhịp thở, thoát thế rồi đổi bên.

Lỗi thường gặp khi thực hiện động tác heron

Dưới đây là một số lỗi mà các yogi hay mắc phải. Khi thực hiện, bạn nên chú ý tránh mắc phải để nhận được nhiều lợi ích nhất từ tư thế này và hạn chế nguy cơ gặp phải chấn thương:

  • Cột sống bị cong về phía trước là lỗi sai thường gặp nhất. Bạn nên giữ lưng thẳng khi thực hiện
  • Khom vai cũng là lỗi sai khá phổ biến. Khi thực hiện, phần vai phải hơi ngả về phía sau để mở ngực và hỗ trợ việc hít thở. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn tránh bị cong lưng về phía trước.

Biến thể của tư thế heron

tư thế heron

Tư thế heron giúp cơ thể trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn

Cũng giống như các tư thế yoga khác, tư thế heron cũng có rất nhiều biến thể để người tập dễ thực hiện cũng như tiếp cận sâu vào tư thế khi đã thành thạo:

  • Nếu chân được nâng lên không thể duỗi thẳng, bạn có thể giữ cho đầu gối hơi cong. Bạn có thể thử giữ mắt cá chân hoặc bắp chân để duỗi chân nhiều hơn.
  • Hoặc bạn có thể dùng dây tập yoga để hỗ trợ bằng cách vòng dây qua bàn chân và dùng tay nắm lấy một đầu sợi dây.
  • Nếu không thể ngồi trong tư thế nửa anh hùng do các vấn đề về đầu gối hoặc mắt cá chân, bạn có thể ngồi trong tư thế đầu sát gối.

Lưu ý khi thực hiện

  • Tư thế heron tương đối khó thực hiện và phức tạp, do đó sẽ tốt hơn nếu bạn tập theo hướng dẫn của giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp để thực hiện động tác đúng kỹ thuật.
  • Bạn có thể thử chinh phục tư thế heron sau khi đã thực hiện  thành thạo các động tác yoga cơ bản.
  • Nếu bạn bị đau, chấn thương ở chân, đầu gối, mắt cá chân hoặc hông, hãy tránh thực hiện. Bạn có thể nói chuyện với giáo viên dạy yoga để được hướng dẫn những biến thể phù hợp.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu thấy đau hoặc khó chịu, hãy dừng tập.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về động tác heron trong yoga. Nếu yêu thích, đừng ngần ngại thử ngay hôm nay nhé! Và đừng quên tải LEEP.APP về máy, kết nối với giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp để được hướng dẫn thật chi tiết về tư thế này nhé.

Nguồn tham khảo

How to Do Heron Pose (Krounchasana) in Yoga https://www.verywellfit.com/heron-pose-krounchasana-3567086 Ngày truy cập: 16/1/2021