9 tác dụng của nhảy dây sẽ khiến bạn mê ngay

Author picture

9 tác dụng của nhảy dây sẽ khiến bạn mê ngay

Tác dụng của nhảy dây đối với sức khỏe tim mạch và phổi đã được các nhà khoa học chứng minh. Một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu hàng quý: Hiệp hội Sức khỏe, Giáo dục Thể chất và Giải trí Hoa Kỳ  đã chứng minh nam giới dành 10 phút để nhảy dây trong sáu tuần đã cải thiện sức khỏe tim mạch hơn so với nhóm nam giới chạy bộ 30 phút.

Nhảy dây là một trong những bài tập quen thuộc của các vận động viên chuyên nghiệp vì nó giúp đốt cháy nhiều calorie, tăng cường khả năng phối hợp và mật độ xương, đồng thời có thể giảm nguy cơ chấn thương…

Cùng LEEP.APP tìm hiểu 9 tác dụng của nhảy dây đối với cơ thể chúng ta nhé!

1. Tác dụng của nhảy dây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ , một trong những tác dụng của nhảy dây là tăng cường sức khỏe tim mạch và phổi vì nó giúp tim bạn bơm máu và hỗ trợ tăng thước đo lượng oxy tối đa (VO2 Max) mà một người có thể sử dụng trong khi tập thể dục. Bạn cần nhảy dây từ 3-5 lần/ mỗi tuần, mỗi lần/12 – 20 phút để tăng VO2 tối đa từ đó nâng cao sức chịu đựng của tim cao hơn.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng Châu Âu cho thấy những cô gái mắc chứng tiền tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, khi thực hiện chế độ nhảy dây kéo dài 12 tuần làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: có tổng lượng mỡ cơ thể thấp hơn, vùng bụng ít mỡ hơn và nhịp mạch tốt hơn.

2. Giảm chấn thương ở bàn chân và mắt cá chân

Không phải ngẫu nhiên mà các vận động viên chuyên nghiệp đều yêu thích bộ môn này, vì một trong những tác dụng của nhảy dây là cải thiện khả năng phối hợp chân, tăng sức mạnh của các cơ xung quanh khớp mắt cá chân và bàn chân làm giảm nguy cơ chấn thương cho những vùng đó.

Theo Viện Jump Rope, việc luôn kiễng chân trong suốt thời gian nhảy dây, và phối hợp các chuyển động của phần trên cùng phần dưới cơ thể khiến cơ thể nhanh nhẹn, linh hoạt hơn giúp nhiều vận động viên bóng rổ, quần vợt, bóng đá và các môn thể thao khác giảm chấn thương do họ phải chạy, dừng lại đột ngột hoặc xoay người nhanh.

3. Giảm cân là tác dụng của nhảy dây vì nó đốt cháy lượng calorie lớn

Khi bạn nhảy dây trong hai phút liên tục bạn sẽ thấy nhịp tim tăng lên ngay lập tức và nó phải duy trì lượng năng lượng sinh ra cho các cơ. Điều này làm tăng quá trình đốt cháy calorie bởi các nhóm cơ chính đều hoạt động và sinh ra rất nhiều nhiệt trong cơ thể.

Nhảy dây có thể đốt cháy 200 đến 300 calorie trong 15 phút. Theo Science Daily và huấn luyện viên nổi tiếng Jillian Michaels cho biết tác dụng của nhảy dây thật sự vượt trội so với các bài tập tim mạch khác như chạy bộ, chèo thuyền, bơi lội hoặc đạp xe vì trong một giờ nhảy dây liên tục có thể đạt được tốc độ đốt cháy lên đến 1300 calorie.

4. Cải thiện mật độ xương

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Thư viện Khoa học Công cộng và Hiệp hội Nghiên cứu Xương và Khoáng chất Hàn Quốc năm 2019 công bố kết quả những bé gái từ 11 – 14 tuổi nhảy dây hàng tuần có mật độ xương cao hơn nhóm không nhảy. Đồng thời nghiên cứu còn khuyến cáo mọi người nên nhảy dây 10 phút mỗi ngày để cải thiện độ chắc khỏe của xương.

Theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế, tác dụng của nhảy dây rất có lợi cho những người có xương yếu bằng cách tập luyện với sự va chạm và gây sự căng thẳng cho xương nhiều hơn, khiến cơ thể phản ánh bằng cách sửa chữa lại xương để trở nên mạnh và ít giòn, gãy hơn. Đặc biệt với bé gái và phụ nữ cần bổ sung nhiều khoáng chất hơn như canxi… để có mật độ xương cao hơn sẽ giảm nguy cơ bị loãng xương.

Tuy nhiên, nếu bạn từng bị gãy, yếu xương thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu để chọn cho mình cường độ luyện tập phù hợp.

5. Tác dụng của nhảy dây giúp cải thiện sự phối hợp

Tác dụng của nhảy dây giúp cải thiện sự phối hợp

Nhảy dây giúp cải thiện khả năng phối hợp vận động ở trẻ tự kỷ vì chúng thường gặp khó khăn trong việc cân bằng và phối hợp.

Nhảy dây cải thiện sự phối hợp bằng cách yêu cầu một số bộ phận cơ thể giao tiếp với nhau để hoàn thành một động tác. Bàn chân phải nhảy đúng lúc với cổ tay xoay tròn để tạo ra chuyển động nhảy liên tục.

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm và Công nghệ cho thấy tác dụng của nhảy dây giúp cải thiện khả năng phối hợp vận động ở trẻ tự kỷ vì chúng thường gặp khó khăn trong việc cân bằng và phối hợp.

Ngoài ra một nghiên cứu khác năm 2015 được công bố trên Tạp chí Khoa học Thể thao và Y học cho thấy những cầu thủ bóng đá thường nhảy dây có kỹ năng vận động tốt hơn sau 8 tuần so với nhóm còn lại.

6. Cải thiện hiệu quả thở

Ngoài việc cải thiện sức khỏe tim mạch và sức chịu đựng, nhảy dây cải thiện tình trạng hụt hơi giúp bạn thở đều và duy trì được sự dẻo dai trong khi bơi lội, hoặc những môn cần sức bền.

7. Giúp bạn thông minh hơn

Theo viện Jump Rope , nhảy dây hỗ trợ sự phát triển của bán cầu não trái và phải của bạn, giúp nâng cao các nhận thức về không gian, cải thiện kỹ năng đọc, tăng cường trí nhớ và khiến bạn tỉnh táo hơn.

8. Cải thiện khả năng giữ bình tĩnh là một trong các tác dụng của nhảy dây

Nhảy dây là động tác kết hợp đồng bộ giữa trí não và cơ thể cùng một lúc. Theo viện Jump Rose những võ sĩ thường xuyên nhảy dây sẽ thực sự bình tĩnh hơn những người không luyện tập.

9. Tiện lợi, nhanh chóng và thú vị

Một sợi dây nhảy có thể cùng bạn đi bất cứ đâu như đi làm, đi học hay những lúc du lịch. Ngoài ra bạn cũng có thể nhảy dây để khởi động trước trận đấu bóng rổ hoặc hạ nhiệt sau khi đạp xe hay cùng con bạn nhảy đôi trong những hoạt động cuối tuần cùng gia đình.

Nhảy dây đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu chấn thương và đạt nhiều kết quả như giảm cân, tăng chiều cao, cải thiện sự linh hoạt phối hợp khi luyện tập các môn thể thao khác.

Nhảy dây là một lựa chọn hoàn hảo tốt cho sức khỏe, kết nối gia đình và có thể thực hiện tại mọi nơi một cách dễ dàng. LEEP .APP vừa chia sẻ tới bạn những tác dụng hữu ích của nhảy dây. Tải ngay LEEP .APP về điện thoại để trải nghiệm nền tảng kỹ thuật số hỗ trợ bạn tìm kiếm các huấn luyện viên cá nhân. Họ sẽ giúp bạn lên một chương trình tập luyện phù hợp để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy tập luyện ngay đừng chần chừ nữa nhé!

Nguồn tham khảo

9 Benefits of Jumping Rope You Probably Don’t Know https://www.lifehack.org/articles/lifestyle/benefits-jumping-rope-you-probably-dont-know.html Ngày truy cập 09/05/2021

5 Health Benefits of Jumping Rope — And How to Add It to Your Workout https://www.insider.com/benefits-of-jumping-rope Ngày truy cập 09/05/2021

Benefits of Jumping Rope: 7 Reasons to Start Jumping | ACE Blog https://www.acefitness.org/education-and-resources/lifestyle/blog/6395/7-benefits-of-jumping-rope/ Ngày truy cập 09/05/2021