Bí quyết dạy yoga dành cho các giáo viên yêu nghề
Dạy yoga là cả một nghệ thuật. Nếu bạn yêu thích và muốn gắn bó với bộ môn này với vai trò là giáo viên dạy yoga, bạn cần phải có đủ đam mê và không ngừng khám phá, học hỏi.
Giảng dạy yoga là công việc truyền cảm hứng, là nghề chia sẻ những trải nghiệm. Dạy yoga không hề đơn giản là chỉ hướng dẫn và chỉnh sửa các tư thế cho học viên mà việc quan trọng là bạn phải “truyền được lửa” để học viên của bạn yêu thích bộ môn này.
Nếu bạn là một giáo viên mới và chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thử xem một vài bí quyết dạy yoga dưới đây của LEEP.APP để xem có thể ứng dụng được gì không nhé!
Giáo viên dạy yoga tốt phải luôn giữ trạng thái cân bằng
Là một giáo viên dạy yoga, bạn cần giữ thăng bằng và kiên nhẫn về cảm xúc, thể chất và tinh thần. Điều này giúp việc dạy và học của bạn và người tập trở nên nhất quán từ tuần này sang tuần khác, ngày này sang ngày khác.
Việc giữ cân bằng về cảm xúc và tinh thần còn giúp bạn sống tích cực, nhạy cảm và dễ thấu hiểu bản thân mình cũng như người khác. Ngoài ra, việc giữ thăng bằng còn có tác động tích cực đến kỹ năng giảng dạy bởi điều này sẽ giúp phương pháp dạy yoga của bạn trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn.
Đơn giản hóa các bài tập
Một giáo viên dạy yoga thành công phải là người hướng dẫn và thực hiện các động tác để học viên của mình có thể lĩnh hội được. Bạn là một người tập yoga lâu năm, các động tác bạn thực hiện có thể đẹp như “rồng bay phượng múa” nhưng không phải học viên nào cũng làm được như vậy.
Vì thế, để học viên dễ tiếp thu, bạn cần đơn giản hóa bài tập. Hãy thiết kế những bài học có độ chuyển từ từ để đảm bảo trạng thái thoải mái nhất cho học viên cho đến cuối buổi tập. Bạn cũng nên thường xuyên nói những lời tích cực, động viên để học viên không thấy sợ những động tác khó.
Dạy yoga cần đơn giản, dễ hiểu nhưng chi tiết với nhiều ví dụ thực tế
Yoga là bộ môn cổ xưa với nhiều triết lý phức tạp. Ngoài ra, bộ môn này sử dụng tiếng Phạn là ngôn ngữ chính. Do đó, khi giảng dạy về triết lý yoga, bạn nên nói một cách đơn giản, dễ hiểu và cung cấp nhiều ví dụ thực tế.
Trong lúc giảng dạy, bạn cũng có thể sẽ phải dùng một vài từ tiếng Phạn. Nếu không giải thích rõ ràng, học viên sẽ không hiểu bạn nói gì mà chỉ biết bắt chước và làm theo trong trạng thái mơ hồ.
Là một giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp, bạn hãy từ từ giải thích các từ tiếng Phạn mà mình đã dùng cho học viên hiểu. Hãy chú ý đến giọng điệu và thái độ khi nói, làm sao để thể hiện sự bình tĩnh và động viên người học.
Làm mẫu và chỉnh sửa từng tư thế
Dạy yoga không khó nhưng đừng vì vậy mà trở nên lười nhé. Thực tế, có nhiều giáo viên yoga bị bệnh “lười”, họ làm mẫu rất ít, mỗi buổi học, họ chỉ điều chỉnh tư thế của một vài học viên.
Tuy nhiên, bạn đừng lơ là việc này vì với học viên. Đây là điều rất quan trọng. Nếu bạn dạy yoga như vậy trong thời gian dài, học viên sẽ cảm thấy mình không được quan tâm, thậm chí tập sai có thể gây ra chấn thương khi tập yoga.
Chú ý giảng dạy về tầm quan trọng của hơi thở
Hơi thở là khía cạnh quan trọng nhất của việc tập yoga. Bằng cách nâng cao nhận thức hơi thở khi tập yoga với học viên, bạn sẽ kích hoạt một sự thay đổi sâu sắc từ bên trong, từ đó giúp học viên cân bằng cho cơ thể và tâm trí.
Các bài tập về hơi thở nên là một phần chính trong lớp học yoga, bên cạnh các bài tập thiền và các động tác. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích học viên của mình luyện tập thường xuyên trong cuộc sống để cải thiện sự tập trung và nâng cao sức khỏe tinh thần.
Nâng cao khả năng chuyên môn
Trong sự nghiệp dạy yoga, chắc chắn bạn sẽ phải gặp nhiều đối tượng học viên khác nhau từ phụ nữ mang thai, người mới tập cho đến người bị chấn thương. Với mỗi đối tượng sẽ cần có những bài tập yoga phù hợp.
Do đó, bạn cần đầu tư thời gian để tham gia các hội thảo hoặc các khóa huấn luyện ngắn hạn để biết cách thiết kế giáo án phù hợp nhất cho từng đối tượng riêng biệt. Tuy nhiên, bạn đừng “bê nguyên xi” các bài giảng vào thực tế, tùy thuộc vào đối tượng hãy thiết kế cho linh hoạt nhé.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Dạy yoga đòi hỏi bạn phải là một người giao tiếp tuyệt vời. Ngoài ra, bạn cũng nên suy nghĩ trước các tình huống có thể gặp phải trong lớp học và đưa ra cách giải quyết. Để tăng kỹ năng giảng dạy, bạn có thể luyện tập giảng dạy với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp.
Không ngừng tự luyện tập
Đừng nghĩ rằng mình đã là giáo viên thì không cần phải luyện tập. Tự luyện tập, tự nâng cao chuyên môn là phong cách của một giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp.
Không ngừng tự luyện tập là phong cách của một giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp
Do đó, ngoài thời gian giảng dạy, bạn cần đầu tư thời gian vào việc luyện tập của riêng mình. Việc luyện tập thường xuyên còn giúp bạn cảm thấy yêu công việc và tự tin hơn. Và hãy nhớ rằng chỉ khi bạn tin tưởng chính mình thì mọi người mới tin tưởng vào bạn.
Học hỏi từ chính học viên của mình
Cuộc sống không bao giờ ngừng dạy chúng ta, dù là bên trong hay bên ngoài lớp học. Là một giáo viên dạy yoga, đừng bao giờ bỏ qua những đánh giá và đóng góp từ học viên, bất kể bạn có kinh nghiệm như thế nào.
Để mang lại sự hứng thú cho học viên và đổi mới các bài giảng, hãy lắng nghe và tiếp thu ý kiến của tất cả mọi người nhé. Giáo viên dạy yoga được xem là “người dẫn đường” để giúp học viên của mình thêm yêu bản thân, tăng sự nhận thức, kết nối giữa cơ thể và tâm trí.
Thực hiện theo những lời khuyên trên và bạn sẽ thấy việc giảng dạy yoga trở thành một niềm đam mê, một niềm vui trong cuộc sống. Để cập nhật thông tin về sức khỏe, luyện tập và dinh dưỡng, bạn hãy tải ngay ứng dụng luyện tập thông minh LEEP.APP nhé.
Nguồn tham khảo
7 TEACHING TIPS EVERY YOGA TEACHER SHOULD KNOW https://www.gaiam.com/blogs/discover/7-teaching-tips-every-yoga-teacher-should-know Ngày truy cập: 20/2/2020