Vitamin B7 (biotin) là gì? Vai trò của vitamin B7 đối với cơ thể

Author picture

Vitamin B7 (biotin) là gì? Vai trò của vitamin B7 đối với cơ thể

Vitamin B7 là vitamin B phức hợp có khả năng tan trong nước, giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin B7 thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về loại vitamin này nhé!

Vitamin B7 (biotin) là gì?

Vitamin B7 thuộc vitamin nhóm B, còn được gọi là biotin. Biotin giúp cho da, tóc, mắt, gan và hệ thần kinh của bạn khỏe mạnh. Đặc biệt, đóng vai trò là một chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình mang thai, góp phần cho sự phát triển của phôi thai.

Công dụng của vitamin B7

Giống như tất cả các loại vitamin, cơ thể luôn cần biotin để khỏe mạnh. Biotin là một phần thiết yếu của một số enzym cần thiết để chuyển hóa chất béo, protein và carbs. Công dụng của vitamin B7 thường phát huy sau vài tháng bổ sung. Chi tiết như sau:

  • Hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất năng lượng.
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Có thể đóng một vai trò quan trọng trong biểu hiện gen và sức khỏe thần kinh.
  • Ngăn ngừa tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phụ thuộc insulin.
  • Cải thiện chất lượng và sự phát triển của tóc, giúp tóc bóng mượt và khỏe mạnh.

Vitamin B7 (biotin) là gì?

Biotin có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn

Thiếu hụt biotin do ăn uống không đủ chất hoặc do khiếm khuyết di truyền, có thể góp phần vào một số rối loạn viêm và miễn dịch. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của sự thiếu hụt biotin như: rụng tóc hoặc móng, phát ban đỏ, có vảy quanh mắt, mũi hoặc miệng, móng tay dễ gãy, phiền muộn, mệt mỏi, co giật…

Các nguyên nhân gây nên thiếu hụt vitamin B7:

  • Ăn trứng sống, đặc biệt là lòng trắng trứng thường xuyên cũng có thể tạo ra sự thiếu hụt biotin gây ra tình trạng giống như chứng liệt tứ chi.
  • Thuốc: thuốc kháng sinh và thuốc chống co giật.
  • Các vấn đề về đường ruột.
  • Ăn kiêng dài hạn.
  • Thiếu hụt biotinidase.
  • Các nguyên nhân di truyền khác.

Bổ sung quá liều biotin sẽ gây ra các dấu hiệu sau: mức vitamin C thấp, mức vitamin B6 thấp, lượng đường trong máu cao, suy giảm sản xuất insulin.

Liều dùng

Cơ thể không thể tự sản xuất ra biotin, do đó cơ thể cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin B7 từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Sự thiếu hụt biotin thường là rất hiếm. Liều dùng khuyến nghị có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và sức khỏe tổng thể ở từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh 0 – 3 tuổi: 10 – 20 mcg
  • Trẻ em 4 – 6 tuổi: 25 mcg
  • Trẻ em 7 – 10 tuổi: 30 mcg
  • Từ 10 tuổi trở lên: 30 – 100 mcg
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể cần lượng biotin cao hơn.

Tác dụng phụ của vitamin B7

Một số tác dụng phụ tích cực của vitamin B7 bao gồm: hạ đường huyết, tăng lipid máu, kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường, tăng cholesterol HDL “tốt” và giảm cholesterol LDL “xấu”, giảm viêm, cải thiện chức năng nhận thức, cải thiện tóc và móng tay.

Các tác dụng phụ vitamin B7 ảnh hưởng đến cơ thể bao gồm: rụng tóc hoặc móng, phát ban trên da, vấn đề về tim, buồn nôn, chuột rút, bệnh tiêu chảy.

Mặc dù biotin là vitamin quan trọng đối với cơ thể nhưng không nên tự ý bổ sung nếu được bác sĩ yêu cầu. Hầu hết mọi người nhận đủ biotin thông qua chế độ ăn uống thông thường của họ. Bổ sung biotin theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc thông qua chế độ ăn uống bình thường đều không gây ra bất kì tác dụng phụ bất lợi nào.

Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác với thuốc khác và chất bổ sung khác, đặc biệt là với liều lượng lớn.

Thực phẩm chứa vitamin B7

Tăng lượng tiêu thụ vitamin B7 bằng cách đưa vào chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu biotin như:

  • Thịt nội tạng như: gan hoặc thận
  • Lòng đỏ trứng
  • Các loại hạt như: hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó.
  • Đậu nành và các loại đậ
  • Các loại ngũ cốc
  • Thực phẩm khác như: chuối, súp lơ trắng, nấm…

Nhiệt độ nóng có thể làm giảm hiệu quả của biotin, vì vậy hãy chọn các món ăn sống hoặc hạn chế nấu kĩ, chế biến.

Vitamin B7 (biotin) trong tương tác

Vitamin B7 (biotin) trong tương tác

Bổ sung biotin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc khác. Một số loại thuốc có thể làm giảm mức biotin như: carbamazepine, primidone, phenytoin, phenobarbital. Sử dụng biotin cùng với vitamin khác có thể làm giảm sự hấp thụ của vitamin khác hoặc ngược lại.

Phụ nữ hút thuốc có thể làm tăng chuyển hóa biotin trong cơ thể và gây ra sự thiếu hụt.

Biotin kết hợp với crôm picolinate giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường.

Lưu ý, tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các lưu ý khi sử dụng

  • Lượng biotin cao có thể tạo ra dương tính giả trong các xét nghiệm đối với bệnh tuyến giáp.
  • Không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
  • Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh; các loại thuốc đang sử dụng; các loại thuốc, tá dược thuốc, thức ăn và các chất dị ứng khác để bác sĩ đưa ra lời khuyên chính xác.

Cách bảo quản

  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản theo được ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.
  • Bảo quản vitamin B7 ở nơi thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
  • Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ vào các đường thoát nước trừ khi được yêu cầu.
  • Tiêu hủy thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan xử lý rác thải.

Bài viết vừa rồi đã chia sẻ tới bạn những thông tin về vitamin B7 (biotin). Ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn cũng nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh nữa nhé.

Nguồn tham khảo

What Are the Side Effects of Biotin? – https://www.healthline.com/health/biotin-side-effects/ Ngày truy cập: 31/01/2021

Biotin (Oral Route) – https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/biotin-oral-route/description/drg-20062359 Ngày truy cập: 31/01/2021

Biotin – https://ods.od.nih.gov/factsheets/Biotin-HealthProfessional/ Ngày truy cập: 31/01/2021