Bật mí những điều bạn chưa biết về củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng sở hữu một bảng giá trị dinh dưỡng đa dạng. Đây cũng là một loại thực phẩm có thể dễ dàng kết hợp với chế độ ăn của tất cả mọi người.
Trong bài viết dưới đây, LEEP.APP sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về củ cải trắng, thành phần dinh dưỡng, các lợi ích và cách chế biến loại thực phẩm này nhé.
Thông tin tổng quan về củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại rau củ thuộc họ cải cùng với các loại rau khác như cải ngọt, cải thìa, cải brussels và cải xoăn. Chúng là một trong những loại cây trồng quan trọng nhất trên thế giới vì nó được sử dụng để làm thức ăn cho cả người và gia súc.
Ngoài màu trắng, củ cải cũng có thể có màu tím, đỏ hoặc hơi xanh bên ngoài.
Thành phần dinh dưỡng
Củ cải trắng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tuyệt vời. Giống như các loại rau củ họ cải khác, chúng có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Một khẩu phần (130g) củ cải sống bao gồm:
- Lượng calo: 36
- Carb: 8g
- Chất xơ: 2g
- Chất đạm: 1g
- Vitamin C: 30% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Folate: 5% DV
- Phốt pho: 3% DV
- Canxi: 3% DV
Tuy nhiên, phần lá của củ cải trắng (55g) chứa lượng dinh dưỡng cao hơn:
- Lượng calorie: 18
- Carb: 4g
- Chất xơ: 2g
- Vitamin K: 115% DV
- Vitamin C: 37% DV
- Provitamin A: 35% DV
- Folate: 27% DV
- Canxi: 8% DV
Cả củ và lá đều là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy tận gốc khi mức độ của các phân tử này quá cao. Chất dinh dưỡng này cũng cải thiện sự hấp thụ sắt và giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, phần lá củ cải rất giàu vitamin K và A hòa tan trong chất béo – những chất mà cơ thể bạn dễ hấp thụ khi tiêu thụ chất béo.
Vitamin K đóng vai trò ngăn ngừa chảy máu quá nhiều. Ngoài ra, vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, da và phổi.
Lá của củ cải trắng chứa một hàm lượng folate cao, đóng vai trò hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp ngăn ngừa sự phát triển không đều ở thai nhi.
>>> Xem thêm: Củ năng giòn ngon chứa nhiều chất giúp phòng bệnh tốt
Lợi ích sức khỏe của củ cải trắng
Với những thành phần dinh dưỡng trên, củ cải trắng mang lại nhiều tác dụng sức khỏe.
Có đặc tính chống ung thư
Củ cải trắng có chứa một số hợp chất thực vật có liên quan đến đặc tính chống ung thư. Bên cạnh hàm lượng vitamin C cao, củ cải còn rất giàu glucosinolate giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
Glucosinolate là một nhóm các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, có tác dụng chống oxy hóa. Điều này làm giảm thiểu những tác động gây nên ung thư do áp lực của oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc hấp thụ glucosinolate cao hơn với việc giảm thiểu nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư phổi, trực tràng và ruột kết.
Bên cạnh đó, củ cải trắng chứa hàm lượng flavonoid lớn – chủ yếu là anthocyanin – một loại chất chống oxy hóa khác đã được chứng mình có tác dụng chống ung thư.
Giúp kiểm soát mức đường huyết
Kiểm soát lượng đường huyết rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là những người bị tiểu đường.
Một nghiên cứu kéo dài 9 tháng thực hiện trên chuột đang có chế độ ăn nhiều đường cho thấy việc điều trị với 100mg chiết xuất củ cải trắng cho mỗi kg trọng lượng cơ thể làm giảm lượng đường huyết và tăng mức insulin.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất củ cải giúp điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa liên quan đến bệnh tiểu đường, ví dụ như mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính cao.
Kết quả cũng được tìm thấy tương tự khi thử nghiệm với tác dụng chống đái tháo đường của củ cải.
Một nghiên cứu trên 28 ngày đã quan sát những con chuột ăn 200-400mg mỗi kg chiết xuất lá củ cải đã giảm đáng kể lượng đường trong máu cũng như giảm mức cholesterol LDL (xấu).
Cả 2 nghiên cứu đều chỉ ra rằng tác dụng chống tiểu đường của chiết xuất củ cải và lá củ cải có thể do nhiều yếu tố, bao gồm:
- Đường huyết được thanh lọc
- Gan giảm sản xuất glucose
- Giảm hấp thụ carb
Tuy nhiên, do các nghiên cứu chỉ thử nghiệm các loại chiết xuất trên chuột nên vẫn chưa chắc chắn có tác dụng tương tự trên người hay không.
Có tác dụng chống viêm
Tình trạng viêm nhiễm có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như viêm khớp, ung thư và cao huyết áp do xơ cứng động mạch.
Glucosinolate trong củ cải trắng phân hủy thành indoles và isothiocyanates – Cả 2 đều là sản phẩm phụ hoạt tính sinh học với đặc tính chống viêm nhiễm.
Bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại
Các glucosinolate của củ cải trắng cũng phân tách thành isothiocyanates – một nhóm hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật và vi khuẩn.
Có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Củ cải trắng là một loại củ ít calo, không chứa tinh bột với chỉ số đường huyết thấp. Vậy nên, chúng có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh lượng đường huyết của bạn. Theo nghiên cứu, những đặc điểm này đều hỗ trợ duy trì trọng lượng hợp lý.
Có thể củng cố sức khỏe xương khớp
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa xương khớp. Còn glucosinolate có thể ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành xương.
Có thể bảo vệ gan
Hàm lượng anthocyanin và hợp chất lưu huỳnh của củ cải trắng, chẳng hạn như glucosinolate, đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan ở chuột bị nhiễm độc gan.
Hướng dẫn cách chế biến đúng cách
Củ cải trắng có thể được ăn nấu chín hoặc sống và là một phần bổ sung tuyệt vời cho món salad.
Dưới đây là một số cách để chế biến củ cải:
- Thêm củ cải trắng luộc vào công thức khoai tây nghiền
- Cắt lát mỏng và nướng để chế biến món củ cải chiên giòn
- Trộn củ cải trắng với khoai tây và cà rốt khi nướng hoặc xào rau
Nguồn tham khảo
All You Need to Know About Turnips https://www.healthline.com/nutrition/turnip-nutrition#benefits Ngày truy cập: 15/12/2020