7 cách khắc phục tình trạng chuột rút tại nhà

7 cách khắc phục tình trạng chuột rút tại nhà

Chuột rút là tình trạng căng cơ mà rất nhiều người mắc phải. Chúng có thể gây ra cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu về chuột rút và những phương pháp đơn giản để xử lý tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.

Đã bao giờ sau khi chạy bộ hoặc trong một cơn ngủ say bạn gặp phải cơn co rút ở bắp chân gây đau đớn bất ngờ? Tình trạng căng cơ này được gọi là chuột rút và chúng hoàn toàn có thể được giải quyết bằng những phương pháp đơn giản tại nhà đấy nhé.

Chuột rút là gì?

Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ là tình trạng có thể xảy ra sau khi tập thể dục cường độ cao hoặc trong đêm khuya khi bạn đang ngủ ngủ. Tình trạng này thường biểu hiện bằng việc một cơ bắp, ví dụ như bắp chân, bị co và căng cơ lại mà không báo trước khiến bạn cảm thấy đau và mệt mỏi. Đó là những cơn chuột rút cơ. Madhuri Kale, một nhà trị liệu vật lý tại Bệnh viện Brigham tại Boston cho biết tình trạng này xảy ra là do sự co thắt không kiểm soát của một cơ hoặc một phần cơ, khiến nó bị căng và gây đau.

 

chuột rút là gì

Chuột rút là tình trạng co cơ gây đau đớn rất thường gặp 

Đôi khi chúng còn được gọi là chuột rút charley, chuột rút cơ thường xảy ra ở các cơ xương lớn hơn, chẳng hạn như ở chân và được phân loại là do không tập thể dục hoặc liên quan đến tập thể dục. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là tạm thời và có thể được xoa dịu bằng cách tự chăm sóc tại nhà.

Nguyên nhân gây ra chuột rút

 

Nguyên nhân gây chuột rút

Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi

Nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần gây ra tình trạng chuột rút cơ, bao gồm cả việc bắt đầu một chế độ tập luyện cường độ cao mà không khởi động hoặc kéo căng và sau đó sử dụng cơ hơi quá sức. Mark A. W. Andrews, giám đốc tại Đại học Y học Xương khớp Lake Erie ở Greensburg, Pennsylvania cho biết, chuột rút cơ liên quan đến tập thể dục phổ biến hơn chuột rút không liên quan đến tập thể dục.

Tuy nhiên, nếu thiếu sử dụng cơ bắp và giảm khối lượng cơ lâu dài có thể dẫn đến hậu quả là bất kỳ căng thẳng nào đặt lên cơ đều có nhiều khả năng dẫn đến chuột rút cơ. Do đó, khi con người già đi, chức năng cơ và thần kinh suy giảm, chuột rút bao gồm cả những trường hợp không liên quan đến tập thể dục có thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Mất nước cũng có thể làm tăng nguy cơ chuột rút. Bên cạnh đó, một số bệnh như tiểu đường và các vấn đề về tuyến giáp, cũng như thiếu hụt các khoáng chất như kali, magiê hoặc canxi cũng có thể làm tăng khả năng bị chuột rút cơ bắp.

Có bắt buộc phải đi thăm khám khi bị chuột rút?

Chuột rút thông thường không cần phải đi khám hoặc chăm sóc y tế. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên đi kiểm tra nếu bạn thường xuyên bị chuột rút nghiêm trọng hoặc đau đớn. Thoạt đầu có vẻ giống như chuột rút bình thường, tuy nhiên chúng có thể là một tình trạng bệnh lý gì đó khác, chẳng hạn như một tình trạng gọi là loạn trương lực cơ, được đặc trưng bởi các cơn co thắt cơ không tự chủ thường xuyên và kéo dài hơn.

 

Có cần thăm khám khi bị chuột rút?

Bạn nên đi kiểm tra nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên với tần suất dày đặc

Các tình trạng khác như bệnh động mạch ngoại vi – đặc trưng bởi sự thu hẹp các động mạch ngoại vi, bao gồm cả ở chân và tay – có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra chuột rút. Dùng một số loại thuốc, bao gồm statin, thuốc lợi tiểu và thuốc tránh thai, cũng có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút cơ.

Cách xử lý tình trạng chuột rút tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tình trạng chuột rút tại nhà 

1. Kéo căng cơ

Đối với hầu hết những người thỉnh thoảng bị chuột rút cơ, cơn đau nhất thời có thể được xoa dịu tại nhà. Đừng cố gắng vận động khiến tình trạng chuột rút nghiêm trọng hơn. Chuyên gia đã khuyên rằng bạn nên “ngừng sử dụng cơ bắp đó, hãy để nó thư giãn và kéo nó ra”.

Nếu bắp chân của bạn bị chuột rút, hãy thử động tác kéo giãn của người chạy. Bạn cần kéo căng bắp chân bằng cách hướng các ngón chân lên về phía mình. Trong khi đứng, đặt phần trước của bàn chân vào tường hoặc đặt chân lên một bậc và thả gót chân xuống. Chuyên gia giải thích rằng  bạn nên giữ động tác kéo căng mà bạn có thể chịu đựng trong 30 giây hoặc hơn để giảm bớt sự siết chặt của cơ.

2. Xoa bóp cơ nhẹ nhàng

Một điều khác bạn có thể làm ngay lập tức nếu bị chuột rút đó chính là xoa bóp cơ nhẹ nhàng. Việc mát xa sẽ làm tăng lưu lượng máu đến khu vực. Việc này là tất cả những gì cần thiết để giúp giảm bớt cơ bắp bị siết chặt của bạn.

Bạn cũng có thể xoa mạnh tay hơn và sâu vào vùng bị ảnh hưởng, càng nhiều càng tốt và làm điều đó trong tối đa vài phút. Hãy đảm bảo xoa bóp cơ theo cách thoải mái nhất vì nếu bạn xoa bóp mạnh tay có thể tình trạng chuột rút sẽ càng tệ hơn.

3. Chườm nóng

Tiến sĩ David Kiefer, phó giáo sư lâm sàng về y học gia đình tại Đại học Wisconsin tại Mỹ, cho biết cùng với xoa bóp, chườm nóng lên vùng cơ bị co cứng là một cách khác để đưa máu giàu chất dinh dưỡng đến khu vực đó.

Lưu lượng máu sẽ tăng lên nhờ chườm một miếng đệm ấm vào cơ cũng giúp “rửa sạch” các sản phẩm phụ của quá trình co cơ. Điển hình khi cơ co lại, đặc biệt là khi co thắt hoặc chuột rút, nó tạo ra các chất hóa học như bradykinin, ion H + và axít lactic, gây ra đau đớn. Khi nhiệt được áp dụng vào chỗ đau hoặc cơ bị đau, nó sẽ làm cho các mạch máu giãn ra hoặc mở rộng. Điều này làm tăng lưu lượng máu, giúp vận chuyển các chất này ra khỏi cơ bị ảnh hưởng.

4. Chườm lạnh

Chườm nóng thường được sử dụng khi bạn đang cố gắng giảm bớt tình trạng chuột rút cơ bắp. Tuy nhiên, đối với những cơn đau dai dẳng sau cơn chuột rút, nước đá cũng có thể giúp làm dịu chứng viêm và làm dịu cơn đau cơ. Bạn chỉ cần đảm bảo bọc đá – hoặc túi đá – trong một miếng vải để bạn không chườm trực tiếp lên da và chườm nhẹ đến khi cơn đau giảm dần.

5. Bổ sung nước

Việc uống nước có thể không giúp giảm cơn chuột rút ngay lập tức trong thời điểm này. Nhưng uống nhiều nước và đồ uống có chất điện giải, bao gồm kali, canxi, magiê và muối nên là một phần thói quen của bạn và chúng có thể giúp giảm chuột rút. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo rằng mình đang uống một loại đồ uống thể thao để tìm kiếm các lựa chọn ít đường.

 

cach uống nước giảm cân

 

Mất nước có thể làm tăng khả năng bị chuột rút, ngay cả khi bạn không tập luyện. Ví dụ như nếu bạn không uống bất cứ thứ gì trước khi đi ngủ, bạn có nhiều khả năng thức dậy với một cơn chuột rút ở vùng bắp chân. Vì vậy, mọi người nên nghĩ đến việc duy trì bổ sung đủ nước để giúp các cơ hoạt động tốt hơn (để chúng ít bị chuột rút hơn).

6. Bổ sung các thực phẩm chức năng

Ngoài một chế độ ăn uống đầy đủ, trong một số trường hợp mọi người thiếu chất dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ chuột rút, các chất bổ sung có thể được khuyên dùng. Chẳng hạn, có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin B-complex có thể giúp giảm chuột rút. Tương tự như vậy, đối với một số người không hấp thụ đủ canxi hoặc magiê thường bị chuột rút cơ bắp, bác sĩ có thể kê thêm để đảm bảo bổ sung canxi-magiê kết hợp ít nhất là tạm thời.

Bạn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin D vì vitamin này giúp hấp thụ canxi và magiê. Bạn cần phải kết hợp chúng cùng nhau để có thể cải thiện một số tình trạng co thắt cơ và chuột rút.

7. Bổ sung quinine

Là một chiết xuất từ vỏ cây, quinine đôi khi được sử dụng để điều trị chuột rút cơ. Chúng là phương thuốc cổ điển không kê đơn dành cho mọi người đó là những loại nước điện giải có quinine. Nhưng bạn cũng có thể mua quinine ở dạng bổ sung hoặc viên nang. Quinine với liều lượng cao hơn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt như một loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh sốt rét, chứ không phải là phương thuốc thường khuyên dùng để điều trị tình trạng này.

Các chuyên gia cho biết do nguy cơ tác dụng phụ, loại thuốc mạnh – và thậm chí là các phiên bản ít mạnh hơn của nó nên là biện pháp cuối cùng để điều trị chứng chuột rút cơ bắp suy nhược và tránh dùng trong thời kỳ mang thai. FDA đã đưa ra nhiều cảnh báo khuyến cáo không nên kê đơn thuốc không nhãn mác chứa quinine cho chứng này ở chân do các tác dụng phụ có thể đe dọa tính mạng, bao gồm chảy máu và tổn thương thận.

Một số thực phẩm có thể cải thiện tình trạng chuột rút

Trà và tinh dầu hoa cúc

Hoa cúc là một loại thảo mộc cổ xưa được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả chứng co thắt cơ. Nó chứa 36 flavonoid, là những hợp chất có đặc tính chống viêm. Bạn có thể xoa bóp tinh dầu hoa cúc lên các cơ bị tình trạng này để giảm co thắt. Trà hoa cúc cũng có thể giúp thư giãn các cơ bị đau.

 

trà hoa cúc

Magiê

Magiê rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, vì nó duy trì chức năng cơ và thần kinh bình thường. Mặc dù hiếm gặp nhưng các triệu chứng ban đầu ở những người thiếu khoáng chất này bao gồm đau cơ và chuột rút. Khoáng chất này chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như chuối, hạnh nhân, các loại đậu và gạo lứt. Chúng cũng có sẵn như một loại thực phẩm chức năng bổ sung được bày bán rộng rãi.

Để tìm hiểu thêm về magiê, bạn hãy đọc thêm bài Magiê có lợi ích như thế nào đối với sức khỏe? của LEEP.APP nhé.

Vitamin D

Những người thường xuyên bị đau hoặc co thắt cơ và chuột rút có thể tình trạng thiếu vitamin D. Loại vitamin này có nhiều dạng, bao gồm chất lỏng, viên nén và viên nang như thực phẩm chức năng. Bạn cũng có thể hấp thụ chúng trong các loại thực phẩm như trứng, cá và sữa. Ngoài ra, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời buổi sớm cũng là một cácg để hấp thụ được vitamin D.

Nhìn chung, những cách đơn giản nhất để giảm thiểu tình trạng đau đớn này đó là để thư giãn cơ bắp của bạn nghỉ ngơi. Bạn cần đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và cố gắng không làm việc quá sức đối với cơ bị ảnh hưởng. Bạn cũng có thể sử dụng miếng đệm nhiệt hoặc túi đá trên cơ có thể giúp giảm đau tức thì. Đôi khi co thắt cơ là do cơ bị kích thích quá mức và nước đá có thể giúp làm dịu quá trình truyền xung động từ não đến cơ hoạt động quá mức. Bạn cũng nên thường xuyên tập luyện để tăng sự dẻo dai và chống chịu của cơ thể với các vấn đề căng thẳng để giảm thiểu chuột rút.

Nếu còn băn khoăn chưa biết tập luyện thế nào, bạn đừng ngần ngại tải ngay LEEP.APP về máy. LEEP.APP là một nền tảng kỹ thuật số thông minh giúp bạn kết nối với các huấn luyện viên cá nhân chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn lên một lộ trình tập luyện phù hợp với mục tiêu và sở thích của bạn nhất. Ngoài ra, huấn luyện viên cá nhân còn theo dõi chế độ dinh dưỡng của bạn để đưa ra lời khuyên hữu ích, bạn vừa có thể ăn ngon lại vừa giảm cân. Hãy trải nghiệm LEEP.APP ngay bạn nhé.

Nguồn tham khảo

7 Home Remedies for Muscle Cramps. https://health.usnews.com/health-care/patient-advice/slideshows/home-remedies-for-muscle-cramps?slide=12 Ngày truy câp 4/3/2021

The 7 Best Natural Muscle Relaxers. https://www.healthline.com/health/pain-relief/best-natural-muscle-relaxers#rest Ngày truy câp 4/3/2021