Phồng rộp chân do đi bộ hay chạy bộ và cách phòng ngừa đơn giản

Phồng rộp chân do đi bộ hay chạy bộ và cách phòng ngừa đơn giản

Phồng rộp chân là nguyên nhân cản trở việc đi bộ của bạn. Dưới đây LEEP.APP sẽ gợi ý đến bạn cách phòng ngừa và bảo vệ đôi chân của bạn.

Phồng rộp chân là một trong những hiện tượng khá phổ biến của những người đi bộ hay chạy bộ. Nguyên nhân của các vết phồng rộp thường là do ma sát với giày gây ra. Để phòng ngừa tình trạng này bạn nên loại bỏ hết các nguồn gây cọ xát trong giày. Đồng thời bạn cũng cần giữ cho bàn chân luôn mát và khô ráo.

Nguyên nhân dẫn đến phồng rộp chân

Mọi nguyên nhân gây phồng rộp chân đều bắt nguồn từ đôi giày

Mọi nguyên nhân gây phồng rộp chân đều bắt nguồn từ đôi giày

Nguyên nhân duy nhất dẫn đến chân bị phồng rộp là do đôi giày. Bạn thường bị phồng rộp do ma sát giữa ngón chân, gót chân và lòng bàn chân với giày. Chọn giày đúng kích cỡ và hình dạng sẽ giúp tránh bị phồng rộp.

Giày cứng, các cạnh sắc

Bất kỳ đôi giày nào đều có thể khiến bạn bị rộp chân trong vài lần đi đầu tiên. Bởi thông thường giày mới thường khá cứng và khá sắc ở phần gót. Do đó, bạn cần lựa chọn những đôi giày vừa chân. Một đôi giày vừa chân sẽ giúp gót chân không bị trượt và các ngón chân không phải “chen chúc”. Đồng thời, để giảm độ cứng của giày mới bạn nên đi bộ hoặc chạy ngắn khi đi giày mới.

Giày quá chật

Một đôi giày quá chật sẽ khiến chân bạn thực sự đau đớn

Một đôi giày quá chật sẽ khiến chân bạn thực sự đau đớn

Việc bàn chân của bạn bị chèn ép trong một đôi giày quá chật cũng là nguyên nhân gây phồng rộp. Mọi hoạt động bước đi của bạn đều khiến chân bị cọ xát vào hai bên hoặc gót giày. Giải pháp tốt nhất vẫn là chọn một đôi giày vừa chân.

Giày quá rộng

Giày quá rộng cũng là nguyên nhân của việc phồng rộp chân. Đôi giày không ôm chân sẽ dễ khiến chân bạn trượt ra ngoài đôi giày. Sau đó, chân bạn lại trượt về trước theo mỗi bước đi. Quá trình này khiến các bộ phận của bàn chân bị cọ xát liên tục với giày. Giải pháp cho trường hợp này là bạn có thể mang một đôi tất dày hơn. Hoặc bạn cũng có thể học cách thắt dây giày để giữ gót chân không bị trượt sau mỗi bước đi.

Cách phòng ngừa phồng rộp chân khi đi bộ

Cách phòng ngừa phồng rộp chân hiệu quả

Cách phòng ngừa phồng rộp chân hiệu quả

Việc phồng rộp chân sẽ khiến bạn không thể tiếp tục quá trình đi bộ. Bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày. Bởi vậy ngoài việc lựa chọn một đôi giày phù hợp bạn cũng nên tham khảo các cách ngừa phồng rộp chân.

Massage chân

Một bàn chân khô cứng sẽ dễ bị tổn thương hơn do quá trình cọ xát. Massage là cách hoàn hảo để giúp chân bạn trở nên mềm mại hơn. Việc này cũng đồng nghĩa với chân bạn sẽ ít bị phồng rộp hơn nhờ sự đàn hồi tốt.

  • Tăng cường độ tập luyện: Kéo dài thời gian cũng như quãng đường đi bộ cũng là một cách massage chân hiệu quả. Bởi nó thúc đẩy tuần hoàn máu giúp da chân luôn khỏe mạnh.
  • Dưỡng ẩm loại bỏ vết nứt gót chân: Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm khi tắm và dưỡng ẩm chân sẽ giúp loại bỏ sự khô ráp ở chân, đặc biệt là giảm việc hình thành các vết nứt ở gót chân.
  • Toughen với tannin: Đây là những hợp chất có trong trà hỗ trợ rất tốt cho việc tăng độ dẻo dai cho đôi chân. Bởi vậy, nhiều vận động viên thường chọn ngâm chân với 10% axít tannic hoặc ngâm trà.

Chọn tất phù hợp

Một đôi tất phù hợp là điều bạn nên quan tâm

Một đôi tất phù hợp là điều bạn nên quan tâm

Cách phòng ngừa rộp chân thứ hai chính là chọn một đôi tất phù hợp. Bạn hãy quên những đôi tất cotton đi. Thay vào đó sử dụng tất làm từ chất liệu tổng hợp để đôi chân bạn luôn khô thoáng.

  • Tránh các đường may cọ xát: Nên kiểm tra các đường may của tất trước khi mua. Bởi các đường may nối có thể sẽ gây ra cọ xát với bàn chân.
  • Thay tất khi đang đi bộ: Tại sao không? Nếu tất của bạn bị ướt mưa hoặc thấm quá nhiều mồ hôi thì bạn có thể cân nhắc việc thay nó. Bạn không nên cố gắng đi bộ với một đôi tất ướt.
  • Độ dày phù hợp: Một đôi tất quá dày sẽ khiến giày của bạn chật hơn và ngược lại. Một đôi tất quá mỏng thì cũng sẽ khiến đôi giày rộng hơn. Dù trong trường hợp nào thì nó cũng sẽ khiến chân bạn bị phồng rộp.
  • Đầu tư đôi tất tốt: Một đôi tất tốt không những bảo vệ đôi chân tốt hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm. Bởi đôi tất tốt sẽ giúp bạn sử dụng lâu dài hơn.
  • Hút ẩm tốt: Một đôi tất hút ẩm tốt sẽ giúp chân bạn luôn khô ráo và tránh được tình trạng phòng rộp. Một số chất liệu tất bạn nên lựa chọn gồm acrylic, polypropylene hoặc vải CoolMax.

Cách xử lý vết phồng rộp ở chân

Thoát nước ở vết phồng

Vết phồng thật ra là một trong những cơ chế chống nhiễm trùng của cơ thể, bảo vệ lớp da non nằm bên dưới lớp sừng. Cắt bỏ phần da của vết phồng bạn vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng. Thật ra, các vết phồng thường sẽ tự xẹp trong vài ngày và chất lỏng bên trong cũng rút ra bớt trong quá trình sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách rút bớt nước ra một cách chủ động.

Để thực hiện, bạn khử trùng sạch sẽ một cây kim bằng cồn và đâm nhẹ vào vết phồng. Lượng nước bên trong tạo nên một áp lực nên chất lỏng sẽ tự thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Nếu không, bạn có thể ấn nhẹ sau khi đâm để chất lỏng chảy ra từ từ.

Bôi thuốc mỡ kháng sinh

Nếu vết phồng không lớn và gần như phẳng, bạn có thể bôi thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn lên vết phồng và dán băng keo cá nhân lên. Thay băng mỗi ngày trong vòng 3 − 5 ngày. Nếu vùng da có dấu hiệu bất thường như sưng, đỏ hoặc nổi mẩn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn vì đó là những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Làm dịu vết phồng

Ngoài việc dùng kem bôi, bạn cũng có thể đắp túi trà ấm lên vết phồng để làm dịu cơn đau. Da phồng đi kèm với cảm giác bỏng rát và các chất kháng khuẩn tự nhiên trong túi trà là những công cụ chính để chống lại cảm giác này. Bạn cũng có thể bẻ đôi viên vitamin E ra và bôi khắp vùng bị phồng để tăng hiệu quả làm dịu vết phồng.

Túi trà ấm

Để da thông thoáng

Nhiều chuyên gia cho biết vết phồng sẽ mau lành hơn nếu để hở trong môi trường sạch và thoáng khí. Tức là bạn nên tháo băng khi về nhà và sinh hoạt bình thường, điều này tránh da bị ẩm và sinh nhiệt, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên bôi thuốc để hạn chế tối đa nhiễm trùng.

Nhìn chung, bản chất các vết phồng không có hại, nhưng sẽ gây những hạn chế nhất định trong sinh hoạt và tập luyện, cũng như gây ra nhiễm trùng nếu không có những biện pháp xử lý đúng và kịp thời. Chạy bộ hay đi bộ đều là những bộ môn tập luyện tốt cho sức khỏe và tăng nhịp tim.

Nguồn tham khảo

Blistering of the legs due to walking and how to prevent it https://www.verywellfit.com/blisters-begone-seven-strategies-to-prevent-blisters-3432491 Ngày cập nhật 27/10/2020

How Runners Can Prevent and Treat Foot Blisters https://www.verywellfit.com/how-to-prevent-and-treat-foot-blisters-when-running-2911045 Ngày truy cập: 27/10/2020