Hướng dẫn xử lý đau cổ tay khi tập thể hình trong tích tắc
Đau cổ tay khi tập thể hình, đặc biệt là khi nâng tạ, tập plank, chống đẩy, có thể không còn là trường hợp xa lạ với bạn. Dù vậy, làm thế nào để nhận biết kịp thời và xử lý đúng cách thì có thể 90% các bạn chưa biết đấy!
Khi trượt, theo phản xạ, bạn sẽ dùng tay để đỡ. Hành động này có khả năng kéo căng dây chằng kết nối giữa xương cổ tay và xương bàn tay. Kết quả là sẽ xuất hiện những vết rạn nứt ở các cơ, thậm chí tệ hơn là đứt hoàn toàn dây chằng. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng đau cổ tay của mình và xử lý kịp thời? Hãy cùng LEEP.APP tìm câu trả lời nhé.
Nguyên nhân bạn đau cổ tay khi tập thể hình
Theo Paul Mostoff – Trưởng khoa vật lý trị liệu ở New York, đau cổ tay khi tập thể hình có thể là do định vị cổ tay không đúng, cấu trúc cổ tay bị yếu và quá tải hoặc bị lạm dụng quá mức. Các gân của cổ tay có thể trở nên nóng, đau, viêm, sưng và thoái hóa.
Nếu không chú ý đến cổ tay bị đau, bạn có thể biến tình trạng đau cấp tính đơn giản trở nên nghiêm trọng và mãn tính hơn. Trong đó, thực hiện một bài tập cơ bản như chống đẩy sẽ giữ cổ tay ở vị trí mở rộng trong khi phải đỡ cả trọng lượng cơ thể. Điều này sẽ làm tăng áp lực qua ống cổ tay và khớp tay.
Đau cổ tay khi chống đẩy quá nhiều
Các động tác khác có thể dẫn đến đau cổ tay bao gồm giàn tạ không ép, squat với nắm thanh tạ và tập với hình thức kém. Đau cổ tay khi tập thể hình cũng có thể liên quan đến sức mạnh hoặc khả năng vận động ở một nơi khác như vai.
Cổ tay và cẳng tay có thể bị lạm dụng nhiều hơn trong quá trình tập luyện. Vì khớp vai thiếu khả năng vận động. Do đó, cơ cánh tay phải bù lại.
Dấu hiệu nhận biết đau cổ tay do tập thể hình
Các triệu chứng của bong gân cổ tay:
- Đau
- Sưng
- Đau và ấm xung quanh vết thương
- Trật hoặc rách ở cổ tay
- Bầm tím
- Không chuyển động được
- Yếu hơn
Đau cổ tay khi tập thể hình được chia thành 3 mức độ:
- Đau với tổn thương nhẹ ở dây chằng
- Đau, tổn thương nặng hơn ở dây chằng, cảm thấy khớp lỏng lẻo và mất một số chức năng
- Đau, dây chằng bị rách và khớp lỏng mất chức năng ở mức độ nghiêm trọng
Bạn nên làm gì khi chấn thương cổ tay?
Tin tốt là nếu bạn bị đau cổ tay mức độ nhẹ đến vừa thì chỉ cần thời gian để nó tự chữa lành. Để tăng tốc độ chữa lành đau cổ tay khi tập thể hình, bạn có thể:
- Để cổ tay nghỉ ngơi trong ít nhất 48 tiếng
- Chườm đá vào cổ tay để giảm đau và sưng. Làm điều đó trong 20 – 30 phút cách nhau 3 – 4 tiếng và trong 2 – 3 ngày hoặc cho đến khi hết đau
Chườm đá lên cổ tay bị đau
- Băng cổ tay
- Đặt cao cổ tay lên tim, lên gối để thả lỏng, tránh tác động mạnh
- Uống thuốc giảm đau chống viêm: Các thuốc chống viêm không chứa steriod (NSAIDs) như Advil, aleve hoặc Motrin, sẽ giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ như tăng nguy cơ chảy máu và loét. Các loại thuốc này chỉ nên được sử dụng khi bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng nẹp để giữ cổ tay của bạn bất động. Điều này chỉ nên trong thời gian ngắn cho đến khi bạn gặp bác sĩ. Sau đó, người tập nên làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng nẹp hay không. Sử dụng nẹp quá lâu cũng có thể dẫn đến cứng hoặc yếu cơ hơn trong một số trường hợp.
Nẹp cổ tay bị thương
- Thực hiện các động tác kéo giãn và dùng sức nếu bác sĩ khuyên bạn điều đó. Tốt nhất là bạn nên gặp một bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn một lộ trình cụ thể cho tình trạng của mình.
Mức độ nghiêm trọng nhất của cổ tay, ví dụ như đứt dây chằng, có thể phải phẫu thuật để chữa trị. Đau cổ tay rất khó để ngăn chặn vì thường xảy ra do tai nạn. Ngay cả vận động viên được đào tạo tốt nhất cũng có thể bị đau cổ tay.
Dù vậy, bạn vẫn nên tập luyện chính xác và an toàn từng động tác. Người tập có thể sử dụng bảo vệ cổ tay hoặc băng để tránh bị trượt và chấn thương cổ tay. Ngoài ra, đau cổ tay không chỉ xảy ra khi tập thể hình mà còn xảy ra đau cổ tay khi tập yoga.
Tập thể hình chính xác và an toàn cùng LEEP.APP
Để tránh những chấn thương như đau cổ tay khi tập thể hình, bạn nên tập luyện cùng huấn luyện viên chuyên nghiệp. Huấn luyện viên sẽ là người chỉ cho bạn cách tập sao cho chính xác và an toàn để giảm tối đa khả năng bị chấn thương.
Thế nhưng, bạn thấy việc tìm huấn luyện viên phù hợp với nhu cầu quá khó hay thời gian biểu quá gò bó khiến bạn không có thời gian đến phòng tập. Vậy LEEP.APP sinh ra là dành cho bạn, giải quyết hết những vấn đề đau đầu nói trên. Chỉ cần một nút chạm, bạn đã có huấn luyện viên theo nhu cầu, thỏa mái tập luyện mọi lúc mọi nơi.
Nguồn tham khảo
Wrist pain https://www.webmd.com/fitness-exercise/wrist-sprain#2 Ngày truy cập: 5/3/2020
Why planks and pushups are killing your wrist and what to do about it https://www.health.com/fitness/wrist-pain-exercises Ngày truy cập: 5/3/2020